Phong trào bảo vệ cây xanh và tình trạng bắt người tùy tiện tại Việt Nam - Dân Làm Báo

Phong trào bảo vệ cây xanh và tình trạng bắt người tùy tiện tại Việt Nam

Người Quan Sát (Danlambao) - Phải nói ngay rằng hai vấn đề trên hoàn toàn không liên quan gì với nhau, nhưng chúng lại được kết nối với nhau bởi vụ việc 6700 cây xanh ở Hà Nội.  Vấn đề đặt ra là liệu đây có phải là điều nằm trong kế hoạch “tập dượt” của nhà cầm quyền nhằm đối phó với các lực lượng chống đối - khi mà nhà cầm quyền độc tài ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm cùng với đó là các chiến dịch, hoạt động vì tự do, nhân quyền ngày càng nhiều và lan rộng!?

Hãy cùng nhau đặt một số câu hỏi về các sự kiện liên quan gần đây và trả lời:

- Tại sao họ lại tiến hành chặt rất nhiều cây xanh, tại sao lại là HN? -> Có vẻ như Tiền không phải là lý do duy nhất. HN hiện nay dân có vẻ hiền lành, là địa điểm nhạy cảm nhưng chưa được thử thách, lại có nhiều cây xanh...

- Họ có biết là người dân sẽ phản đối việc chặt cây? -> Biết, còn biết rõ những ai sẽ phản đối mạnh nhất.

- Họ đã dự tính xử lý các tình huống phản đối của người dân kia ra sao? -> Thử phản ứng, quy mô lớn nhưng có kiểm soát!

- Ai là người tổ chức, đứng đằng sau giật dây cho DLV quấy rối buổi tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma? -> Mọi người đều biết đó là ai.

- Tại sao lại triệu tập các nhân chứng trong khi chưa có tin tức gì về việc bắt được những kẻ đã mặc áo DLV kia? -> Đây là cái cớ tốt nhất để bắt, ngăn chặn người tham gia vụ cây xanh!

- Các lý do lẻ tẻ khác (mặc áo có phù hiệu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...) thì nhiều người đã thấy rõ!

- Liệu có một sự dự tính thu hút những người đấu tranh và nhân dân vào việc này để họ che mắt và mưu tính những việc lớn hơn? -> Giống như mọi lần chắc vẫn có % nào đó, thí dụ như: Trung Quốc xây đắp đảo, Vũng Áng, Bô-xit, con đường tơ lụa trên biển...

Người viết nhận thấy, dù có những âm mưu gì đi nữa thì vụ 6700 cũng là cơ hội tốt để các hội nhóm XHDS, các cá nhân đấu tranh vì tự do, nhân quyền ở HN xích lại gần nhau cũng như mở rộng thêm. Đương nhiên các yếu tố phá hoại của an ninh cầm quyền cũng gia tăng là điều mà ai cũng cần phải lưu tâm.

Thực tế hiện nay các nhóm hoạt động tại Việt Nam, vẫn nhỏ lẻ, sơ khai..

Đa phần là các nhóm chạy theo sự kiện và phong trào, thường lấy mục tiêu xuống đường làm đích cuối mà không chuẩn bị sẵn cho tiến trình va chạm và sàng lọc.

Trên thực tế sau mỗi phong trào diễn ra, bên an ninh cũng đã tăng cường và thay đổi các biện pháp ngăn chặn rất nhiều. 

Vì thế nếu là một trong những nhóm hoạt động tuyến đầu, có lẽ những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam nên chú ý đến giai đoạn phòng bị và phản công đối với hành vi bắt giữ tuỳ tiện của an ninh.

Phải nói thẳng là việc bắt bớ tùy tiện cho đến tra tấn chết người nó thuộc về bản chất côn đồ của công an trong chế độ này rồi. Nó không phải bây giờ mới xảy ra mà đã từ rất lâu. Nó cũng chỉ có thể kết thúc cùng với sự suy tàn chế độ mà thôi. Vì vậy mọi người nên hiểu bản chất sự việc để không xa rời mục đích chính. Tất cả việc chúng ta, những người đấu tranh có thể làm là hạn chế nó và giảm thiểu tác hại..

Để giải quyết vấn đề này cần phải xem xét bốn nội dung chính:

1. Ở góc độ pháp luật: phải kêu gọi hoàn thiện các chính sách của nhà nước, các luật liên quan và chấn chỉnh các kẽ hở trong Luật có thể bị lợi dụng.

2. Công tác hỗ trợ pháp lý: phải có nhóm hỗ trợ và luật sư vào cuộc cho mỗi truờng hợp dù ở bất cứ đâu.

3. Công tác truyền thông: báo chí và internet phải đảm bảo sẵn sàng vào cuộc;

4. Hành động đấu tranh thực tế: Cùng nhau phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và đặc biệt là khi xảy ra sự việc thì người thân, quen phải tìm cách có mặt nhanh chóng, kết hợp với luật sư và truyền thông để gây sức ép ngay tại trụ sở cơ quan công quyền đó.

Mục 1 cần sự đấu tranh bài bản ở tầm vĩ mô và cần cả sự can thiệp của quốc tế, nó rất quan trọng vì tạo cơ sở, hành lang cho mọi hoạt động. 

Mục 2 cũng cần sự bài bản và đặc biệt là sự xả thân của các luật sư. 

Mục 3 và 4 thì mang tính chất giám sát từ người dân và ai ai cũng có thể tham gia được. 

Thực ra khi đã để người dân bước ra hành động thì sẽ mang tính tự phát, không cần bài bản nào, tùy cơ ứng biến nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định. 

Với cá nhân những người thấy nguy cơ bị bắt bớ thì cần phải tự tìm hiểu cách đối phó cũng như tập hợp mọi người và lập trang thông tin phổ biến kinh nghiệm, càng lan ra rộng rãi càng tốt.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo