Thế nào là “ném hạt cát xuống bể”? - Dân Làm Báo

Thế nào là “ném hạt cát xuống bể”?

Le Nguyen (Danlambao) - Tuyên giáo cộng sản có thay đổi, có “tiến bộ” về chiến thuật tuyên truyền khá rõ rệt nhưng bản chất vẫn không có gì tiến bộ, nghĩa là vẫn xuyên tạc, phỉ báng, mạ lỵ bất cứ ai nói khác ý đảng theo cách mánh khóe, gian manh hơn. Chính xác là trước kia những ai nói lên sư thật, bóc trần lớp hào quang giả tạo của bác đảng đều bị gán cho là phản động lưu vong, thế lực thù địch, cấu kết với lưu vong nước ngoài lợi dụng quyền tự do dân chủ nói xấu lãnh đạo, chống phá đảng, nhà nước. Ngày nay những luận điệu quen thuộc đó, không còn tác dụng trong công tác tuyên truyền bởi những người vạch trần tội ác, dối trá không chỉ có những người ngoài đảng mà có cả những người “có công”, những gia đình gọi là “có truyền thống” cách mạng(?)

Thế cho nên để đối phó với làn sóng tố cáo, vạch trần bộ mặt nham nhở của cộng sản ngày càng lan rộng vang xa nên bộ phận tuyên giáo CSVN đã biết phân chia ra từng loại đối tượng và nghiên cứu lý luận “phản biện” theo bài bản để phản bác cho có vẻ khách quan, hợp lý hợp tình nhằm dẫn dắt, định hướng số đông đứng bên lề, non nớt chưa trải nghiệm với mưu ma chước quỷ của gian manh cộng sản.

Những thay đổi có thể gọi là tiến bộ này, không khó để nhận ra, là với dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sống rải rác khắp nơi trên thế giới, chống cộng triệt để không khoan nhượng thì chúng gọi là bọn phản động lưu vong chống đảng, chế độ cộng sản do mặc cảm bại trận và mang lòng thù hận chế độ muốn trả thù. Riêng những người ngoài đảng, những người có nguồn gốc cộng sản nói ra sự thật phi nhân tính, ghê tởm trong nội bộ đảng cộng sản thì chúng bảo là bất mãn, là thiếu thông tin hiểu lệch lạc, hiểu không đúng hoặc là vì tiền, nhận tiền của bọn “cờ vàng” lưu vong nước ngoài nói xấu đảng, nhà nước! 

Xa hơn nữa là với những người cộng sản “nòi” có uy tín, có nguồn gốc đỏ từ đầu tới đít, tiếng nói của họ có tầm ảnh hưởng không nhỏ với cán bộ, đảng viên cộng sản, khi thành phần này quyết liệt lên tiếng mạnh mẽ, vạch trần tội ác lẫn tố cáo chủ trương, đường lối sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng của đảng cộng sản thì chúng có cách đối phó “mềm hơn” nhằm giải giới và vô hiệu hóa những tiếng nói phản kháng từ bên trong này. 

Hiện nay với phương tiện thông tin hiện đại phơi bày sự thật trần truồng về đảng, chế độ nên CSVN không thể ám sát, thủ tiêu hoặc vu cáo, ngụy tạo chứng cứ buộc tội tùy tiện cho những người đảng viên lẫn không đảng viên thuộc các gia đình có “truyền thống cách mạng”, có bề dày cống hiến cho đảng, chế độ như trước kia nên tuyên giáo đã sáng chế ra một số lý luận cơ bản để trang bị cho dư luận viên, báo nô, văn nô bồi bút nhằm thuyết phục dụ dỗ mua chuộc, đe dọa lẫn vô hiệu hóa các tiếng nói chống đảng dứt khoát từ bên trong nội bộ đảng.

Điển hình của các loại lập luận có mục đích thuyết phục, khuyến dụ, răn đe, hù dọa lẫn mạ lỵ là đoạn văn của những tên mù đảng viết cho giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cống - người đã có những bài viết phê phán đảng, chế độ và lý thuyết hoang tưởng cộng sản khá mạnh mẽ như sau:

“...Thầy là một trí thức tuổi đã cao. Thầy nên theo như những đồng nghiệp khác chỉ hoạt động khoa học và xã hội. Về chính trị hãy để cho những người khác lo. 

Thầy có uy tín với nhiều bạn trẻ. Những ý kiến mang “tính phản động” của thầy sẽ có tác dụng xấu đến tư tưởng các bạn ấy. Trước nhiều tệ nạn của đất nước trong đó có nguy cơ từ Trung cộng, cần củng cố khối đại đoàn kết toàn Đảng toàn dân, việc làm của thầy liệu có ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết đó. 

Thầy, nếu có năng lực thì nên nghiên cứu những biện pháp hữu ích đóng góp cho Đảng hơn là việc vạch ra những sai lầm rồi để đó. Mà rồi những ý kiến của thầy chỉ như ném hạt cát xuống bể, chẳng có tác dụng gì. Thật là dại dột khi làm một việc mà đã biết rõ là vô ích...”

Những đoạn văn có nội dung na ná như thế này, hiển thị rất phổ biến qua các còm trên các trang mạng lề dân trong thời gian gần đây và CSVN cũng biết là khó thuyết phục, không ngăn chận được những cá nhân già có, trẻ có ngừng nói lên sự thật cũng như bày tỏ thái độ, chính kiến rõ ràng, dứt khoát với đảng, chế độ gián tiếp có, trực tiếp có... thoát ra từ cái nôi của đảng như các bloggers ẩn danh lẫn công khai như Nguyễn Ngọc Già, Phan Châu Thành, Phạm Đoan Trang, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập...

Không khó để thấy nội dung đoản văn của những kẻ nặc danh gửi cho giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cống lẫn những lời còm trên các báo lề dân chỉ nhằm nhiễu loạn thông tin, dẫn dắt dư luận vào mục tiêu định hướng số đông chưa trải nghiệm gian trá cộng sản để “giải giới” ngòi bút, để phi chính trị hóa họ. Cụ thể khi viết cho ông giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cống chúng giả vờ lịch sự gọi thầy nhưng lại ngấm ngầm chê ông ngây thơ về mặt chính trị rằng:

“...Thầy là một trí thức tuổi đã cao. Thầy nên theo như những đồng nghiệp khác chỉ hoạt động khoa học và xã hội. Về chính trị hãy để cho những người khác lo...”

Đọc qua câu từ trên, không ai là không thấy ngôn ngữ gian manh cộng sản nhằm vô hiệu hóa ông Nguyễn Đình Cống qua các cụm chữ như “...Thầy tuổi đã cao... hoạt động khoa học và xã hội thôi... chính trị để người khác lo(?)...” và ý đồ giải giới lẫn ngăn chận ảnh hưởng của ông Nguyễn Đình Cống lên giới trẻ rất lộ liễu qua các cụm chữ kế tiếp, vừa tâm lý, vừa gài tội răn đe “...Thầy có uy tín... ý kiến của thầy sẽ có tác dụng xấu đến tư tưởng các bạn ấy... nhiều tệ nạn của đất nước.. có nguy cơ từ Trung cộng, cần củng cố khối đại đoàn kết... việc làm của thầy liệu có ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết đó (?)...” 

Ý đồ giải giới ngòi bút, vô hiệu hóa ông giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cống còn hiện rõ hơn nữa, qua lời kết của đoạn văn nhắm vào đối tượng có truyền thống đỏ từ đầu tới đít, đã dũng cảm lên tiếng chống lại tư tưởng phản động, phản lại xu thế tiến hóa của loài người văn minh với những cụm chữ tương đối nhẹ nhàng nhưng vẫn cố lồng vào trong đó những con chữ “láo cá” cộng sản như sau: 

“Thầy, nếu có năng lực thì nên nghiên cứu những biện pháp hữu ích đóng góp cho Đảng hơn là việc vạch ra những sai lầm rồi để đó... Những ý kiến của thầy chỉ như ném hạt cát xuống bể, chẳng có tác dụng gì. Thật là dại dột khi làm một việc mà đã biết rõ là vô ích...”

Đọc đoạn văn của những kẻ làm nhiệm vụ tuyên truyền gởi cho ông giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, dù đã được trang bị tài liệu lý luận từ những tay lý thuyết gia hàng đầu của tuyên giáo cộng sản, cẩn thận điều nghiên làm ra, phát tán nhằm phục vụ cho công tác định hướng dư luận để bạn đọc chưa trải nghiệm cộng sản hiểu lệch lạc, hiểu không đúng bản chất gian manh, dối trá, độc ác cộng sản để đảng chúng nó tiếp tục đè đầu cỡi cổ nhân dân. Thế nhưng với lý luận được điều nghiên kỹ lưỡng, tưởng là chặt chẽ nhưng chịu khó để ý đến nhiều sự việc đã, đang xảy ra, sẽ thấy tuyên giáo cộng sản để lộ ra nhiều yếu kém lẫn gian trá không thể che đậy.

Cụ thể là cụm chữ dối trá mà chúng đề nghị với ông Nguyễn Đình Cống là “...nếu có năng lực thì nên nghiên cứu những biện pháp hữu ích đóng góp cho đảng...” nhưng chúng lại lờ đi, làm như không biết đã có không biết bao nhiêu ý kiến đóng góp của những trí thức có lòng ở trong lẫn ngoài đảng giúp cho đảng tốt hơn, từ âm thầm đến công bố công khai gởi kiến nghị đến các cấp chính quyền, đến các cơ quan hữu trách và trên các phương tiện truyền thông. Tất cả đều không có phản hồi tích cực, tất cả đều là sự im lặng đáng sợ giống như chữ của tuyên giáo viết cho ông Nguyễn Đình Cống “ném hạt cát xuống bể” và hiện tại vẫn còn không ít người đóng góp ý kiến, đề nghị nhiều biện pháp giúp đảng tốt hơn nhưng không ăn thua gì cả, đảng vẫn ù lì làm như không nghe, không thấy!

Điển hình là đóng góp ý kiến bền bỉ, miệt mài của tác giả có bút hiệu Hoàng Kim thuần túy nghiên cứu khoa học về thực trạng ảm đạm, về mặt trái của nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam khác với lời ca ngợi của loa đài chính thống, có liên quan đến yếu kém năng lực lẫn chính sách xuất cảng của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam, Miền Bắc nắm độc quyền xuất cảng nông sản trong đó có mặt hàng chiến lược là gạo cứ xoay vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá, được giá thất mùa” gây thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân Việt Nam. 

Viết góp ý chỉ ra những bất cập về chính sách nông nghiệp của nhà nước Việt Nam còn có ông tiến sĩ Tô Văn Trường kiên trì thu thập tài liệu đưa ra những chứng cứ, số liệu cụ thể về phát triển nông nghiệp của các nước trong khu vực như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương... cùng nhiều nước ở châu lục khác để so sánh cũng như đưa ra sáng kiến lẫn đề nghị giải pháp khắc phục yếu kém trong chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam gởi lên các ông lãnh đạo trách nhiệm, đến các phương tiện truyền thông đăng tải dai dẳng năm này qua năm khác vẫn không thấy “đảng” quan tâm ý kiến của những người “ôn hòa”có lòng với dân với nước.

Không chỉ có các ông Hoàng Kim, Tô Văn Trường... quan tâm đến nông nghiệp Việt Nam, với những ý kiến đóng góp bài bản khoa học có chiều sâu tư tưởng về hoạch định chính sách nông nghiệp hiệu quả và cho dù những ý kiến đóng góp của các ông như “ném hạt cát xuống bể” nhưng các ông vẫn kiên trì, ôn tồn chăm chỉ gởi kiến nghị lên đảng, nhà nước. 

Trong số những cá nhân cần mẫn, vốc cả tâm huyết dâng kiến nghị lên đảng, nhà nước với “giấc mơ khá lãng mạn” là đảng sẽ sửa đổi, còn có ông nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ nhà giáo nhân dân, đại biểu quốc hội khóa X, XI, XII giữ nhiều chức vụ trong chính phủ, trong số đó có chức chủ tịch hội các ngành sinh học Việt Nam. Ông Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học có tầm nhìn xa với đề nghị nghiên cứu kỹ thuật sinh học, đặc chế sản phẩm sinh học, đưa vào sản xuất phục vụ nông nghiệp trong một đất nước gắn liền với 70% người dân là nông dân. 

Dù kỹ thuật sinh học không mới đối với thế giới đương đại nhưng mới với Việt Nam và rất cần thiết trong phát triển cho nước nông nghiệp như Việt Nam. Ngoài ra kỹ thuật sinh học không gây độc hại cũng như hạn chế tàn phá tài nguyên môi trường, nhất là giá thành sản phẩm sinh học thấp giúp ích rất nhiều cho việc làm thành giá thành sản phẩm thấp và cải thiện thu nhập lẫn nâng cao mức sống cho người nông dân, không cần phải hô hào tam nông, tam niếc chi cả!

Những đóng góp ý kiến nhiệt tình của các ông Hoàng Kim, Tô Văn Trường, Nguyễn Lân Dũng ai cũng biết chỉ có đảng không biết hay giả vờ không biết, không nghe, không làm và còn rất nhiều trí thức có tâm có tầm ở mọi lãnh vực ngành nghề khác nữa, mang nhiều thiện ý giúp đảng sửa chữa sai lầm để đảng lấy lại “niềm tin” của nhân dân như các ông giáo sư Tương Lai, giáo sư Chu Hảo, tiến sĩ Lê Đăng Doanh... giáo sư Nguyễn Đình Cống, tác giả báo lề dân Phan Châu Thành. Các ông này với thành tâm thiện ý, nhiệt tình đóng góp tài năng, trí tuệ để củng cố đảng, chế độ nhưng không ăn thua gì cả! 

Thế cho nên các ông Nguyễn Đình Cống, Phan Châu Thành cùng với một số trí thúc khác nữa đã nhận ra “nghiên cứu biện pháp hữu ích đóng góp cho đảng” nhưng đảng vẫn ù lì và những đóng góp của họ cho đảng, chế độ giống như “ném hạt cát xuống bể” nên họ đã không tiếp tục làm những công việc vô bổ đó nữa mà dũng cảm đứng lên trực diện đối đầu với bạo quyền cộng sản vì biết rằng: “cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có thay thế.” 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo