Người Quan Sát (Danlambao) - Kể từ sau thành tích “cướp chính quyền” từ Cách mạng tháng Tám 1945, Cộng sản Việt Nam đã hủy hoại gần hết các đức tính tốt đẹp của người Việt Nam ở miền Bắc. Chủ trương xây dựng con người mới Xã hội Chủ nghĩa, cùng với hệ thống giáo dục tẩy não, nhồi sọ đã khiến văn hóa miền Bắc bị tàn phá. Các lễ hội cổ xúy bạo lực lên ngôi, tôn giáo bị lợi dụng để khiến con người mê muội… Tất cả những điều đó thể hiện rất rõ qua những ngày Tết âm lịch Ất Mùi.
1. Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh:
(Nguồn : Internet)
Nhiều người vui vẻ nhúng tiền vào máu lợn với hy vọng cầu may:
(Nguồn : Internet)
2. Lễ hội Cầu Trâu (xã Hương Nham, Tam Nông, Phú Thọ):
12 thanh niên trai tráng được chọn, sẽ thay nhau cầm búa đập vào đầu con trâu còn sống, được cột chặt ở sân, cho đến khi nó chết. Đám đông xung quanh reo hò phấn khích và cho rằng mỗi khi bị đánh đau, nếu con trâu quay về hướng nào thì nơi đó sẽ gặp may mắn.
3. Lễ hội cướp phết (Tam Nông, Phú Thọ) : Hàng ngàn thanh niên sẵn sang ẩu đả với nhau để tranh cướp một quả phết với hy vọng lấy may. (Nguồn: VNExpress)
4. Cướp ấn đền Trần (Nam Định)
Những lễ hội dã man ấy còn tồn tại được đến nay bởi lãnh đạo Cộng sản cho rằng đó là truyền thống cần phải giữ lấy, là văn hóa.
Theo TS Trần Đức Anh Sơn: “những ứng xử kém văn hóa, lệch lạc, những hành vi côn đồ diễn ra trong nhiều lễ hội ở ngoài Bắc thời gian qua là hệ quả của chính sách đối với văn hóa dân tộc mà chính quyền đã áp dụng trong suốt mấy chục năm qua. Những lễ hội truyền thống có lịch sử cả ngàn năm đã từng bị chính quyền miền Bắc trước đây “nhốt chung” vào cái “rọ” hũ tục phong kiến nên bị cấm đoán, thậm chí bị bài trừ triệt để và thay thế bằng một thứ văn hóa ngoại lai mang đậm màu sắc ý thức hệ. Do vậy mà mạch nguồn văn hóa truyền thống đã bị đứt gãy trong suốt mấy chục năm. Những thế hệ tiền bối không có cơ hội trao truyền tinh hoa văn hóa của cha ông cho hậu bối. Còn các lớp hậu bối thì không biết rõ mục đích, ý nghĩa, giá trị thực sự của lễ hội, của văn hóa truyền thống vì họ không còn cơ hội để tiếp nhận, tham gia và thực hành lễ hội.
Thế rồi, khi chính quyền cho phép những lễ hội này “sống lại” thì những thế hệ am tường gốc tích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội truyền thống hầu như đã vắng bóng. Thay vào đó là một lớp hậu sinh vừa thiếu hiểu biết về lễ hội, về văn hóa truyền thống của làng, của nước; lại vừa “tinh nhạy” với những “lợi lộc” mà lễ hội có thể mang lại, nên đã phục hồi lễ hội một cách ồ ạt và hăng hái sáng tạo, bày vẽ thêm những cái mới để trục lợi khiến cho lễ hội bị biến tướng, lệch lạc. Đã thế nhiều vị lãnh đạo các cấp lại “xênh xang áo mão” tham gia, cổ xuý cho những lễ hội biến tướng, lệch lạc ấy nên sự thể càng ngày càng bi đát." (*)
Tội ác của Cộng sản đối với dân tộc này ngày một dày hơn.
___________________________________