(Quan hệ đối tác Nga-Trung tạo ra nhiều vấn nạn cho Moscow hơn là cho phương Tây.)
Nhìn vào bàn cờ chess thế giới, người ta không thể không bối rối. Mới hôm qua, Nga hẹn hò với Châu Âu; hôm nay, điện Kremlin cố gắng thuyết phục thế giới (và chính mình?) là đã yêu Bắc Kinh.
Chứng kiến cảnh tuần trước Nga tổ chức song hành hội nghị thượng đỉnh BRICS (Brazil, Russia, India, China, South Africa) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải-SCO (Shanghai Cooperation Organization) - một tín hiệu rõ rệt của sự "xoay trục Á Châu" kiểu Nga, cũng như cái nghị trình mà Nga đưa ra cho thế giới ngoài phương Tây rằng Nga như là một mô hình văn minh thay thế phương Tây. Cũng các chuyên gia, ở Nga và ở phương Tây, những người lúc trước đã xem Nga như là một phần của Đại Âu Châu (Greater Europe), hôm nay lại thích thú ca tụng Nga như là một phần của Đại Á Châu (Greater Asia). Đương nhiên, các quốc gia thỉnh thoảng hay đổi huớng để xây dựng các liên minh mới nhằm phục vụ những lợi ích của nó. Tuy nhiên, điện Kremlin và đội quân tuyên truyền đã lập luận rằng việc Nga xoay trục về Á Châu là một cái gì đó sâu sắc hơn: thay đổi bản sắc của nền văn minh Nga thành nền văn minh Âu-Á (Eurasian). Trong thực tế điều này có nghĩa là xoá hết các khía cạnh văn hóa Âu Châu trong tâm lý Nga và trở về xã hội của một đất nước tiền hiện đại.
Tất cả các lập luận hỗ trợ cho việc Nga chuyển sang Á Châu - và điệu nhảy tango của nó với Trung Quốc -khiến tôi cho là hoặc ngây thơ hay cố tình dối trá. Người ta không thể tránh được ấn tượng rằng đây là một trò chơi mới của "Hãy giả vờ!" (Let's Pretend!) mà trong đó cả hai vũ công đều hiểu rất rõ là họ đang dính dự vô điều gì. Nhưng liệu các thành viên của "trục tiện nghi" mới (tiện nghi cho ai?) biết bản tango sẽ dẫn họ đi đâu?
Quan hệ đối tác mới được đánh dấu bởi các hoạt động cuồng nhiệt: việc ký kết hàng tá các hiệp ước; sự tâm đắc chung của Tập Cận Bình và Putin tại lễ kỷ niệm năm thứ bảy mươi ngày đầu hàng của Đức Quốc xã trong Thế chiến II (trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây không tham dự); các cuộc tập trận quân sự chung của tàu chiến Nga và Trung Quốc ở phía đông Biển Địa Trung Hải; sự cam kết để nối Âu-Á Thống Nhất (Eurasian Union) với Con Đường Tơ Lụa Mới (New Silk Road) của Trung Quốc; và ngay cả cái thỏa thuận to đùng 400 tỷ đôla khí đốt. Tất cả các điều này có vẻ như để xác nhận sự trừng lên của một Liên Minh Vĩ Đại (Grand Alliance) có thể thay đổi trật tự toàn cầu. Nhưng huê dạng bên ngoài có thể là một sự lừa dối.
Cái nguyên nhân tiên khởi của mối quan hệ này - cả hai cùng muốn ngăn chặn Mỹ - thì không thuyết phục. Đương nhiên, Nga và Trung Quốc đều được biết là không thích Mỹ. Nhưng tại sao đoàn kết để ngăn chận Mỹ bây giờ, trong khi người Mỹ đang cuốn chiếu và đang bị kẹt trong các cuộc xung đột không giải quyết được, và khi Tổng thống Mỹ không thực sự thú vị trong vấn đề đối ngoại, càng không có tham vọng địa chính trị nào to lớn? Bên cạnh đó, Bắc Kinh hầu như không có ý định làm hư hỏng mối quan hệ với Mỹ hay làm đe dọa con đường vào thị trường Mỹ đầy lợi nhuận của họ. Nếu Trung Quốc sẵn sàng tham gia với điện Kremlin trong cuộc thập tự chinh chống Mỹ, tại sao họ ký các thỏa thuận sâu rộng về hợp tác quân sự với Mỹ? "Cho dù Tập và Putin có thể nằm cùng giường để chống phương Tây, nhưng các giấc mơ của họ rõ ràng là khác nhau", như bà Huiyun Feng cảnh báo. Dù sao, chúng ta đừng quên một sự thật là: cung cách chống Mỹ giúp họ có một biện minh thuận tiện cho các hành động có những mục tiêu khác nhau không trực tiếp liên quan đến Mỹ.
Tôi sẽ để cho các chuyên gia Trung Quốc suy nghĩ về những câu hỏi tại sao Bắc Kinh tham gia vào trò chơi này. Cho đến bây giờ, ấn tượng cho thấy là Trung Quốc đóng vai một đối tác thầm lặng, chỉ vừa đủ để cho Nga chạy theo tán tỉnh. Với tôi, câu hỏi thú vị hơn là tại sao Moscow, đối tác tích cực, cần nhảy bản tango này? Tất cả những cân nhắc chính trị, lịch sử và tâm lý đều cảnh báo Moscow không nên dính dự vào quan hệ đối tác kỳ cục, không tự nhiên này mà nó có thể dễ dàng trở thành một cái dây thòng lọng quấn quanh cổ của Moscow. Trên danh sách của các ưu và khuyết điểm, những khuyết điểm chiến thắng xa một dặm đường.
Để bắt đầu, Trung Quốc vẫn nuôi duỡng sự bất bình lịch sử với Nga. Tại sao Trung Quốc phải hạ mình để mua nguyên liệu từ Ngoại Mãn Châu vùng của TQ truớc đây, được nhượng lại cho Nga trong thế kỷ 19 do kết quả của một loạt các hiệp ước nhục nhã mà Nga đã áp đặt lên Trung Quốc? Người Trung Quốc thực sự bỏ qua? Henry Kissinger không nghĩ như vậy: "các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không quên hàng loạt các 'hiệp ước bất bình đẳng' bòn rút hằng thế kỷ để thiết lập sự sở hữu của Nga ở các tỉnh Viễn Đông miền biển..." (On China, Penguin Books, 2011, pp. 98-9).
Quan trọng hơn nữa trong thực tế Nga và Trung Quốc đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Nga đang suy đồi, và chế độ hiện tại của nó dường như đang bước vào một cơn hấp hối, đe dọa kéo đất nước đi xuống hỗn loạn và bất ổn. Trung Quốc, ngược lại, vẫn đang trừng lên (ngay cả khi thị truờng chứng khoán Trung Quốc sụt giảm trong vài tuần qua đã phơi bày ra nhiều lằn nứt lớn trong hệ thống). Sự bất cân xứng lớn này làm cho mối quan hệ trở nên mong manh, tạo điều kiện cho đối tác mạnh hơn sử dụng đối tác yếu để phục vụ lợi ích của mình. Nhưng nếu sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc gần đây là dấu hiệu của sự tuột dốc kinh tế đang đến gần, thì sự cân xứng của hai gã độc tài khổng lồ đang sụp đổ (mặc dù ở tốc độ khác nhau) có thể đẩy họ vào một cuộc đấu tranh với nhau tai hại nhất để sống còn. Cộng thêm vào thực tế này là đặc tính của các quyền lực độc tài thuờng không có khả năng hay sự sẵn sàng để nhúng nhuờng hay sự nhạy cảm khi liên quan đến các chuẩn mực đạo đức. Tại sao Bắc Kinh cần phải hành động vị tha đối với một đất nước mà nó đã thể hiện sự không hối tiếc trong việc bắt nạt các nước láng giềng yếu hơn của nó?
Như sự sáp nhập Crimea và cuộc chiến tranh mà Nga gây ra với Ukraine đã chứng minh, Moscow đã chọn con đường phá hệ thống pháp luật quốc tế và áp đặt quyền lực của mình để duy trì các khu vực ảnh hưởng. Các kế hoạch lấp biển của Trung Quốc ở Biển Đông và thọc giàn khoan vào vùng biển Việt Nam chứng minh rằng Bắc Kinh và Moscow đã đọc từ cùng một quyển sách. Những khuynh hướng xét lại của Bắc Kinh cũng sẽ mở rộng sang vùng Viễn Đông của Nga không phải là nó vừa tự nhiên và vừa mong đợi lắm sao?
Nền tảng kinh tế nằm dưới cặp đôi/tandem Nga-Trung có vẻ như làm mềm những trở ngại địa chính trị vừa nói, ngoại trừ cho một thực tế rằng nó không phải là rất ổn định, ít nhất là khi nói đến lợi ích của Nga. Nga đặt nền tảng cho mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trên ba trụ cột chính - khí đốt, dầu hoả và vũ khí - và với một hy vọng: Trung Quốc đầu tư khổng lồ vào Nga. Theo số liệu được cung cấp bởi Viện Oxford Institute of Energy Research và CNP (trích dẫn bởi chuyên gia Nga Mikhail Krutichin), Trung Quốc cần 180 tỷ mét khối khí đốt, trong đó Trung Á (40 phần trăm) và các nguồn khác đã cung cấp. "Không còn nơi nào trống trên thị trường khí đốt của Trung Quốc cho những nhà cung cấp khác", Krutichin nói. Trung Quốc, tất nhiên, có thể mua khí đốt của Nga nếu Moscow giảm giá đáng kể, nhưng điều này sẽ làm cho toàn bộ dự án không có lợi cho Nga.
Hơn nữa, Bắc Kinh đã từ chối để tài trợ cho đường ống dẫn khí của Nga "Sila Sibiri" được coi là viên ngọc quý của tình hữu nghị Nga-Trung. Trung Quốc thậm chí còn cho rằng Nga nên bao trả các chi phí xây dựng và bảo trì đường ống trên lãnh thổ Trung Quốc. Thật kiêu ngạo! Rõ ràng đây là một cái tát vào mặt Moscow: trả tiền cho việc xoay trục của riêng mình! Moscow đã trình bày rằng thỏa thuận khí đốt này là bằng chứng chính yếu cho sự thành công của cặp đôi/tandem Nga- Trung; nếu điều này hóa ra là xấu như vậy cho người Nga, chúng ta có thể nói gì về bản chất của những giao dịch khác? Về dầu hỏa, Trung Quốc đã đa dạng hóa nguồn cung cấp của họ, thông qua sự hợp tác với Trung Á, và không có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga. Cuối cùng nhưng chưa phải hết, Nga là nguồn cung cấp lớn nhất của Trung Quốc cho việc nhập khẩu vũ khí và công nghệ quân sự. Nhưng sự ngập ngừng của Moscow để vũ trang cho Trung Quốc thì ai cũng biết, và Bắc Kinh có thể dễ dàng để nhận thấy rằng việc buôn bán vũ khí của Nga cho Ấn Độ và Việt Nam không chỉ đơn thuần là một thỏa thuận thương mại nhưng còn là một răn đe đối với Trung Quốc.
Và cuối cùng, hy vọng của Nga là Trung Quốc sẽ giúp họ giảm bớt áp lực của lệnh trừng phạt của phương Tây với các khoản vay nợ đã được chứng minh là không tìm thấy được. Các đại diện của VTB, ngân hàng hàng đầu của Nga, khi nói đến giao dịch với Trung Quốc, đã đưa ra một thông báo phàn nàn rằng "những trở ngại quan trọng trong quan hệ song phương là lập truờng gây tranh cãi của Trung Quốc liên quan đến các ngân hàng Nga..." Phần lớn các ngân hàng Trung Quốc từ chối để có một giao dịch liên ngân hàng với ngân hàng Nga. Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã cắt giảm đáng kể sự tham gia của họ trong việc trao đổi thương mại với Nga.
Các hoan hô chói tai ở Moscow cho "tính gắn bó" của dự án theo sở thích riêng của Putin (Âu-Á Thống Nhất) với "Vành Đai Kinh Tế Con Đường Tơ Lụa Mới" đầy tham vọng của Trung Quốc (nay là đề án "Một Đai, Một Đường") có thể được coi là một nỗ lực khác để che giấu sự giả trá. Âu-Á Thống Nhất chỉ có thể bơi được nhờ vào các khoản trợ cấp từ Moscow, mà hiện nay đang lo lấp các lỗ hổng trong ngân sách bị chảy máu. Trong khi đó, Trung Á - bao gồm Kazakhstan, đối tác hàng đầu của Moscow trong Âu-Á Thống Nhất - đã hội nhập nhanh chóng với Trung Quốc. "Đan xen" có thể xảy ra, nhưng chỉ là phương tiện cho Trung Quốc phát triển cơ sở hạ tầng kết nối TQ với Âu Châu. Liệu Nga có sẵn sàng để phục vụ như là "cầu nối" của Trung Quốc? Điều trớ trêu là, ở thời điểm mà Trung Quốc muốn xây "cầu nối" cho chính họ đến Âu Châu, thì điện Kremlin của Putin muốn đẩy Nga theo hướng ngược lại, nó làm cho toàn bộ "tính gắn bó" thành một mớ hỗn độn. Tôi đồng ý với Bjorn Duben: "Mặc dù Trung Quốc đã cố gắng để xoá tan những lo ngại của Moscow, nhấn mạnh rằng kế hoạch này không nhằm chống lại Nga, rất dễ để nghĩ rằng kế hoạch Âu-Á Thống Nhất Kinh Tế của Putin và các kế hoạch trên phạm vi diện rộng của Trung Quốc để tiếp tục bành truớng tầm với kinh tế của TQ xa hơn ở Trung Á là những dự án không phù hợp nhau".
Chính cái động lực đẩy Kremlin về huớng Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu làm bùng cháy lên những nghi ngờ của nguời Nga, và thậm chí cả sự thù địch, đối với người Trung Quốc. Ở đây tôi có ý nghĩ của mô hình "Thành Trì Bị Lâm Nguy" (Besieged Fortress model), mà việc đi tìm kiếm kẻ thù là nền tảng cho tính chính đáng quân sự-dân tộc chủ nghĩa hiện nay của điện Kremlin. Ở thời điểm hiện nay thì mô hình này hoạt động hiệu quả bằng cách làm cho phương Tây, và chủ yếu là Mỹ, là địch thủ của Nga. Tuy nhiên, Mỹ - một kẻ thù ở xa, không có biên giới chung với Nga và có rất ít các mối quan hệ trực tiếp - có thể sớm bị mất đi vai trò mà Nga xem là chúa gây dị ứng (allergan-in-chief). Hiện có hàng trăm ngàn người sắc tộc Trung Quốc ở Nga (và nguời Nga cũng thường gộp chung nguời Việt và dân Á Châu khác như là người "Trung Quốc"), và văn hóa Trung Quốc thường là rất lạ và khó hiểu cho người Nga bình thường. Vì vậy sự mất lòng tin vào Trung Quốc có thể trở thành một phương pháp hiệu quả hơn để tái tạo tâm lý "Thành Trì Bị Lâm Nguy" ở Nga. Tiềm năng của cảm giác chống Trung Quốc ở Nga đã héo úa, không hoạt động trong một thời gian dài, chỉ thỉnh thoảng nổi lên trong những mối lo âu về việc Trung Quốc lấy Siberia và Viễn Đông của Nga. Sự mất lòng tin sâu sắc với Trung Quốc trên bình diện của giai tầng chính trị và môi trường trí thức có thể dễ dàng trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự tìm kiếm một kẻ thù mới. Sự thất bại không thể tránh khỏi trong những nỗ lực của Kremlin để xây dựng quan hệ đối tác với Bắc Kinh, hầu có thể giúp giải quyết các vấn nạn đang chồng chất, cùng với sự hiểu lầm về chương trình và tâm lý của một đại quốc cạnh biên giới của Nga, có thể dễ dàng biến Trung Quốc thành một đối tượng mới của hận thù.
Trong khi đó, có rất nhiều chỉ dấu cho thấy sự mong manh của cấu trúc "chúng ta là bạn với Trung Quốc" mà điện Kremlin xây dựng. Tin trong tháng 6 năm 2015 lan ra rằng vùng Zabaikalski của Nga (một phần của Trung Quốc cũ có tên Ngoại Mãn Châu) hứa sẽ cấp khoảng 300,000 hecta đất cho công ty Trung Quốc Huae Xinban dưới một hợp đồng thuê 49 năm với giá bèo đậu phọng - ít hơn $5 đôla một hecta. Đồng thời, một dự thảo luật đã được đệ trình lên Quốc Hội Duma của Liên Bang Nga để đảm bảo chủ quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ được thuê; cũng là một Kremlin đã dữ dội ra sức bảo vệ chủ quyền Nga, chống phương Tây độc hại, thì lại đang bán chủ quyền này với giá đậu phộng cho Trung Quốc. Điều này đã khuấy lên một phản ứng giận dữ trên khắp nước Nga, và các chính quyền địa phương đã buộc phải thoái lui. Trường hợp này chứng tỏ rằng sự xâm nhập của Trung Quốc vào Nga đã không nhận được sự chào đón nồng nhiệt. Nếu tốt nhất, nó làm tăng những mối nghi ngờ; nếu tệ nhất, nó gây ra sự thù địch.
Mối quan hệ với Trung Quốc đã trở nên một chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông và internet Nga. Một trong những nguyên nhân để lo lắng là sự thiếu rõ ràng trong logic hoặc tầm nhìn viễn kiến trong những nỗ lực của Kremlin để có được những thỏa thuận bí mật với Trung Quốc. Cũng những cơ quan chức năng của Nga đã tuyên bố sẵn sàng chiến đấu cho lãnh thổ thiêng liêng Nga bên phần Âu Châu của nước này, lại bày tỏ sự sẵn sàng nhuợng bộ cho những đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc, hoặc ngoảnh mặt làm ngơ khi Trung Quốc chiếm giữ lãnh thổ Nga. Nga đã giao cho Trung Quốc 1,844,407 hecta đất dọc theo biên giới Nga-Trung cho TQ cắt gỗ, và cho TQ thuê những mảng lớn của lãnh thổ Nga cho các mục đích nông nghiệp. Thống đốc vùng tự trị của người Do Thái ở Viễn Đông nói về chuyện này tại Diễn đàn Kinh tế Petersburg vừa qua, "Các nhà đầu tư đến gặp tôi và đề nghị các dự án nông nghiệp. Tôi đã đồng ý. Nhưng sau đó tôi phát hiện ra rằng chúng tôi không có đất - khoảng 80 phần trăm đất đai của chúng tôi do nguời Trung Quốc kiểm soát, một cách chính thức hoặc không chính thức. Họ trồng đậu nành nhưng lại giết chết đất. "Các nhà nghiên cứu của Đại học Zabaikal đã viết trong bản ghi nhớ, sự phân tích của họ rằng "nguời Trung Quốc sử dụng các loại phân bón độc hại và hủy hoại các hệ sinh thái, không chỉ trên những lãnh thổ họ thuê, mà còn trên các vùng lãnh thổ lân cận."
Vấn nạn ở đây là nhà nước Nga và các giới chức tham nhũng Nga đã tạo ra những quy luật để tưởng thưởng cho các mô hình kinh doanh có tính cách tàn phá. Như một ví dụ, sẽ không có cơ hội đầu tư cho Trung Quốc nếu họ hành xử như vậy ở Phần Lan hay Ba Lan. Ở Nga, kết quả cuối cùng thì rõ ràng: Hoạt động của Trung Quốc đang kích động những phản ứng thù địch từ người dân địa phương.
Trong thời điểm này, các chuyên gia thân Kremlin của Nga đã tự thuyết phục chính họ (và các lãnh đạo Nga) rằng tình hữu nghị với Trung Quốc là một cơ hội tuyệt vời - và thậm chí còn là một liên minh đi đến thay đổi trật tự thế giới! Đúng, họ phải tìm ra cách để áp dụng phương pháp tiếp cận chính trị thực dụng/realpolitik mà họ yêu thích cho cặp đôi/tandem mới. Xem xét trên các điều kiện về thăng bằng quyền lực, sự bất cân xứng của cặp đôi/tandem này đặt ra sự nghi ngờ đáng kể về tính bền vững của nó. Vì thế, tất cả các màn thảy chụp/juggling sáo ngữ đưa ra từ điện Kremlin có một mục đích: để chứng minh rằng việc xoay trục của Nga sang Á Châu thì có ý nghĩa, và rằng sự kết ước mới sẽ phục vụ mục đích của Kremlin. Công việc chính yếu là thuyết phục được dân Nga rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một thế lực bá quyền cao ngạo. Nhưng cho đến nay tất cả các phân tích trong công tác "tuyên truyền xoay trục" của Nga đã chỉ gây thêm nhiều nghi ngờ. Tất cả các chuyên gia có uy tín đều thừa nhận rằng Trung Quốc là đối tác mạnh hơn, nhưng họ nói rằng dù vậy "Moscow chắc là sẽ tìm ra cách để kiến tạo 'một mối quan hệ đặc biệt' với đối tác của mình."
Một số chuyên gia thừa nhận rằng họ không chắc chắn làm thế nào Moscow có thể bảo vệ chủ quyền và độc lập từ Bắc Kinh. Các chuyên gia khác thì lạc quan hơn, tin rằng Nga sẽ duy trì "quyền lực đại cường", và Bắc Kinh sẽ thừa nhận tư thế của Nga như vậy. Nhưng điều rõ ràng ai cũng có thể nhìn thấy được là những khó khăn của họ trong các nỗ lực để xác định vai trò trong cặp đôi/tandem Nga-Trung: Trung Quốc là lãnh đạo, không phải là bá quyền, theo đề nghị của các chuyên gia. Nhưng làm thế nào để khả thi khi là lãnh đạo mà không có quyền bá chủ? Và tại sao một nhà nước hoạt động trên trường quốc tế trên cơ sở của quy tắc Hobson (chọn lựa Yes hay No) lại có lý do nào để tin rằng các đối thủ cạnh tranh của mình tất cả sẽ chơi theo các quy tắc của Kant? (luân lý phổ quát). Nó có vẻ thảm hại cho Nga để hy vọng rằng Trung Quốc sẽ chìu theo khao khát của Kremlin để Nga được kéo dài vị thế đại cường (một sự chìu chuộng, dù tình cờ, mà phương Tây đã làm cho Nga trong một thời gian dài). Như Kissinger đã nhận xét, "Trung Quốc đã chưa bao giờ có liên hệ bền vững với một nước khác trên căn bản bình đẳng, vì lý do đơn giản là TQ chưa bao giờ đương đầu với những đối tượng có tầm cỡ hay có văn hoá tương đồng" (On China, p. 16-7). Đã có dấu hiệu nào cho thấy là não trạng chính trị của Trung Quốc đã thay đổi mà người ta không bắt được?
Cách giải thích đơn giản hơn và được ưa chuộng hơn, 'kết ước mới' là một ảo ảnh. Đây không phải là để nói rằng Nga không thể vắt ra được lợi thế của tình bạn giả tạo này trong quá khứ. Nhóm lợi ích của Nga (rent-seeking elite) đã vận dụng tình bạn giả tạo này với phương Tây để thiết lập sự hội nhập cá nhân và xây dựng những bộ máy rửa tiền của họ có trụ sở ở phuơng Tây. Nhưng Trung Quốc là một trường hợp hoàn toàn khác biệt - ít bị yếu điểm của lòng vị tha và sự nuông chìu, sự tự hào, tự túc, tham vọng và kiên nhẫn. Tại sao Trung Quốc phải giúp chữa trị những phức tạp của Nga, hay cung cấp cho nhóm đặc quyền/elite các phương tiện để thủ đắc sự phù phiếm hay tài sản cá nhân của họ? Trong 'kết ước mới' này, điện Kremlin chỉ có hai lựa chọn: đóng vai trò của con chó kiểng, hay sẵn sàng để than vãn về sự bị nhục nhã một lần nữa, được lập đi lập lại như thế nào. Phương Tây, qua việc đối xử với Nga trong cái bao tay tử tế, đã thất bại trong việc dạy cho Nga một bài học; nhưng Trung Quốc ít có khả năng sai lầm về mặt bao dung.
Một số chuyên gia phương Tây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng chống phương Tây của mối tình Nga-Trung. Tôi thì lo lắng nhiều hơn về những tác dụng của mối quan hệ sẽ cháy chìm trong ngọn lửa. Moscow sẽ phản ứng như thế nào khi vỡ mộng với đối tác Trung Quốc? Bắc Kinh phản ứng như thế nào trước sự mục rữa của hệ thống Nga và ác cảm của dân Nga đối với Trung Quốc do chính TQ gợi ra? Liệu Trung Quốc hiểu cái mớ bùi nhùi hỗn độn mà TQ đang bước vào?
Sự cô đơn và sự bất an đã buộc giới lãnh đạo Nga thực hiện một động thái mà họ hoặc biết, hoặc nghi ngờ là nó sẽ không có lợi. Có lẽ đã tới lúc để điện Kremlin đi tìm kiếm một sự xoay trục mới? Miến Điện thì thế nào? Không phải là nó an toàn hơn hay sao?
(Lilia Shevtsova là nhà nghiên cứu thâm niên không thuờng trú của Viện Brookings và là thành viên ban biên tập của TAI.)
bit.ly/1KegI80
www.brook.gs/1HI0iyM
Bản tiếng Việt: