Những quốc gia sống và những quốc gia chết - Dân Làm Báo

Những quốc gia sống và những quốc gia chết


Lời người dịch: Thủ tướng Anh Salisbury hay còn gọi Lord Salisbury đọc diễn văn bàn về ngoại giao Anh vào ngày 4 tháng Năm, 1898. Thông điệp cốt lõi của bài diễn văn là những quốc gia yếu sẽ ngày càng yếu và những quốc gia mạnh sẽ ngày càng mạnh. Số phận bi kịch của những quốc gia yếu mà ông gọi là những quốc gia chết là điều ai cũng đoán được. Việt Nam hiện nay là quốc gia đang chết. Và con đường duy nhất để thay đổi số phận tất yếu đang chờ đợi quốc gia thân yêu của chúng ta là chúng ta phải thay đổi thể chế cộng sản qua con đường đấu tranh bất bạo động. Sự thành công hay thất bại của công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ sẽ quyết định tương lai Việt Nam như một thuộc địa mới của Trung Quốc hay như một quốc gia sẽ sống như đã từng sống can trường suốt hơn bốn ngàn năm qua. Trách nhiệm cứu nước khỏi bị diệt vong là trách nhiệm thiêng liêng của tất cả mọi người mang chung dòng máu Việt. 

Ta có thể tạm phân chia những quốc gia trên thế giới thành những quốc gia sống và những quốc gia chết. Một bên ta có những cường quốc có sức mạnh rất lớn, tăng gia sức mạnh mỗi năm, tăng gia của cải, tăng gia thuộc địa, tăng gia sự hoàn thiện của tổ chức của họ. Đường sắt đã cho họ sức mạnh tập trung vào bất kỳ lúc nào toàn bộ sức mạnh quân sự của dân chúng và tập họp quân đội có tầm vóc và sức mạnh mà những thế hệ trong quá khứ không bao giờ mơ tưởng đến. Khoa học đã đặt vào tay những quân đội này những vũ khí tiêu diệt càng ngày càng hiệu quả, và vì thế tăng thêm sức mạnh đáng sợ cho những người có cơ hội xử dụng chúng.

Bên cạnh những tổ chức tuyệt vời này có nhiều cộng đồng mà tôi chỉ có thể cho là chết, mặc dù hình dung từ này tất nhiên áp dụng cho những quốc gia này theo những mức độ rất khác nhau. Trong những quốc gia chết này sự vô tổ chức và suy đồi đang tăng gần như nhanh bằng với sự tập trung và sức mạnh ngày càng cao đang tăng ở các quốc gia sống mà tồn tại bên cạnh họ. Suốt hàng chục năm trời họ càng lúc càng suy yếu hơn, nghèo nàn hơn, và càng không có những người tài giỏi lãnh đạo hay những thể chế mà họ có thể tin tưởng, rõ ràng tiến càng lúc càng gần đến số phận của họ nhưng vẫn bám chặc kỳ lạ vào cuộc sống họ có. Ở những nước này sự cai trị tàn tệ không chỉ không sửa được, mà còn càng lúc càng tệ hại hơn. Xã hội họ, và xã hội chính thức, chính quyền,đa phần là thối nát, cho nên không có cơ sở vững chắc cho bất kỳ hy vọng nào về cải cách hay phục hồi.

Tất nhiên tôi không thể nào tiên đoán tình trạng này có thể kéo dài bao lâu. Tôi chỉ có thể chỉ ra rằng quá trình này đang diễn ra, những quốc gia yếu càng trở nên yếu hơn, và những quốc gia mạnh càng trở nên mạnh hơn. Chẳng cần tiên đoán tài giỏi nào để chỉ ra kết quả tất yếu phải có của quá trình chung ấy. Vì lý do này hay lý do khác- từ sự cần thiết của chính trị hay dưới cái cớ nhân đạo giả dối - những quốc gia sống dần dần sẽ xâm chiếm lãnh thổ của những quốc gia chết.


Nguồn: Trích dịch từ báo Daily Mall and Empire ngày 21/5/1898.


Bản tiếng Việt:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo