Gordon Chang - Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Giới chức Trung Cộng đang âm thầm cấm đoán chuyển tư bản thặng dư ra nước ngoài. Những biện pháp mới được ban hành không những để ngăn chận những khoảng tiền lớn chuyển ra ngoại quốc, thí dụ như chuyển đổi trên một triệu đô-la tại Bank of China phải được xét duyệt bởi Bắc Kinh, mà còn dùng để ngăn chặn cả những khoảng tiền nhỏ chuyển ra ngoại quốc.
Thật tâm mà nói, giới chức Trung Cộng không muốn có khoảng tiền tệ nào được chuyển ra nước ngoài cả. Luật lệ của Trung Cộng chỉ cho phép người dân chuyển ra nước ngoài được 50 ngàn đô-la mỗi năm mà thôi. Tuy nhiên, lượng tiền chuyển ra nước ngoài này cũng không còn được cho phép tại tại Côn Minh, do các ngân hàng ở nơi này đưa ra quy tắc chỉ chuyển được tối đa qua Canada mỗi ngày không quá 5 ngàn đô tiền Canada. Đó là chưa kể đủ các thứ lệ phí lên đến 8% được áp đặt lên tổng số tiền chuyển ra nước ngoài nhằm làm nản lòng những người muốn chuyển tiền ra ngoại quốc.
Không còn nghi ngờ gì nữa, những biện pháp âm thầm ngăn cản chuyển tiền ra nước ngoài như tại Côn Minh thúc đẩy mọi người chuyển tiền bất hợp pháp qua Canada cho thân nhân ngày một nhiều hơn và những hành động ngăn chặn gắt gao của chính phủ chỉ lại càng khiến việc chảy máu ngoại tệ ra nước ngoài từ Trung Quốc chỉ có tăng chứ không hề giảm.
Chảy máu ngoại tệ ra khỏi Trung Cộng ngày mổi tăng bất luận mọi biện pháp cố gắng kiểm soát của chính phủ trên số tiền dù to hay nhỏ. Chẳng hạn như, theo sự quan sát của hãng thông tấn Bloomberg, số tiền ngoại tệ chuyển ra nước ngoài từ Trung Cộng cho mổi tháng của quý Ba lên cao đến không ngờ. Tháng Bảy, tổng số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài từ Trung Cộng là 124,6 tỷ Mỹ kim; tháng Tám, tăng lên 141,7 tỷ; tháng Chín, con số vọt lên 194,3 tỷ; khiến cho tổng số ngoại tệ của cả quý Ba, mà Trung Cộng bị chảy máu lên đến 460.6 tỷ Mỹ kim!
Trước tình huống này, sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Cộng bải bỏ mọi biện pháp ngăn cản vô dụng đã được tiến hành. Vào tháng trước, mọi người hy vọng đại hội đảng cộng sản cầm quyền bàn thảo cho kế hoạch kinh tế năm năm sẽ đề nghị bải bỏ những kiểm soát vô dụng trên trước năm 2020. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã, vào hôm thứ Năm (29-10-2015) khi bế mạc đại hội, đã không loan báo có việc bải bỏ này.
Mặc dù vậy, những ai đặt kỳ vọng cũng có được nguồn tin an ủi. Ngân hàng Trung Ương của Trung Cộng được gọi là People Bank of China (PBOC) cũng đã loan báo vào hôm thứ Sáu sẽ cho phép mở tài khoản và thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ; cũng như tại khu mậu dịch tự do Thượng Hải, PBOC cho phép được quyền đổi đồng Nhân Dân tệ (đồng Nguyên) ra ngoại tệ. Thông báo này của PBOC báo hiệu tự do trao đổi ngoại tệ đang được tiến hành từ từ khiến trị giá đồng Nguyên nhanh chóng phục hồi trở lại theo tác động thị trường mặc dù sự phục hồi giá trị này một phần cũng là do các ngân hàng nhà nước đồng loạt dùng ngoại tệ mua lại đồng Nguyên.
Sửa đổi này của PBOC ở khu tự do mậu dịch mới lập ở Thượng Hải sẽ đem đến hy vọng dẫn đến sự tự do chuyển đổi tiền tệ trên thị trường. Dù vậy, những biện pháp gắt gao ngăn cản chảy máu ngoại tệ nhưng chẳng hiệu quả gì vẫn chưa được chính thức bải bỏ trong kế hoạch kinh tế 5 năm tới đây. Mọi người thừa nhận rằng sửa đổi mới này của PBOC không nên tiến hành trước khi bải bỏ hết những biện pháp ngăn cản chuyển đổi ngoại tệ gắt gao nhưng vô dụng hiện đang được thi hành - nói một cách khác, tự do hóa hệ thống ngân hàng và thị trường trao đổi tiền tệ cần phải được thực thi và củng cố.
Hơn nữa, hiện cả hệ thống ngân hàng nhà nước và thị trường tài chánh gần đây của Trung Cộng đang lâm vào tình trạng kèn thổi xuôi, trống đánh ngược. Vào đầu tháng Bảy, Cộng Sản Trung Quốc đã làm mọi thặng dư cổ phiếu bốc hơi và tương lai của thị trường tài chánh thêm mờ mịt khi cho thực thi những biện pháp điên rồ, chẳng hạn như ban hành giá cổ phiếu theo quy định của chính phủ, cấm đấu giá trên thị trường, cấm trao đổi và cấm bán ra cổ phiếu. Những biện pháp bình ổn giá cả thị trường chứng khoán theo chỉ đạo làm tổn thất quá lớn về tài lực và nếu thật sự có chỉ số bán buôn thị trường theo chỉ định chính phủ thì nền kinh tế chẳng khác nào đang trở về thời "Quá Độ" nghèo nàn.
Đối sách của Bắc Kinh xuất phát từ mục tiêu khống chế hệ thống ngân hàng. Mười năm đầu của thế kỷ này, nhiều người cho rằng Trung Cộng thả lỏng ngân hàng để ngân hàng tự quyết định tín dung khi cho vay hay cho mượn. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, thủ tướng Ôn Gia Bảo ép buộc các ngân hàng cho vay mượn theo mức tín dụng lớn chưa từng có trong lịch sử theo quy định từ Trung Ương-và việc thả nổi tín dụng này khiến các ngân hàng kiệt quệ vì tràn ngập nợ xấu do cho vay tràn lan không cần xét duyệt khả năng chi trả. Số nợ xấu báo cáo bởi các ngân hàng gần đây dường như ngụy tạo cố che giấu tình trạng thảm hại thật sự của ngân hàng.
Đứng trước tình trạng ngân hàng kiệt quệ và thị trường tài chánh suy sụp, Bắc Kinh không thể nào để ngoại tệ chảy máu ra nước ngoài vì cần ngoại tệ để cứu vãn khủng hoảng. Ngay cả khi cố kiểm soát ngoại tệ công khai lẫn âm thầm, Trung Cộng vẫn đã bị chảy máu ngoại tệ ra ngoại quốc một với một mức độ kinh khiếp rồi.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Cộng không cần phải lo lắng khi ngoại tệ bị chuyển ra nước ngoài vì nước này có cả ngàn tỷ ngoại tệ dự trữ, dư sức cứu vãn nền tài chánh thoát khỏi khủng hoảng quẫn bách. Những người này đã quên đi một yếu tố vô cùng quan trọng là ngoại trừ một nhóm lãnh đạo nhỏ trong đảng Cộng Sản cầm quyền, không ai biết được quỹ dự trử ngoại tệ của Trung Cộng thật sự có được bao nhiêu ngoại tệ. Mọi nhận định của những người này chỉ đơn thuần dựa vào những gì sai sự thật Bắc Kinh tuyên bố mà thôi.
Hơn thế nữa, có cách để chứng minh Bắc Kinh tuyên bố sai sự thật khi theo dõi báo cáo của Cục Quản Lý Trao Đổi Ngoại Tệ, một bộ phận của PBOC chuyên quản lý giám sát lượng dự trử ngoại tệ sẳn có, mà trong những tháng gần đây, cơ quan này đã thường xuyên khai gian số lượng ngoại tệ mà Trung Cộng chi tiêu. Thí dụ như trong tháng Tám, tạp chí Wall Street dựa vào nguồn tin hành lang thân cận với PBOC tiết lộ rằng Trung Cộng đã chi tiêu 120 đến 130 tỷ Mỹ kim để giữ giá đồng Nguyên trong tháng Bảy. Mặc dù vậy, các viên chức của Cục Quản Lý Trao Đổi Ngoại Tệ lại thông báo chính thức chính phủ chỉ chi tiêu có 93.9 tỷ mà thôi. Nhiều chuyên gia nghĩ rằng quỹ dự trử này phải chi ra 150 tỷ là ít nhất.
Còn tháng Tám thì sao lại không có thông báo gì? Giới kinh tế gia, thông qua nguồn tin dữ liệu từ Bloomberg cho rằng quỹ dự trử phải xuất ra 57 tỷ Mỹ kim trong tháng Chín, trong khi giới chức chính phủ tuyên bố quỹ này chỉ chi ra 43.3 tỷ. Và trong tháng Chín, tổng số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài từ Trung Cộng đã đạt đến ngưỡng cửa 200 tỷ Mỹ kim.
Victor Shih, hiện là giáo sư đại học UC San Diego - Hoa Kỳ, gần đây đã bày tỏ sự thất vọng của ông về những bản báo cáo dối trá của PBOC. Ông phát biểu trên trang mạng Quartz, chuyên đối thoại về các đề tài kinh tế như sau: "Tôi hoàn toàn thất vọng trước sự dối trá và sửa đổi thông tin dữ liệu từ PBOC. Trung Cộng đã che giấu lượng dự trữ ngoại tệ của mình trong báo cáo bằng thủ đoạn sử dụng các khái niệm mơ hồ như "các tài sản khác ở nước ngoài" (mà không ghi rõ tài sản gì), "các tài khoản khác" (mà không ghi rõ tài khoản gì), "các món nợ khác" (mà không ghi rõ nợ gì, tại sao nợ và điều khoản trả nợ).
Nỗ lực che giấu sự thật của PBOC về số lượng ngoại tệ mà chính quyền phải chi tiêu để giữ giá đồng Nguyên cho thấy vấn đề chảy máu ngoại tệ của Trung Cộng vô cùng nghiêm trọng.
Tất cả những gì trình bày trong bài viết này không phải để cố khẳng định Bắc Kinh không có khả năng hạn chế hay giảm đi lượng ngoại tệ bị chuyển ra nước ngoài trong một tháng, trong một quý mà chỉ muốn lưu ý rằng con số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài của Trung Cộng đang ở mức báo động cần phải quan sát vì không có một nền kinh tế nào, ngay cả nền kinh tế Trung Cộng, có thể tồn tại đứng vững nếu lượng tư bản ngoại tệ thất thoát ra nước ngoài hai ngàn tỷ Mỹ kim một năm.
Nguồn:
Bản tiếng Việt: