Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Đúng những ngày này 43 năm trước tại An Lộc tỉnh Bình Long - Quân Lực VNCH đã chứng minh cho toàn thế giới thấy sức chiến đấu và tinh thần bất khuất của một đạo quân chuyên nghiệp quả cảm ngoan cường là như thế nào khi phòng thủ và phản công chiến thắng một đoàn quân Cộng Sản xâm lược hung hãn với xe tăng trọng pháo đông hơn nhiều lần”. (Quân số vũ khí và mức độ tàn khốc dữ dội của trận chiến An Lộc đã khiến nhiều ký giả quốc tế cho rằng phải gấp 10 lần trận Điện Biên Phủ).(1)
Sinh Vi Tướng - Tử Vi Thần. Bài viết tưởng niệm Anh Linh vị Dũng Tướng An Lộc - QL/VNCH: Lê Văn Hưng.
Để biết thêm chi tiết về vị Tướng làm thay đổi trận chiến An Lộc
xin xem Hồi ký tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc. (2)
xin xem Hồi ký tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc. (2)
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Tướng Lê Văn Hưng điềm đạm nói trước binh sĩ: Tướng mà không giữ được Nước, không bảo vệ được Thành, thì phải chết theo Thành. Theo gương tiền nhân bảo toàn khí tiết. Sau khi dặn dò thuộc cấp, tâm tình vĩnh biệt gia đình. Ông dùng súng bắn vào tim tuẫn tiết tại tư dinh quân đội Cần Thơ, lúc 20 giờ 45. Hưởng dương 42 tuổi. (Wikipedia).
Gạt qua một bên, không cần thiết lắm để bàn sâu vào chi tiết “Chiến tranh Việt Nam” bởi chúng ta đã tiếp cận tham khảo quá đầy đủ qua lăng kính nhiều mặt của bàn cờ chính trị quốc tế vốn dĩ rất phức tạp đầy toan tính “hỷ nộ ái ố” liên quan cuộc chiến này rồi.
Chỉ có điều, hãy không và không thể nào để trôi vào quên lãng, mà phải cần nhắc nhở lại mỗi khi có dịp, cho hậu thế (đồng bào trẻ Việt nam) ngày nay nhận diện một cách chính xác đúng đắn rằng: Những người Lính QLVNCH (Miền Nam) luôn coi trọng Trách Nhiệm và Danh Dự với Tổ Quốc không thể bị khuất phục trong bất cứ trận chiến khói lửa nào nếu họ không bị bắt buộc phải “trói tay” một cách sai lầm từ vũ đài chính trị.
Henry Kissinger |
“Sự thất bại tại Miền Nam VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải Chính Phủ và QL/VNCH Việt Nam Cộng Hòa ”(3)
Thống Tướng Westmoreland |
Lời xin lỗi của Thống Tướng Westmoreland và phát biểu trên của Kissinger tuy muộn màng nhưng cũng tạm đủ thay mặt cho nước Mỹ để: trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Bởi vì bằng Danh dự và Trách nhiệm, QL/VNCH đã hùng hồn chứng minh rằng kể từ 1955 khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đổi danh hiệu thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày HĐ Paris ký kết. Trong gần 20 năm ấy đối diện với hàng trăm trận chiến xâm lược khát máu của CS Bắc Việt nhưng Quân Lực VNCH không để bất cứ một phần đất nào cho dù là làng xã hay thôn ấp của miền Nam chính thức rơi vào tay CS Bắc Việt mà điển hình là sau khi được CS Bắc Việt nặn ra (1969) và ngay cả sau khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết, Chính Phủ lâm thời MTGPMN của CS Bắc Việt củng chỉ lưu động quanh quẩn trên phần đất biên giới Campuchia chứ không có bất cứ nơi nào để đặt được một cái bàn an toàn công khai cố định trong lãnh thổ miền Nam VNCH.
Một trong hàng trăm chiến công ấy rất xứng đáng phải được nhắc đến hàng năm như hôm nay để hậu thế (tuổi trẻ VN) nghiệm suy đó là: Trận chiến thắng An Lộc giữa quân chính qui CSBV và QLVNCH vào tháng 4 năm 1972.
Vì sao có trận đánh đẫm máu này?
Phát xuất từ nhu cầu cấp thiết phục vụ chính trị của CS Bắc Việt, Tại hòa đàm hội nghị 4 bên ở Paris khi báo chí quốc tế nhiều lần gặng hỏi đại diện Hà Nội là: lãnh thổ cũng như thủ đô của chính phủ lâm thời Mặt Trận GPMN thành lập năm 1969 đặt trụ sở ở đâu? nhưng không có câu trả lời và nhất là căn cứ vào nội dung khoản B điều thứ 5 của HĐ Paris đang thương thảo ký kết qui định sau khi ký: Các bên ngừng bắn tại chỗ, LL vũ trang hai bên sẽ ở nguyên vị trí của mình (Ban liên hợp quốc tế 4 bên giám sát) nên Bộ Chính Trị đảng CS Bắc Việt quyết tâm bằng mọi giá phải hoàn thành cho được một trong hai mục tiêu tại thời điểm ấy là:
1) Đánh chiếm tỉnh lỵ Bình Long mà An Lộc là thị trấn chính.
2) Đánh chiếm tỉnh Quảng Trị sát giới tuyến 17 (trong đó có Cổ Thành Quảng Trị) Trước khi HĐ Paris ký kết lấy một trong 2 nơi đó làm “thủ đô” cho MTGPMN để danh chính ngôn thuận và thêm thế thượng phong trong đàm phán HĐ Paris. Vì vậy CS Bắc Việt chuẩn bị rất lưỡng quân số khí tài kể cả xe tăng và pháo lớn bao gồm:
3 sư đoàn (Công trường ) 5, 7, 9 và các Trung đoàn bộ binh độc lập 24, 271, 205; Trung đoàn đặc công 429, 2 Trung đoàn bộ binh tùng thiết 28 và 42 - cụm Pháo binh Miền; 2 tiểu đoàn Tăng thiết giáp (20 và 21) - Đại đội 33 độc lập; Đại đội 52 Cao xạ tự hành; 4 tiểu đoàn pháo phòng không. Để yểm trợ cho quân chủ lực còn có thêm 63 đơn vị bộ đội du kích địa phương tham chiến lên tới hơn 40.000 quân tung vào chiến dịch này (Wikipedia).
Cùng với đó là ê kíp chỉ huy hùng hậu từ miền Bắc vào:
- Trần Văn Trà -Tư lệnh chiến dịch.
- Đồng Văn Cống -Phó Tư lệnh
- Trần Văn Phác -Phó Chính ủy
- Trần Văn Phác -Phó Chính ủy
- Lê Ngọc Hiền -Tham mưu trưởng
- Bùi Phùng -Chủ nhiệm hậu cần
Thường trực tại Bộ chỉ huy còn có: Hoàng Văn Thái, Phạm Hùng, Trần Độ và Hoàng Cầm.
Trong khi đó về phía QL/VNCH Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy phòng thủ An Lộc nắm trong tay tổng cộng chỉ có 6 Tiểu Đoàn và 1 Đại Đội Trinh Sát của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, khoảng 500 tay súng quân chủ lực, và khoảng gần 700 quân thuộc lực lượng của Tiểu Khu Bình Long. So sánh tương quan lực lượng đôi bên thì 1 lính quốc gia phải chống với 8 quân Việt Cộng.
Tướng CSVN- Trần Văn Trà: “Mưa pháo, Công đồn, đã viện”
quyết biến An Lộc như một Điện Biên Phủ.
quyết biến An Lộc như một Điện Biên Phủ.
Tướng Lê Văn Hưng VNCH phòng thủ An Lộc,
tấn công bẻ gãy tham vọng của tướng Trần Văn Trà.
tấn công bẻ gãy tham vọng của tướng Trần Văn Trà.
Mở đầu chiến dịch, sau khi dễ dàng tràn ngập vô hiệu hóa chi khu Lộc Ninh một tiền đồn phòng ngự của QL/VNCH nằm gần biên giới Campuchia (ngày 06 tháng 04 năm 1972).
Tất cả các cánh quân của quân đoàn CS Bắc Việt đều dồn hết về An Lộc bao vây tứ phía - Mặt phía Bắc áp lực của sư đoàn (Công Trường) 5 Mặt phía Đông áp lực của sư đoàn Bình Long, Mặt phía Tây áp lực của sư đoàn 9 - Mặt phía Nam có sư đoàn 7 kèm theo 3 trung đoàn pháo binh nòng lớn hỏa lực hùng hậu. Rạng sáng ngày 5 tháng 4-1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch CS hạ quyết tâm:
"Phải chiếm An Lộc trước ngày 20 tháng 4, 1972” nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên một vùng chu vi 100 km nằm phía Bắc Sài Gòn, “công đồn đã viện” cầm chân tiêu hao một số lực lượng nòng cốt của địch tại đây không cho tiếp viện vào An Lộc.(Wikipedia)
An Lộc, một tỉnh lỵ nhỏ nội vi rộng không đầy 4 km2 nếu đem rải đều 40.000 quân Bắc Việt trên diện tích 4 km2 này thì quân CS tràn ngập An Lộc mỗi người cách nhau 10 m, ngang cũng như dọc. Cộng quân đã thiết lập một hệ thống phòng không ngăn chặn sự tiếp vận bằng trực thăng với nhiều giàn pháo cao xạ phòng không mạnh mẽ chưa từng thấy và tập đoàn đại bác có cả 130 ly hỏa lực rất hùng hậu.
Tướng Trần Văn Trà và bộ sậu chủ tâm biến An Lộc thành một “Điện Biên Phủ” tại thời điểm đó.
Vì vậy ngày 7 tháng 4 năm 1972 CS Bắc Việt tự tin rằng sẽ chắc chắn chiếm được An Lộc, cùng ngày này Đài phát Thanh Hà Nội và tại Paris Nguyễn Thị Bình đại sứ của MTDTGPMN tại hòa đàm Paris cùng tuyên bố với báo chí: “Chỉ trong vòng 10 ngày nữa thị xã An Lộc của miền Nam sẽ là thủ đô của chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”.(Wikipedia)
Xử dụng cấp số quân đoàn 40.000 ngàn quân (Wikipedia) xâm nhập từ hậu cứ trên đất Campuchia với đầy đủ vũ khí thích nghi -7 mủi tên đỏ biểu tượng của 7 đợt tấn công biển người có xe tăng trọng pháo của CSBV trong 90 ngày đêm vào An Lộc (Tỉnh lỵ Bình Long).
Làm chủ thị trấn An Lộc là khát khao của MTGPMN và CS Bắc Việt vào tháng 4 năm 1972.
Khái quát toàn cảnh bố trí trận chiến cho mọi người thấy khát vọng của CS Bắc Việt muốn chiếm cho được An Lộc (Bình Long) bằng mọi giá.
Tuy nhiên, thật cay đắng cho tướng Trần Văn Trà và bộ tham mưu của ông ta khi tất cả họ hình chưa thuộc hết bài học 4 năm trước (1968) mà tướng Võ Nguyên Giáp nếm trải tại Đồi Khe Sanh (Quảng Trị) khi lấy cái “hào quang” Điện Biên Phủ lạc hậu với hơn 20.000 quân CS Bắc Việt bao vây 6.000 TQLC Mỹ và 200 tay súng Biệt Động Quân VNCH trong 77 ngày. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ mà Tướng Giáp thì trắng tay với hơn 10.000 lính trẻ sinh Bắc tử Nam. (4)
Tại mặt trận An Lộc tướng CS/Bắc Việt Trần Văn Trà lại củng bước vào đúng cái “lổ chân trâu” mà tướng Giáp đã sụp tại Khe Sanh, hình như các ông tướng CS Bắc Việt rất sính cái mặt hàng Điện Biên, ngoài cái “Điện Biên Phủ” trên rừng, đến Điện Biên Phủ trên không, Điện Biên Phủ trên biển rồi Điện Biên Phủ Khe Sanh tới Tướng văn Trà là... Điện Biên Phủ An Lộc.
Người ta nói mọi việc nhất quá “tam” 3 bận, nhưng tướng Trần Văn Trà và bộ tham mưu của ông phải dùng đến quá “Thất” (7) đợt tấn công “tiền pháo, hậu biển người, xe tăng xung phong” cường tập trong 60 ngày đêm liên tiếp
- Tờ báo Newsweek đăng tải: “trong khi ở đây không còn căn nhà nào nguyên vẹn thì địa danh An Lộc vẫn đứng vững bằng sức chống trả mạnh mẽ của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa”
Quả thật đúng là như vậy, Tướng Lê Văn Hưng và binh sĩ An Lộc vẫn trụ vững còn tổ chức phản công từng tổ “tam chế” đánh phá chặt khúc cái xương sống (đoàn xe tăng T54) rất hiệu quả.
Một tăng T54 nguyên vẹn CS Bắc Việt bị “bắt sống” ở ngoại ô An Lộc
Ngược lại Tướng Trần Văn Trà sau 60 ngày xua hết quân vào chảo lữa An Lộc không lấy được một tấc đất nào cho MTGPMN, không bắt được “De Castries Lê Văn Hưng” cũng không thấy “Điện Biên Phủ” nào hết mà hơn 10.000 tử sĩ chính thức thấy “âm phủ” và 15.000 thương binh (theo tài liệu Mỹ và PV quốc tế chiến trường) (Wikipedia).
Không thể tràn ngập An Lộc lại bị thiệt hại nghiêm trọng, Trung Ương Cục R (bộ tổng chỉ huy lực lượng Quân giải phóng miền nam) khẩn báo về Trung Ương CS Hà Nội sự thiệt hại nặng nề của các đơn vị tham gia chiến dịch. Bản báo cáo này nêu rõ trường hợp điển hình là “Trung Đoàn 209 mỗi đại đội chỉ còn không đầy 30 người, và mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng 90 so với quân số lúc ban đầu là 350 người”. Trung Ương Cục đề nghị rút lui… (Wikipedia). Tạm căn cứ vào dữ liệu này có thể ước đoán tổng quát đoàn quân CS Bắc Việt phải thiệt hại thương vong ít nhất là trên 50%.
(Toàn bộ trận chiến An Lộc như một thiên Anh Hùng ca của QLVNCH, một trang viết ngắn không thể tải hết, toàn bộ chi tiết trận An Lộc đăng tải trên mạng khá sớm từ nhiều nguồn và ngay cả Wikipedia. Một trong những nguồn trung thực có thể xem tại đây nếu bạn đọc chưa xem). (5)
Ngày 12 tháng 6/1972 Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân cắm ngọn cờ chiến thắng trên pháo tháp T54 Bắc Việt.
Ngày 7 tháng 7 năm 1972 Bộ TTM/QLVNCH và
TT / Nguyễn văn Thiệu đến chào mừng chiến thắng An Lộc.
TT / Nguyễn văn Thiệu đến chào mừng chiến thắng An Lộc.
An lộc địa, sử ghi chiến tích
Biệt kích dù vị quốc vong thân
43 năm đi qua, thân xác Dũng Tướng Lê Văn Hưng và hàng ngàn chiến sĩ QL/VNCH hy sinh trong trận chiến An Lộc đã hòa vào lòng đất mẹ, nhưng hôm nay, ngày mai và mãi mãi Anh Linh của họ sẽ vẫn ngẩng cao đầu hãnh diện với sử xanh nước Việt là họ đã trận vong để bảo vệ một chính nghĩa dân tộc Việt Nam Tự Do trước một chủ nghĩa ngoại lai độc tài CS man rợ mà nhân loại đang nguyền rủa chôn lấp ngày nay, như sau chiến thắng An Lộc: Tờ Bangkok Post viết: “Một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý giữa tự do và Cộng Sản và kết quả cho thấy Quân Dân miền Nam VN dứt khoát không chấp nhận Cộng Sản.”
Và như hạt bụi vương vào trong mắt... Là người Việt Nam chúng ta không thể không ngậm ngùi ứa lệ qua lời kể của một y tá không hành trực thăng tải thương UH-1 thuộc Không Đoàn 43/SĐ3/KQ/QL/VNCH (Biên Hòa) tham chiến trận An Lộc…
“…Khi thưa thớt tiếng pháo chúng tôi nhận lệnh khẩn trương liều lĩnh bay vào diện địa tải thương thật nhanh, băng ca chuyển thương binh thì có hạn… Nhưng chạy qua nghe tiếng rên thảm thiết “Các bác cho em ngụm nước…” Dù biết đó là địch quân, không còn băng ca nhưng cũng rán bế thốc anh ta đưa lên trực thăng vì bỏ đó anh ta sẽ không qua khỏi…Thắt lòng lắm… bởi anh ta nói tiếng Việt Nam mình nghe rõ ràng mà….”
______________________________________
Chú thích:
(5) http://batkhuat.net/tl-chienthang-anloc-01.htm ( hay bị tường lữa chặn)