Tại sao kinh tế Trung cộng tồi tệ thê thảm hơn là chúng ta nghĩ? - Dân Làm Báo

Tại sao kinh tế Trung cộng tồi tệ thê thảm hơn là chúng ta nghĩ?

Daniel Marans - The Huffington Post * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình gánh sau lưng một nền kinh tế bất ổn khi viếng thăm Hoa Kỳ tuần này. Điều này cũng là nỗi lo lắng của lãnh đạo từ nhiều quốc gia khác đang giao thuơng kinh tế với Trung cộng, trong đó có Hoa Kỳ, và chắc chắn đây sẽ là vấn đề được đàm đạo khi họ Tập gặp Tổng Thống Obama vào thứ Năm (24-9-2015).

Các quốc gia giao thuơng kinh tế với Trung cộng có lý do để lo lắng: Trung cộng có thể vượt qua nổi khủng hoảng hay sụp đổ thê thảm hoàn toàn tùy thuộc vào giới lãnh đạo độc tài của Trung cộng. Họ cần phải tiến hành cải cách kinh tế sâu rộng bao gồm thúc đẩy cạnh tranh, thúc đẩy tư nhân hóa nền kinh tế và điều chỉnh đầu tư tài lực nếu Trung cộng thật sự muốn cải thiện và phục hồi tốc độ tăng trưởng, cũng như muốn tạo được sự ổn định & phát triển lâu bền cho nền kinh tế của mình.

Kinh tế Trung cộng chưa đi vào suy thoái, nhưng phát triển chậm lại trong hai năm qua và đặc biệt lộ ra những dấu hiệu khủng hoảng vào những tháng gần đây. Kinh tế Trung cộng tăng trưởng bảy phần trăm theo loan báo của giới chức chính phủ Trung cộng vào năm 2015. Hầu hết giới chuyên gia phân tích kinh tế phương Tây cho rằng tốc độ phát triển thật sự của Kinh tế Trung cộng thấp hơn rất nhiều.(Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng hiện nay của Kinh tế Trung cộng là dưới 4.5 phần trăm hoặc còn thấp hơn nữa!)

Tăng trưởng bảy phần trăm là một tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao so với những nước đã phát triển. Như kinh tế Hoa Kỳ chẳng hạn, tăng trưởng chỉ đạt ở mức hai phần trăm kể từ năm 2010. Tuy nhiên, Trung cộng cần duy trì lâu dài mức tăng trưởng kinh tế cao như thế để giúp năm trăm triệu dân của họ thoát khỏi đói nghèo kề từ năm 1978- và hiện nay, Trung cộng vẫn còn một trăm triệu người sống trong đói khổ.

Bởi vì nền kinh tế Trung cộng là một nền kinh tế lớn đứng hàng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ, chỉ cần nền kinh tế này tăng trưởng chậm lại một chút thôi thì cũng tạo ra những ảnh huởng nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung cộng khiến kinh tế của nhiều quốc gia khác như Brazil, Argentina, Chile, Canada và Úc lao đao vì nền kinh tế những nước này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu nhiên liệu khoáng sản tăng hay giảm của nền kinh tế Trung cộng. 

Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Lo lắng về viễn cảnh suy sụp kinh tế tại Trung cộng và ảnh huởng của sự suy sụp này lên kinh tế các nước khác như Brazil đã gây ra tình trạng bán tháo tại thị trường chứng khoáng của Hoa Kỳ vào tháng Tám. Chính Cục Dự Trử Liên Bang Hoa Kỳ đã quyết định không tăng lãi xuất vào thứ Năm tuần trước cũng vì quan ngại đến bất ổn kinh tế tại Trung cộng. 

Nguyên nhân trước mắt khiến kinh tế Trung cộng chậm lại là do ảnh huởng kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung cộng phát triển chậm lại vì nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra thế giới từ Trung cộng giảm. Khu vực sản xuất lắp ráp của Trung cộng tăng trưởng xuống thấp nhất trong ba năm qua tính vào tháng Tám này.

Nhìn một cách khách quan, tăng trưởng bị chậm lại là một điều không thể tránh khỏi khi kinh tế Trung cộng đã ở tột đỉnh tăng trưởng từ khả năng của mình và đến lúc phải đi xuống. Tiến sĩ Nicholas Hope, một chuyên gia phân tích kinh tế Trung cộng và là giám đốc “Stanford Center for International Developmet” thừa nhận:"Trung cộng có một nền kinh tế lớn mạnh" nhưng ông lại khẳng định "Không thể nào duy trì mãi tốc độ tăng trưởng 10 %)

Ai cũng thấy nguyên nhân sâu xa hơn cho sự khủng hoảng kinh tế của Trung cộng là quốc gia này đang trong giai đoạn chuyển đổi đầy khó khăn từ một nền kinh tế thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu sang một nền kinh tế tiêu thụ nội địa. Nếu mức tiêu thụ ăn xài tại nội địa Trung cộng tăng mạnh đủ bù đắp lại nhu cầu xuất khẩu giảm thì đây là một huớng phát triển vững chắc cho Trung cộng.

Trong lúc sự chuyển đổi nêu trên là cần thiết thì Trung cộng cũng cần phải gạt bỏ bớt sự kiểm soát của chính phủ lên nển kinh tế, tạo ra một thị trường cạnh tranh tự do. Khu vực dịch vụ chiếm một tỷ lệ lớn hơn khu vực sản xuất trong tổng giá trị sản phẩm quốc dân (GDP) đối với các quốc gia đã phát triển, vì lương bổng và mức sống thu nhập trong khu vực này trong những quốc gia đã phát triển cao hơn trong khi sản xuất kỹ nghệ đem đến thu nhập thấp hơn. Giới lao động trung lưu và có bằng cấp tay nghề luôn tập trung nhiều vào khu vực dịch vụ chuyên môn của nền kinh tế (trong những quốc gia đã phát triển.)

Trong một nền kinh tế cạnh tranh tự do, tài lực tự động được chuyển đổi theo huớng phát triển kinh tế dịch vụ chuyên môn một cách tự nhiên, cạnh tranh bao giờ cũng điều khiển huớng đi của đầu tư.

Nhưng sự kiểm soát can thiệp của nhà nước lên nền kinh tế tại Trung cộng đã phá vỡ khả năng chuyển đổi cần thiết này của nền kinh tế cho hậu sự lâu dài. Từ năm 2008 trở đi, chính quyền tại trung ương và địa phương của Trung cộng đã bơm thẳng tay quá mức tài lực vào khu vực sản xuất và xây dựng, tung vốn đầu tư xây nhà máy, xi nghiệp, đường xá nhà cửa, xe điện một cách bừa bãi không đúng với nhu cầu thật sự của nền kinh tế và xã hội, khiến tổng trị giá khu vực này bị thổi phòng quá mức vượt qua giá trị thật sự quy định bởi thị trường.

Thay vì đi theo quy luật cung cầu của thị trường, những đầu tư kể trên hoàn toàn được thực hiện vì mục tiêu chính trị. "Thông thuờng ngân hàng chỉ cho mượn tiền đối với các dự án có triển vọng thành công", tiến sĩ Hope trình bày, " nhưng Trung cộng coi thường nguyên tắc quan trọng này và cho mượn tiền bởi mệnh lệnh các viên chức chính phủ. "

Hậu quả là nền kinh tế Trung cộng suy kiệt bởi xây quá nhiều xí nghiệp, thành phố và các cấu trúc cơ sở hạ tầng ngoài nhu cầu xã hội.

Trưởng nhóm kinh tế gia của hãng tư vấn đầu tư Mesirow Financial (có trụ sở tại Chicago ở Hoa Kỳ), bà Diane Swonk than phiền rằng:" Họ (giới cầm quyền Trung cộng) cho xây quá nhiều những cái cầu ở những nơi không người và (Trung cộng) ngập chìm trong nợ nần bất động sản."

Khi nền kinh tế bắt đầu yếu đi năm 2014, nhà cầm quyền Trung cộng bèn cho thổi phòng thị trường chứng khoáng để gở gạt những khoảng lỗ vốn (khổng lồ) của các doanh nghiệp quốc doanh; nhà cầm quyền hô hào khuyến khích giới trung lưu Trung cộng đem tiền dành dụm đầu tư vào chứng khoáng, nhưng sự thổi phòng giá chứng khoáng (một cách giả tạo) cũng đổ bể thê thảm, làm cả ngàn tỷ Mỹ kim thặng dư (tiền để dành của người dân) bị tiêu tan mây khói.

Những công ty độc quyền làm ăn chỉ thua lỗ của chính phủ trong lãnh vực truyền thông, hóa dầu cũng kéo nền kinh tế đi xuống hố, cản trở tăng trưởng.

Trung cộng cũng nhận thức được sự cần thiết phải cởi trói nền kinh tế ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước trong cuộc họp Trung Ương của Đảng cầm quyền tổ chức hàng năm lần thứ ba vào tháng Mười Một năm 2013.

Nhưng những kiến nghị cởi trói nền kinh tế từ cuộc họp này đã không được thực thị sau đó. Chính quyền và các ngân hàng tiếp tục tài trợ những dự án mờ ám không cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Không có một công ty nhà nước nào được tiến hành tư nhân hóa. Tinh hình càng thêm tệ hại cho đất nước khi những công ty nhà nước này gian dối lấp liếm về tình hình tài chánh thua lỗ của mình.

Cũng theo lời tiến sĩ Hope, "ngân hàng không chịu duy trì mức vốn an tòan, tôi lấy làm quá thất vọng là mặc dù kinh tế đi xuống, ngân hàng vẫn tung vốn cho những dự án chẳng ra gì!"

Mặc dù vậy, ông Hope vẫn tin rằng chính phủ Trung cộng có đầy đủ phương tiện và quyền lực để vãn hồi kinh tế trong giai đoạn trước mắt bằng cách kích thích nhu cầu. Chính phủ Trung cộng đã giảm lãi xuất nhiều lần trong giai đoạn rất ngắn, thậm chí sử dụng quỹ dự trử ngoại tệ để giữ vững giá Nhân Dân tệ đang tuột dốc thảm hại. Trung cộng cũng đã bơm 236 tỷ Mỹ kim để ổn định thị trường chứng khoáng.

Tiến sĩ Hope nhấn mạnh rằng nếu tình trạng trở nên tội tề hơn, chính phủ Trung cộng có thể gia tăng ngân sách chi tiêu cho các công trình phúc lợi công cộng để kích thích nhu cầu nội địa.

Nhưng nếu Trung cứ kích cầu theo kiểu đã làm trước đây- bằng cách tung tiền cho những dự án bất động sản tào lao- mà không chịu cởi trói nền kinh tế ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước thì hiểm họa của đổ vỡ của một nền kinh tế bị thổi phòng quá đáng còn nguyên đó. Hàng loạt các chương trình kích thích nhu cầu trong ngân sách để thu hút đầu tư ngoại quốc tiến hành sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 đã đẩy kinh tế Trung cộng ngày nay bị thổi phòng như bong bóng chờ đổ bể.

Tiến sĩ Hope cho rằng "Ăn sổi ở thì thì hại đường dài", và ông Hope còn tiếp: " Tôi thật lòng muốn thấy Trung cộng đừng chạy theo những cái lợi trước mắt mà hãy tập trung vào những cải cách quan trọng cho lâu dài."


Ghi Chú:

Xin vào:
để đọc trọn bài viết của tác giả Daniel Marans bằng Anh ngữ.

Tác giả Daniel Marans là một cây bút của tạp chí The Huffington Post. Ông tốt nghiệp đại học Johns Hopkins lừng danh của Hoa Kỳ tại Baltimore, tiểu bang Maryland.

Bà Diane Swonk, trưởng nhóm kinh tế gia của công ty tư vấn đầu tư Mesirow Financial, có trụ sở tại thành phố Chicago. Bà từng là cố vấn của Cục Dự Trử Liên Bang. Bà có bằng MBA về Kinh tế- Kinh doanh tại đại học Chicago. Bà được đánh giá là một kinh tế gia xuất sắc lỗi lạc trong lãnh vực nghiên cứu về ngành kinh tế quốc dân- mà ngôn ngữ Cộng Sản gọi là kinh tế vĩ mô.

Tiến sĩ Nicholas Hope, giám đốc viện nghiên cứu kinh tế Stanford Center for International Development (SCID) đặc trách về các vấn đề kinh tế Trung cộng tại đại học lừng danh Stanford ở tiểu bang California, Hoa Kỳ. Ông làm việc 20 năm tại Ngân Hàng Thế Giới World Bank (WB) với cương vị sau cùng là giám đốc điều hành chi nhánh của WB tại Indonexia. Tiến sĩ Nicholas Hope là một chuyên gia phân tích và cố vấn phát triển kinh tế cho Ấn Độ và đặc biệt là cho Trung cộng. Ông lấy luận án tiến sĩ tại đại học Princeton.

Lược dịch bởi:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo