Bạn đọc Danlambao - Bộ quốc phòng Nga vừa cho biết, trong năm 2014, không quân nước này đã sử dụng căn cứ Cam Ranh của Việt Nam để hỗ trợ cho các máy bay chiến đấu tầm xa Nga vươn tới khu vực Biển Đông.
Loại máy bay tiếp dầu IL-78 được nói đã có màn hạ cánh đầu tiên xuống sân bay quân sự Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa.
IL-78 có nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu Tu-95MS thực hiện các phi vụ tầm xa.
IL-78 có nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu Tu-95MS thực hiện các phi vụ tầm xa.
“Năm 2014, lần đầu tiên căn cứ Cam Ranh của Việt Nam được dùng làm nơi hạ cánh cho IL-78, máy bay tiếp dầu cho các phi cơ Tu-95MS”, bộ quốc phòng Nga nói
Nhà cầm quyền CSVN khi ấy đã không hề đả động gì về thông tin này. Phải đến đầu năm 2015, qua thông cáo của bộ quốc phòng Nga thì người dân mới biết về phi vụ hạ cánh lần đầu tiên kể từ năm 2002, sau khi Nga rút khỏi Cam Ranh.
Lo sợ trước các phản ứng của Trung Cộng dường như là nguyên nhân chính khiến nhà cầm quyền CSVN muốn giữ kín các hoạt động hợp tác quân sự với Nga tại Cam Ranh.
Dù vậy, việc hợp tác quân sự với Nga cũng không mang lại nhiều lợi ích đáng kể đối với CSVN. Nước Nga của Putin đang rơi vào tịnh trạng suy thoái nghiêm trọng nhất sau khi giá dầu thô sụt giảm và các lệnh trừng phạt của Mỹ và liên minh Châu Âu.
Theo các tuyên bố giữa quan chức hai nước, quân đội Nga 'có quyền ưu tiên' sử dụng căn cứ Cam Ranh.
Sau năm 1975, CSVN cho phép hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô sử dụng Cam Ranh làm căn cứ. Sau đó, nơi đây cũng được dùng để thám thính và theo dõi các hoạt động của quân đội Trung Cộng.
Năm 2002, toàn bộ nhân viên và chiến cụ Nga rút về nước sau khi từ chối trả khoản tiền 200 triệu đô-la/năm chi phí thuê cảng do phía CSVN yêu cầu.