Cầu Nhật Tân - Mới đây, Hà Nội tăng ghế Phó Chủ tịch lên số 7, địa phương có ghế Phó đông nhất trong cả nước. Sau đó, đồng chí Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội được giao làm Phó Chủ tịch thường trực. Chuẩn bị cho ĐH 12 của Đảng, Đảng bộ Hà Nội có lực lượng hậu bị hùng hậu hơn bao giờ hết. Trong 7 Phó Chủ tịch, ít nhất 3 Phó có cơ rất mạnh để cơ cấu vào Trung ương khóa tới, trong đó có 1 đồng chí cùng quê với Bí thư Thành ủy, do Bộ Chính trị luân chuyển về Hà Nội. Ngoài ra, một đồng chí thường vụ thành ủy, tuổi còn trẻ, cũng được xếp vào diện cơ cấu Trung ương khóa tới.
Cách đây ít hôm, Bộ Công an đã đột ngột bắt giam Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt gần 400 tỉ.
Vấn đề ở chỗ, góp phần vào thành công của thương vụ lừa đảo mà Đại biểu QH đoàn Hà Nội đã thực hiện là hàng chục quyết định “tạo điều kiện” của UBND TP Hà Nội, của các cơ quan liên quan. Việc lừa đảo này diễn ra không phải một chốc một lát mà trong thời gian dài gần chục năm trời thuộc nhiệm kỳ của đồng chí Bí thư Thành ủy đương chức. Nhiều đơn tố cáo vị ĐB Quốc hội lừa đảo đã được gửi tới các cơ quan chức năng của Hà Nội từ gần chục năm qua nhưng tại sao vẫn án binh bất động, đặc biệt là Công an Hà Nội.
Ngay tại phường Phú Thượng, dự án nhà 425 An Dương Vương mà vị Đại biểu QH vẽ ra và dựng xong phần móng trên hơn 1 hecta đất nông nghiệp (dự án chui, xây dựng không phép) đã diễn ra với sự “nhắm mắt” của chính quyền từ cấp phường tới thành phố và ngang nhiên tồn tại gần chục năm qua mà không hề bị xử lý. Sau khi vị Đại biểu QH bị bắt, Hà Nội lại cực nhanh trong việc quy trách nhiệm cho các cơ quan cấp sở, quận. Tuy nhiên, công luận đang đặt ra câu hỏi rất lớn về vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội.
Quá trình điều tra, khám xét cho thấy tài sản thu được từ ĐB Quốc hội Châu Thị Thu Nga là không đáng kể. Vậy số tiền gần 400 tỉ đã bốc hơi đi đâu, chui vào túi quan chức nào, chắc chắn sẽ là chủ đề thu hút sự quan tâm của công luận.
Mới đây, Bộ Công an đã sắp xếp lại theo hướng tập trung quyền lực. Trước đây, chức năng an ninh điều tra và cảnh sát điều tra bị xé lẻ theo hướng tản quyền và giao về một số tổng cục. Nay, các chức năng trên được tập trung lại ở hai tổng cục vừa thành lập là Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát. Mức độ tập quyền càng cao với chế độ chính ủy công an mới được thiết lập như trong quân đội
Cơ cấu theo hướng tản quyền, một bàn tay vô hình nào đó khó có thể thâu tóm hết quyền lực. Chính vì điều này mà dù Bầu Kiên tự tin là đã chơi với hết các sếp cỡ tổng cục trở lên nhưng vẫn bị một cơ quan nhỏ cấp dưới có chức năng điều tra tóm gọn. Với cơ chế tập quyền cao và chế độ chính ủy công an, khả năng đánh kiểu “dùi nhỏ chọc sâu” như vậy là không thể. Vấn đề là bàn tay nào sẽ thâu tóm quyền lực tập trung cao độ kiểu này.
Người ta đồn đoán, ngoài chuyên án trên liên quan tới Hà Nội, thời gian tới sẽ có một số chuyên án lớn khác được tung ra.
Cầu Nhật Tân