Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Trên thế giới, ở các nước thể chế chính trị đa nguyên văn minh dân chủ Quốc Hội-Nghị Viện ví như dây cương và cái roi luôn răn đe bằng Hiến Pháp Pháp Luật làm cho “con ngựa” đảng phái cầm quyền phải chạy đúng lộ trình dân giàu nước mạnh. Với chế độ CS độc tài, Quốc Hội chỉ là những “con bù nhìn”, vì là “bù nhìn” những hình nộm ấy hoàn toàn câm điếc mù lòa chỉ để hù dọa chim chuột bằng cái bóng của chính nó, mặc cho dân tình khổ sở lầm than dưới bàn tay tham nhũng khuynh đảo của quan chức nhà nước chế độ mà câu chuyện sau đây là điển hình”.
Trên trang tin điện tử Tuổi Trẻ, tờ báo có số phát hành nhiều nhất nước ngày 27/07/2015 đăng cùng lúc 2 bài viết mà chắc người Việt Nam nào ai đọc qua củng phải xót lòng phẫn nộ bức xúc rồi... ngậm ngùi.
Miền Tây người dân điêu đứng vì biến đổi khí hậu (Tuổi Trẻ Online 27/07/2015) - Trích: "Những thay đổi chưa từng có trong lịch sử miền Tây đã từng được các nhà khoa học cảnh báo bây giờ nó đang đến làm người dân điêu đứng.
Những ngày cuối tháng 7 này, dù đã vào mùa mưa nhưng ở nhiều vùng ngọt hóa tại ĐBSCL bất ngờ tràn ngập nước mặn, đẩy cuộc sống nhiều hộ dân đồng bằng nơi đây vào hoàn cảnh điêu đứng trở tay không kịp."
Sóc Trăng: "Nhà báo nếm thử coi, nước gì mà đắng chát. Đời thuở giờ tui mới thấy nước gì mà lạ quá” - bà Võ Thị Dung (ấp Phương An 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) nhăn nhó. Cạnh bên là ông Võ Văn Đẹp (chồng bà Dung) rầu rĩ như khóc vớt từ bè cá lên từng rổ cá lóc đang nuôi, chết phơi bụng."
Kiên Giang: Thường lệ mọi năm, tháng 7 vụ lúa hè thu đã trổ đòng đòng, nhưng năm nay ven bờ hai con sông Cái Bé và Cái Lớn thuộc hai huyện Châu Thành và An Biên là những cánh đồng trống trơ đỏ quạch một màu phèn, nước trong ruộng nhiễm mặn nên nông dân không thể sạ lúa đành bỏ ruộng không.
Dưới chân cầu Cái Bé, ông Tui (46 tuổi, ngụ ấp An Phước, xã Bình An, Châu Thành) đứng thẫn thờ buồn bã nhìn dòng nước mặn dưới con kênh Xả Xiêm rồi lủi thủi trở về nhà.
Ông Tui cho biết ba năm trở lại đây, thời gian nước ngọt đổ về ngày càng xa dần. Mọi năm giờ này lúa hè thu cứng cây trĩu hạt hơn tháng nữa là có thể thu hoạch, nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa sạ chưa cấy được hột lúa nào xuống ruộng nên chắc phải chờ tới vụ đông xuân. Vậy là coi như mất trắng một vụ lúa, mà nông dân nghèo mất trắng một vụ coi như ăn cháo ròng ba tháng mà…. có cháo húp đã là may.
Ông Tui cho hay do mấy năm nay thời tiết thất thường nên hai cha con ông phải “chạy mặn”, dẫn nhau đi làm thuê lao công cầu đường ở Phú Quốc. Cách đây hơn một tháng, ông Tui xin nghỉ phép năm ngày về nhà sạ lúa. Nhưng chờ đến nay nửa tháng mòn mỏi, trong nhà thì gần hết gạo ăn mà nước ngọt, mưa, vẫn chưa về ruộng.
Ven quốc lộ 63, chị Thị Chơn (31 tuổi, ngụ ấp An Thới, xã Bình An) cũng trong tình cảnh tương tự. Chồng chị Chơn không chờ được nước ngọt đã bỏ nhà bỏ ruộng đi làm thợ hồ để kiếm cái ăn.
Dọc con đường mấy cây số dẫn về trung tâm ấp An Thới nối tiếp nhau những dãy nhà đóng cửa im lìm vì vắng chủ (đã tha phương cầu thực), phía sau là toàn bộ cánh đồng dậy phèn chờ nước ngọt rữa mặn nối đuôi nhau chạy dài hút tầm mắt. Những cánh đồng bao la ven tuyến kênh Rạch Giá - Long Xuyên thuộc địa phận Rạch Giá cũng chung số phận bỏ không vì bị thiếu nước ngọt, nhiễm mặn” .(hết trích)
Không phải chỉ là cá thể một vài hộ mà từng vùng lớn dân sinh nông nghiệp đồng bằng miền Nam đang đối diện với lầm than cơ cực do thiên tai khắc nghiệt như vậy nhưng tại “Triều Đình” CSVN cổng thông tin điện tử chính phủ cho biết Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Xây dựng làm việc với các Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính lập kế hoạch sắp xếp vốn đầu tư cho dự án xây dựng “Bảo tàng Lịch sử quốc gia” trong năm 2015.
Bộ Tài chính phối hợp hướng dẫn Bộ Xây dựng lập kế hoạch vốn bảo đảm khả thi, tổng mức đầu tư lên đến 11.277 tỉ đồng (khoảng 600 triệu USD) chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày. (Tuổi Trẻ Online)
11.277 tỉ đồng (600 triệu USD) cho bảo tàng lớn nhất Việt Nam?
“Nhà Nước Đảng ta” thích mu hình.
Bảo tàng lịch sử nằm tênh hênh
Một khe, hai mép, lông lún phún
Hé mồm đòi nửa tỷ “đô xanh”
(Tức cảnh sinh tình: Bảo tàng Lịch sử quốc gia)
Tại Hà Nội - Không chỉ riêng ông Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải mà luôn cả bộ sậu “nhà nước và đảng ta” không thể không biết đến cái Bảo tàng Hà Nội, công trình kỉ niệm chào mừng 1.000 năm Thăng Long đã xây dựng trước đây 4 năm (2010) trị giá 2.300 tỉ đồng (100 triệu USD).
Bảo tàng Hà Nội - công trình kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long dt: 54.000 m2, cao 30,7 m. Được thiết kế kiểu xoáy trôn ốc gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng xấp xỉ 12.000 m2, dt; sàn 30.000 m2 (kể cả tầng hầm và tầng mái - “ngốn” 2.300 tỉ đồng (100 triệu USD).
Thế nhưng trên chính trang Web của Bảo tàng Lịch sử quốc gia này người dân cả nước đọc thấy nội dung như vầy: (1)
“Bảo tàng Hà Nội được Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gọi tên là: Một “điển hình” của sự lãng phí, trong cuộc trả lời phỏng vấn về kế hoạch cắt giảm đầu tư công mới đây.
Quả thực, ai một lần ghé thăm bảo tàng này hẳn cũng hết sức bức xúc vì cả một khối nhà tiêu tốn 2300 tỷ đồng hình như nó chỉ có công dụng chào mừng ngày “đại lễ” còn giờ đây gần như bỏ không, ngoài cửa hàng bán nước giải khát, và đồ lặt vặt lưu niệm thì tất cả không gian trưng bày ở các tầng đều lèo tèo hoặc trống trơn nếu có thì lác đác vài cổ vật nghèo nàn nhìn hiu hắt đến nao lòng, khách tham quan thưa thớt vắng lặng như “chùa bà Đanh”. Hàng tháng nơi đây chỉ có lẽ tẻ vài đoàn học sinh về tham quan theo chương trình của nhà trường, còn người dân hay du khách nước ngoài thì đợi “mỏi mắt” mới chỉ có một vài người, đặc biệt cả mặt sàn tầng 4 rộng mênh mông thường xuyên không một bóng người vì là tầng cao nhất khách đi lên sợ mỏi chân mà không có gì để xem. Hiện nay Bảo tàng vẫn đang mở cửa không thu phí, với tình hình nêu trên, nếu bán vé không biết rồi mỗi ngày “siêu công trình” 100 triệu đô này sẽ thu hút được mấy người vào xem?
Đầu năm 2012, người dân thủ đô còn giật mình, về quy mô vốn đầu tư (100 triệu đôla) có thể nói Bảo tàng Hà Nội sánh ngang các bảo tàng lớn trên thế giới nhưng mới khánh thành có 2 năm (2010) hiện nay bị xuống cấp trầm trọng. Cụ thể là không ít hạng mục của Bảo tàng này bị bong tróc, thấm dột khiến công trình phải nhiều lần tạm đóng cửa để sửa chữa”. (Thanh Niên Online).
Kèm theo trang tin là người dân bình luận: Chẳng lẽ, Nhà nước bỏ hơn hai nghìn tỷ đồng chỉ để làm cửa hàng bán đồ lưu niệm, café giải khát và quảng cáo bán đồ giả cổ thôi sao…?”, bác Nguyễn Bá Tòng, ở quận Hà Đông, TP.Hà Nội, nói - Cùng quan điểm với bác Tòng, anh Hoàng Viết Tuấn ở tỉnh Hưng Yên bức xúc: “Tôi vào bảo tàng này chỉ để thỏa trí tò mò về cái công trình hai nghìn tỉ thôi chứ trong bảo tàng có cái gì đáng xem đâu mà tham quan. Nếu như số tiền trên được đầu từ vào ngành y tế hay giáo dục thì tốt biết mấy mang lại hiệu quả thực tiễn hơn cho thế hệ con cháu tương lai”. (http://baophapluat.vn)
2.300 tỉ cho Bảo Tàng trưng bày “gió” lãng phí như thế - Ấy vậy mà giờ đây “nhà nước đảng ta” cụ thể là ông Hoàng Trung Hải lại bật đèn xanh một công trình Bảo Tàng khác “Siêu-của siêu hiện đại” với giá 11.277 tỉ đồng (khoảng 600 triệu USD)!?. Trong khi một vùng lớn dân cư nông nghiệp đồng bằng miền Nam đang đối diện với lầm than cơ cực do thiên tai khắc nghiệt (nói trên) mà ông lại là Phó Thủ Tướng/Đại Biểu Quốc Hội “đặc trách phòng chống lụt bão thiên tai”!?.
Mà đâu phải là Việt Nam chưa có những Bảo Tàng đồ sộ hoành tráng? Ngoài Bảo Tàng Hà Nội 2.300 tỷ mới toanh nhưng “bỏ trống” xuống cấp chẳng ai thèm viếng nói trên thì TP/HCM còn đó một Bảo Tàng xứng tầm thiên hạ: "Dinh Gia Long” của Sài Gòn cũ chưa xử dụng đúng và đủ công năng, hàng ngày gần như là không có ai viếng thăm, thỉnh thoảng vài cặp cô dâu chú rể đám cưới vào mua vé để... chụp hình.
Đề cập đến điều này chúng ta củng nên lướt qua vài Bảo Tàng quốc gia của các nước láng giềng giàu có hơn Việt Nam…
Xây dựng từ 1887, bảo tàng Quốc gia Singapore có lịch sử lâu đời lớn nhất nước với diện tích lên đến 18.400m2. (Nhỏ hơn dt bảo tàng Dinh Gia Long VN) Chính sự hòa hợp cũ & mới (cổ điển Anh và hiện đại Singapore) cùng những cuộc trưng bày về nghệ thuật đương đại đã níu chân rất nhiều du khách.
Bảo tàng quốc gia Philipines một nước lấy Thiên Chúa là quốc giáo - Tòa nhà khiêm tốn lưu giữ nét hoài cổ nằm ngay trung tâm thủ đô Manila.
Bảo tàng quốc gia Malaysia xây dựng theo kiểu cung điện đậm chất cổ kính hồi giáo uy nghi mẫu mực.
Bảo tàng Hoàng gia Thái Lan Anandra Samakhom được xây dựng từ năm 1782 là niềm tự hào của người dân Thái.
Bảo tàng quốc gia Indonesia ở trung tâm thủ đô Jakarta. (Tổng quan y hệt như là bản sao “Dinh Gia Long” Bảo tàng TP/HCM/Việt Nam hiện nay, nhưng Bảo tàng quốc gia Indonesia không đẹp bằng)
“Dinh Gia Long” Bảo Tàng TP/HCM hiện nay. Kiến trúc hoành tráng bậc nhất Sài Gòn và Đông Dương (theo nhiều đánh giá, nó xứng tầm cho vị trí là Bảo Tàng của Quốc Gia Việt Nam)
Còn đây là cái “cái mu hình” Bảo Tàng VN hiện đại: 11. 277 tỉ đồng Chúng ta hãy so nét thẩm mỹ của cái “mu” này với Dinh Gia Long (ảnh trên và dưới) củng như 5 bảo tàng của các quốc gia láng giềng (ở trên).
“Dinh Gia Long” Kiến trúc hoành tráng bậc nhất Sài Gòn và Đông Dương thời thuộc địa.
Tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng TP HCM, tòa nhà Bảo tàng trước 1975 có tên gọi là Dinh Gia Long Tọa lạc trên một khu đất rộng gần 20.000m2 (2 ha) - là một trong những siêu dinh thự cổ nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn và Đông Dương thời thuộc địa. Ngày 12 tháng 8 năm 1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 13 tháng 12 năm 1999 thì đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay. Nhưng hàng ngày khách viếng trung bình chỉ đếm trên đầu ngón tay? Bởi nó quá nghèo nàn về chất và lượng hiện vật trưng bày.
Nội thất Dinh Gia Long cực đẹp là phối cảnh cho nhiều bộ ảnh cưới.
Tòa nhà được xây dựng trong 5 năm, khởi công 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. (Cựu TT/ Ngô Đình Diệm đã sống tại siêu dinh thự này từ cuối tháng 2/1962 cho đến ngày bị đảo chính tháng 11/1963). Hiện nay là Nhà Bảo Tàng, vẫn hay cho thuê chụp ảnh cưới vì sự đồ sộ bên ngoài và đường nét lộng lẫy nội thất bên trong của nó.
Nếu đem hình dáng cái “Mu Hình” Bảo Tàng dự toán 11. 277 tỉ đồng (600 triệu đô) của “nhà nước đảng ta” mà so sánh với hình dáng 5 bảo tàng của 5 quốc gia láng giềng với Việt Nam (nói trên) thì chắc rằng ai củng sẽ đồng ý là cái “Mu Hình” Bảo Tàng lịch sử VN nó lạc lõng, hợm hĩnh kỳ quặc đến tội nghiệp, một cái mu trần truồng chẳng mang lấy một cái nét chấm phá nào gọi là “đẹp cổ kính” đặc trưng vốn có ở các nhà bảo tàng lịch sử.
Người ta tự hỏi: Tại sao không sử dụng con số lẽ 277 tỷ đồng của con số dự toán 11.277 tỉ để mở rộng xây dựng thêm công trình phía sau Dinh Gia Long (Bảo Tàng TP/HCM) nếu muốn rộng hơn, và dùng tòa “siêu dinh thự” này làm Bảo Tàng Quốc Gia? Để tiết kiệm 11.000 tỷ còn lại chi cho các công trình thủy lợi trợ giúp nông dân đang bị thiên tai “đất nhiễm mặn” như nói trên (chẳng hạn) Khi mà Bảo Tàng Hà Nội 2300 tỷ “điển hình” của sự lãng phí đang nằm “hóng gió” chờ xuống cấp tại thủ đô?
Hay là “nhà nước, đảng ta” khoái lắm cái “Mu Hình” hiện đại: Một khe, hai mép, lông lún phún – và thích luôn nó: Hé mồm đòi nửa tỷ “đô xanh”!?