Luận bàn về trưng cầu dân ý - Dân Làm Báo

Luận bàn về trưng cầu dân ý

Trúc Giang (Danlambao) - Ở một quốc gia mà chữ “nhân dân” được CS sử dụng nhiều nhất tới mức lạm dụng: ủy ban nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân, VKS nhân dân... vvv… Nhưng mỉa mai thay, chưa bao giờ tiếng nói người dân được đảng CS tôn trọng mà đôi khi còn xem là phản động rồi bắt họ nhốt vào lao tù. Điển hình rõ nét là những luật có liên quan đến tiếng nói phản biện của người dân như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý cứ bị CS lợi dụng chiêu bài “dân trí thấp” để trì hoãn mãi. Nên nhớ ở chế độ dân chủ đúng nghĩa, không một chính trị gia nào có quyền phát biểu, dám phát biểu chê dân ngu. Vì nếu làm điều đó thì chẳng khác nào họ tự đào mồ chôn sự nghiệp chính trị của chính bản thân mình...

*

“Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của chính phủ. trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp (Trích nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki).

Ở các quốc gia thật sự dân chủ trên thế giới, việc trưng cầu ý dân là một việc làm hết sức bình thường. Đặc biệt đối với các vấn đề hệ trọng có liên quan đến thể chế chính trị mà ở đó một quyết định sai lầm của chính phủ có thể gây ra sự bất bình, gây chia rẽ sâu sắc của dân chúng, đôi khi nó gây nên khủng hoảng niềm tin và dẫn đến sụp đổ của cả một thể chế chính trị của một quốc gia. Khi đó tiếng nói từ lòng dân có vai trò quyết định và nhất thiết phải có một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.

Úc là một quốc gia độc lập từ Anh đã rất lâu, tuy nhiên vẫn theo thể chế quân chủ Nữ hoàng. Năm 1999, các nhà làm luật của Úc dự kiến sẽ từ bỏ chế độ quân chủ để theo thể chế cộng hòa. Tuy nhiên, kết quả thăm dò ý dân năm đó thì có đến 55% dân Úc phản đối từ bỏ chế độ Nữ hoàng. Kết quả là chính phải chiều theo ý kiến của người dân cho tới ngày nay.

Gần đây nhất, trong cuộc trưng cầu dân ý để Scotland độc lập và ly khai ra khỏi vương quốc Anh vào tháng 9/2014. Kết quả là 2.001.926 cử tri (55,30 %) đã bỏ phiếu chống và 1.617.989 cử tri (44,70 %) bỏ phiếu thuận (theo http://vi.wikipedia.org/wiki) . Điều này đồng nghĩa lòng dân quyết định thể chế chính trị của một quốc gia và Scotland không thể tách ra khỏi vương quốc Anh theo ý nguyện của số đông dân chúng. 

Hai sự kiện nêu trên từ 2 quốc gia dân chủ trên thế giới cho ta thấy ở đó những từ ngữ như: “của dân”, “do dân” và “vì dân” (tiếng Anh là: “of people”, “by people” and “for people”) được chính phủ tuyệt đối tôn trọng và sử dụng đúng nơi, đúng lúc, không lừa dối, mị dân. Chính phủ vì là “của dân” và “do dân” bầu ra nên những quyết định hệ trọng họ đều làm là “vì dân”, vì lợi ích quốc gia là trên hết chứ không phải vì lợi ích riêng của bất cứ cá nhân, tổ chức hay đảng phái nào. Một điểm cần lưu ý nữa là ở các nước dân chủ và phát triển, muốn làm chính trị thì bản thân các chính trị gia phải giàu có. Khi đó họ mới toàn tâm theo đuổi sự nghiệp chính trị để lấy tiếng, vì nước vì dân thật sự chứ không phải làm để mục đích “kiếm cơm” như các chính trị gia nghiệp dư kiểu ở Việt Nam. Vì lý do họ cống hiến không phải vì tiền nên mỗi khi cảm thấy mình không xứng đáng với lòng tin của dân, việc từ chức đối với họ sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng và hết sức tự nhiên. Đó là văn hóa từ chức. Ở Việt Nam vì tham quyền lực và quyền lợi nên mấy ông/bà đại biểu QH ai cũng mải mê bám ghế mãi đến 2 nhiệm kỳ bất kể chẳng làm được lợi gì cho dân, cá biệt có lãnh đạo như “đồng chí X” còn tham lam dùng mọi thủ đoạn xấu xa để tìm mọi cách đeo bám thêm vài nhiệm kỳ nữa ở một chức vụ khác trong đảng bất cần dân chúng có tín nhiệm hay không. Thế cho nên khi ông Nguyễn Sự - bí thư thành ủy Hội An vừa từ chức đã gây bão mạng vì được xem như chuyện lạ có thật ở Việt Nam!

Liên hệ đến tình hình trưng cầu dân ý Việt Nam. Mặc dù hiến pháp có quy định về điều này nhưng mãi cho đến nay, các đại biểu QH mới bàn về dự thảo luật trưng cầu dân ý nhưng vẫn còn bất đồng gay gắt vì họ lo “dân mình còn ngu” của những ông nghị gật “suy bụng ta ra bụng người- Hà Minh Huệ!. Đây rõ ràng là sự trì hoãn, chần chừ có chủ đích nhằm mục đích ngu dân để dễ cai trị của đảng CSVN. Sâu xa hơn nữa việc trì hoãn thông qua luật trưng cầu dân ý của CSVN để nhằm phát huy tối đa “lợi ích nhóm” (cả về chính trị lẫn kinh tế) nhằm tư lợi riêng của các nhóm lợi ích trong đảng CS. Ta còn nhớ vụ bô xít ở Tây Nguyên, biết bao kiến nghị, tiếng nói phản biện của trí thức yêu nước đều rơi vào quên lãng. Phải chăng các ông “nghị gật” này chê luôn các trí thức ở VN cũng “dân trí thấp” luôn hay sao nên chẳng thèm đếm xỉa gì tới miễn sao có lợi cho đảng là đảng cứ làm bất kể những thảm họa về môi trường, kinh tế và an ninh quốc phòng! 

Ở một quốc gia mà chữ “nhân dân” được CS sử dụng nhiều nhất tới mức lạm dụng: ủy ban nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân, VKS nhân dân... vvv… Nhưng mỉa mai thay, chưa bao giờ tiếng nói người dân được đảng CS tôn trọng mà đôi khi còn xem là phản động rồi bắt họ nhốt vào lao tù. Điển hình rõ nét là những luật có liên quan đến tiếng nói phản biện của người dân như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý cứ bị CS lợi dụng chiêu bài “dân trí thấp” để trì hoãn mãi. Nên nhớ ở chế độ dân chủ đúng nghĩa, không một chính trị gia nào có quyền phát biểu, dám phát biểu chê dân ngu. Vì nếu làm điều đó thì chẳng khác nào họ tự đào mồ chôn sự nghiệp chính trị của chính bản thân mình.

SG, 8/6/2015




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo