Cá chết - dân tộc hết: Thủ đoạn Tàu-Việt cộng - Dân Làm Báo

Cá chết - dân tộc hết: Thủ đoạn Tàu-Việt cộng

Năm xích lô (Danlambao) - Thảm họa môi trường trên bốn Tỉnh và kéo dài chưa từng có trên đất nước Việt Nam (VN), xảy ra từ đầu tháng 04-2016 ở vùng duyên hải miền Trung đã làm người dân lẫn bà con hải ngoại lo lắng vì chẳng có đáp số từ phía nhà cầm quyền là điều dễ hiểu. Nhà cầm quyền thay vì tìm nguyên nhân để đưa ra đáp án, qua đó chứng minh năng lực lãnh đạo và thế nào là "chăm lo đời sống nhân dân"(!?), lại loay hoay câu giờ như choá nhà tang càng tạo thắc mắc của dư luận là có chăng đã "lỡ" nuốt thì phải bảo vệ điên cuồng cho thân chủ, nồi canh hẹ đã rối lại thêm bốc mùi thum thủm.

Trước khi đi vào một vài chi tiết về thảm họa môi sinh, chúng ta ôn lại tổng quát địa lý của Việt Nam để có khái niệm và đánh giá giữa diện và điểm.

Với diện tích (số tròn) 325.000 km². Bờ biển dài 3.200 km. Vị trí hẹp nhất là 50km nằm ở Hà Tĩnh.

Từ vài số liệu ngắn gọn nêu trên thì cổ họng VN sẽ bị bóp nghẹt nếu thế lực nào đó chủ động toan tính nắm thế địa chính trị và chi phối dòng hải lưu theo cách ghi trong sách sử là gió Nồm (Nam) và gió Bấc (Bắc). Từ địa điểm này đến Hoàng, Trường sa là vị trí chiến lược phối hợp nhanh gọn nhất. Từ điểm này tới Hải nam rất gần và có thể khống chế vịnh Bắc bộ khi chiến tranh nổ ra.

Người viết có dốt cũng nhìn ra vấn đề nên thắc mắc. Với vài trăm tướng của Việt cộng (Tàu cộng tuy đông dân nhưng tướng ít hơn, VC bị lạm phát tướng) chẳng lẽ ngu đần không nhìn ra chiến lược của kẻ lạ?

Diễn biến

Sự việc ra sao có lẽ không mấy ai thiếu thông tin khi đã xảy ra cả tháng nay nên người viết không tường trình lại sẽ mất thời gian của bạn đọc. Nói chung là hải vật sống ven biển từ môi trường tự nhiên đến nuôi tạo chết hàng loạt. Một yếu tố đáng lưu ý là những sinh vật tự nhiên bị hủy diệt này nằm ở tầng đáy ven bờ.

Khởi điểm là Vũng Áng (Hà Tĩnh) rồi kéo dài 300 km về hướng Nam qua bốn Tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) ngày càng lan dài theo bờ biển và chưa biết chừng nào chấm dứt, khoan bàn đến tác hại lâu dài.

Nhà cầm quyền cố trấn an dư luận nhưng thiếu khả năng thuyết phục khi thực phẩm "bẩn" tràn lan, hiện diện từng ngày tới tận cùng ngõ ngách của đất nước, rau "sạch" cũng chẳng sạch. Chứng nhận nguồn gốc "sạch" của cơ quan hữu trách đều vô giá trị khi bị phanh phui thì thảm họa môi trường biển này làm sao dân tin vào lãnh đạo tham nhũng hiện nay khi chính cơ quan hữu trách chưa trả lời cụ thể những gì người dân mong muốn.

Lấy gì bảo đảm rằng nguồn hải sản có chứng nhận "sạch" này an toàn khi nhà chức trách còn mãi loay hoay chưa thể đưa ra đáp án nguyên nhân của thảm họa? Chuyện đơn giản chưa làm được, nói chi quốc gia đại sự!

Mời chuyên gia nước ngoài ư? Không tin, vì hiệp định hiệp ước đảng ký kết với quốc tế còn không tôn trọng thì "mời" chuyên gia chỉ là đối phó và "chuyên gia" được mời phải thực hiện theo chỉ đạo của đảng. Liên Hiệp Quốc có ngỏ ý giúp nhà nước cs tìm hiểu nguyên nhân nhưng theo góc nhìn của người viết thì khó chấp nhận vì nhà nước thừa biết nguyên nhân từ đâu ra. Chẳng cần tìm vẫn hiểu.

Mật ước Thành đô (Chengdu) đang từng bước thành hiện thực? Chắc ăn để đối phó với CSVN chuyên ăn cháo đá bát nên Tàu cộng cũng có những toan tính của họ.

Nguyên nhân

Tại sao tôm cá chết hàng loạt vẫn là thắc mắc lớn của người dân đối với nhà cầm quyền. Theo nguyên tắc, căn bản nhất là khoanh vùng và phương pháp loại trừ sẽ dễ hơn để tìm ra yếu tố có thể gây ra sự việc thì họ luôn loanh quanh chơi trò ú tim và khi xuất hiện chính thức sau những đòi hỏi của dư luận thì họ đưa ra lý do thiếu thuyết phục ngay cả với thiếu nhi nhưng luôn loại trừ yếu tố Formosa càng tạo nghi vấn cho dư luận. Với hơn 20.000 giáo sư tiến sỹ (khoan nói chuyên môn, chỉ nêu về trí thức) chưa "phát hiện" nguyên nhân là một chuyện nhưng tại sao nhà cầm quyền luôn khẳng định và bào chữa cho nghi phạm đủ chứng tỏ nó có vấn đề. Nguyên tắc tối thiểu trong tố tụng là khi có nguyên đơn tố cáo tội phạm thì luật sư của bên bị đơn mới lên tiếng, đằng này thẩm phán nhảy lampada bào chữa cho bị đơn mới lọa.

Theo luật chính thức của nhà nước XHCNVN chỉ cho thuê đất tối đa 49 năm. Formosa được cho thuê 70 năm, giá cả không muốn nói vì quá bọt bèo khi nhà nước đuổi dân ra nơi chôn nhau cắt rốn cho họ tung hoành trên đất nước "độc lập". Nó tương tự như Bauxit Tây/Cao nguyên, lỗ nhưng kiên quyết làm (!?). Miễn thuế 15 năm đầu cho Formosa, sau đó... VN còn đâu để thâu thuế. Câu hỏi đặt ra, nhà nước ngu hay bị đấm mõm cho vài cá nhân chức quyền bỏ mặc đất nước và nhân dân?

a. Nhà chức trách

Khi tình trạng xảy ra (VC kêu là sự cố), có thể vì các quan còn bận họp hành và thói quen chờ báo cáo nên các quan thích lãnh đạo nhưng lười trách nhiệm cứ tà tà từ từ. Đôi khi dưới báo cáo láo đưa lên nhưng quan còn chờ chỉ đạo từ trên thải xuống. Nói chung miễn đừng ảnh hưởng đến túi của quan tham thì tội gì manh động. "Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta" là câu gối đầu của quan, sai là tập thể công là của quan, cán bộ nào không quán triệt sẽ không phải đảng viên cs.

Không làm thì chỉ bị cho là thiếu trách nhiệm nếu bị sức ép dư luận, bất quá thuyên chuyển công tác nhưng vẫn làm quan. Lỡ làm mà chẳng am hiểu ngoài chuyên môn... tham nhũng, đôi khi lãnh thêm tội lợi dụng chức vụ cố tình làm sai thì chưa đến nỗi ôm quan tài để hầu "bác" nhưng đau là mấy đồng chí đồng rận đã từ lâu rình rập, ngắm ng(h)ía chỗ ngồi của quan nó lợi dụng cơ hội nhảy vào thì làm sao "phục vụ" nhân dân. Từ nỗi khổ tâm đó cộng hưởng với những gì đã nuốt nhưng chưa tiêu hóa mà bị ói ra coi sao được.

Dân trí có thể thấp nhưng quan trí phải cao ngất ngưỡng mới trụ được. Cả một nghệ thuật và bản năng trời đánh chớ phải giỡn chơi, nhất là trong xã nghĩa này tình đồng chí đã thảy cho chó gặm từ lâu.

Bộ TN-MT (Tài nguyên-môi trường), NN-PTNT (Nông nghiệp-Phát triển nông thôn), KH-CN (Khoa học-công nghệ), Bộ Y tế, Bộ Công an,... cùng một số Viện ngâm cứu sau quá trình thảo luận, nhất trí đi đến két luận "thảm họa này có thể đến từ hai nguyên do: Một là do độc tố hóa học do con người, hai là do tảo "nở hoa" nhưng Formosa không liên can đến thảm họa(!?)".

Câu hỏi lại đặt ra là nhà cầm quyền chưa xác định yếu tố gây ra tình trạng cá chết nhưng luôn loại trừ Formosa là sao? Phát biểu bộc trực của ông Chu Xuân Phàm đã tự tố cáo nguyên nhân nhưng tại sao nhà cầm quyền luôn phủ nhận?

Sau thông báo của ông Võ Tuấn Nhân (Thứ trưởng Bộ TN-MT), lề đảng liên tục đăng bài "tảo nở hoa" (người viết không phải nhà khoa học nhưng thấy cách dùng từ hơi khó hiểu, mong các vị khoa học gia hoặc am hiểu giải thích từ ngữ "tảo nở hoa". Theo người viết, loài tảo đến chu kỳ truyền giống đẩy hạt như các loài thảo mộc khác trên mặt đất và nhờ dòng chảy bảo tồn và phát triển nhưng vì nhẹ so với áp suất nước nên nổi trôi trên mặt nước ảnh hưởng xấu đến sinh vật trên bề mặt nhưng không thể gọi là hoa). Các nhà khoa học và Hội ngư nghiệp VN đã lên tiếng bác bỏ nghi vấn "tảo nở hoa" vì sự phi lý của nó (cá tầng sâu chết - tảo nổi mặt nước), điều đó có nghĩa từ hai lý do chỉ còn một. Vậy ai, con người hay tổ chức nào là nguyên tố gây ra tình trạng này?

b. Người dân

Thực phẩm nuôi dưỡng con người trên đất nước Việt Nam không còn mang đặc tính nguyên thủy theo khái niệm thông thường đã và luôn ám ảnh người dân hơn thập kỷ nay. Những gì gọi là đạt chuẩn, chứng nhận,... chỉ là con số âm khi sự việc phanh phui do người dân tố cáo thì với thảm họa đang và sẽ tiếp diễn ở vùng biển của chúng ta với cách làm việc của nhà cầm quyền đủ nói lên thái độ vô trách nhiệm và sự lo ngại của người dân là chính đáng. "Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin", lời mẹ dạy người viết vẫn còn vang vẳng trong tim. Đảng đã và đang tiếp tục lừa dối nhân dân thì những gì đảng tuyên truyền chẳng người dân nào tin khi lừa dối là bản chất của đảng.

Lấy gì chứng minh khi chính nhà cầm quyền còn chưa biết (!?), chưa xác định nguyên do? Lấy gì bảo đảm khi kẻ thừa hành cũng chẳng hiểu chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra trên đất nước này? Lấy gì khẳng định nguồn gốc, chưa kiểm nghiệm để chứng nhận an toàn, không nhiễm độc khi Tàu cộng đổ độc chất chung quanh Trường sa? Xin lỗi, người dân không còn ngây thơ để nhà cầm quyền lừa như quá khứ. Đọc "còm" trên thông tin lề đảng cho thấy không phải đảng nói gì người dân sẽ làm theo ý đảng, có thể nói là dân trí cao hơn quan trí và đảng trí.

Theo Hiến pháp sửa tới thụt lui của xã nghĩa thì những gì người dân đòi hỏi hoàn toàn hợp hiến. Nhà cầm quyền ngồi trên Hiến pháp mang ý nghĩa gì khi luật không thể vi hiến nhưng vẫn ban hành và áp dụng?

Lời nói không thực hiện, chưa nói họ luôn ngược với hành động của một con người đã bị hàng xóm khinh chê. Với một chính thể sẽ đem gì cho Xã hội?

Khi cuộc sống bị tác động vì bất kỳ nguyên do nào, người dân có quyền đòi hỏi giải trình có gì là sai?

Thái độ

Nhà cầm quyền tự cho phép đứng trên/ngoài vòng pháp luật vì pháp l(th)uật chỉ đặt ra và áp dụng cho những kẻ bị trị. Dân lo lắng là chuyện của dân, quan có những nhu cầu bức xúc của quan. Quan đâu thể bỏ bàng quan để lo tiểu bất nhẫn của thứ dân làm hỏng đại sự của đảng.

a. Nhà chức trách

Chiến thuật câu giờ (chìm xuồng) và lạc hướng dư luận là tiên quyết với tất cả kinh nghiệm xuyên suốt lừa dân của đảng để tồn tại đến ngày nay. Nguy cho đảng là thế kỷ này khác xa với những gì của quá khứ. Phương tiện hôm nay đã phá tan trò bịp của đảng nên cùng kịch bản lại thành trò hề. Nói thẳng là họ coi thường dân trí.

Vedan xả thải một thời gian dài giết sông Thị Vải làm sao thoát khỏi sự kiểm soát của nhà chức trách và nó tiệm tiến để giết một dòng sông. Bạn có đau khi dòng sông tuổi thơ trong ký ức đã bị chết? Xin lỗi quan trắc chỉ là trò lừa có môn bài khi đồng bạc đánh toạc cơ quan. Họ thừa biết vì dẫu có ngu nhưng cũng biết cục phân nó ra sao nhưng bao tử được bao tiêu của Vedan nên bột ngọt muôn năm phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Sự việc chỉ đưa ra ánh sáng khi những bị hại (người dân) lên tiếng với số đông và được dư luận quan tâm. Trong thế chẳng đặng đừng đành phải xử phạt công ty này. Bồi hay thường khi dòng sông đã chết? Cũng chính công ty này vài năm sau đó còn được phong là "bảo vệ môi trường" (!?) mới tài cho chế độ xã nghĩa này. Thiệt hay lợi cho phát triển "bền vững" khi nhà cầm quyền chỉ nhìn về chỉ tiêu, những con số biết nhảy một cách máy móc. Miệng luôn nói về môi trường nhưng tối ưu là bỏ túi được bao nhiêu. Bài học quá khứ về sự phát triển của một đất nước và thế giới chẳng cần tìm vẫn hiểu. Một nhà nước biết lo và đồng hành với suy tư của người dân sẽ khác với nhà nước chỉ nói nhưng không làm, đề nghị ghi danh đảng CSVN vào Guiness book.

Nhà cầm quyền VN không thể tự do vào khu đặc quyền Vũng Áng nếu không được sự đồng ý của nhà đầu tư thì hỏi chủ quyền đất nước nằm nơi nào?

Người lao động và sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, visa nhập cảnh (nếu có yếu tố nước ngoài), khai báo tạm trú, tạm vắng,... đều quăng vào sọt rác khi kẻ lạ ra lệnh với nhà chức trách (!?). Yêu cầu minh bạch cho câu hỏi này chắc phải đợi khi chế độ này giải thể. Yêu cầu lớn làm sao họ trả lời, đành hỏi câu nhỏ. Người viết thách thức nhà cầm quyền chứng minh lao động nhập khẩu này có thực thi những nghĩa vụ như công nhân Việt? Không chứng minh được với thằng phu phen nhỏ bé này thì hãy "chết đi" (Phương Uyên).

Một bộ phận không nhỏ ngang nhiên hoành hành trên bán đảo thì hải đảo là chuyện có gì để bàn?

b. Người dân

Công chức chẳng quan tâm nồi cơm chưa đáp ứng nhu cầu cao xa là chuyện của họ. Dân chúng tôi đầu tắt mặt tối cho ngày hai bữa phải phấn đấu cho nồi cơm hẩm cháo thiu nay càng rơi nước mắt với biển cả đang dần chết. Đất đang bị đảng chiếm dụng đuổi dân ra biển, bây giờ biển cũng đang dần chết thì người dân chúng tôi sẽ ra sao?

Từ lúc xảy ra thảm họa đặt theo quy trình trên đầu ngư dân, nhà nước có cho chúng tôi ít gạo nấu cơm ăn với muối (may là muối quá khứ, tương lai xin miễn). Công chức và lãnh đạo hồ hởi phấn khởi ăn cá... đông lạnh hay nhập khẩu thì đơn giản như ngôn ngữ dân gian là đang giỡn. Người dân chúng tôi sống chết ra sao phó mặc vào số... đảng.

Dân chúng quan tâm nhưng không thể tìm hiểu vì nhiều lý do. Các cơ quan hữu trách có những tuyên bố mâu thuẫn thì chúng tôi nên tin ai? Chế độ cs này mình tin mình hơn tin "lãnh đạo" vì chính một vị lãnh đạo từng nói "hãy là người tiêu dùng thông minh", không hiểu dân mình có đủ thông minh? Chẳng hiểu nhà nước này hiện hữu để làm gì khi không thể quản lý xã hội ngoài đàn áp và bắt giam?

Thực sự người dân chúng tôi chẳng có đòi hỏi cao sang như các quan nhưng cả tháng nay vẫn chưa có đáp số nên xuống đường đòi sự minh bạch của nhà cầm quyền có gì là sai? Coi như nhân dân sai từ cái sai trước cái sai của nhà nước, vậy lãnh đạo để chó gặm?

Kết luận

Thảm họa môi trường là một vấn đề lớn của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Việt Nam. Chúng ta đã thấy người dân không thờ ơ, vấn đề là các Xã hội dân chủ phải suy tư thực tế tâm lý người dân giữa quyền lợi trực tiếp và đất nước để đồng hành với nỗi lo của người dân.

Mở đầu người viết đã nói để bạn đọc suy nghĩ khi ngắn gọn về địa lý. Họ có kế hoạch theo chiến lược "tằm ăn dâu". Đảng CSVN đang đối phó hoặc hợp tác chớ không còn nắm thế chủ động.

Câu hỏi cho tất cả chúng ta, những người còn nhận mình là người Việt Nam. Formosa chỉ là một trong kế hoạch của Tàu cộng. Đất nước chúng ta sẽ ra sao khi những vị trí chiến lược đã được bao tiêu từ thỏa thuận thượng tầng đảng CSVN.

Là con dân của đất nước mang dòng máu đỏ da vàng. Bạn có thể đang sống nơi trù phú ở trời Tây và quốc tịch của quốc gia sở tại nhưng luôn đau đáu nhìn về quê hương đất nước. Bạn có thể đang ở Lạng Sơn đến đất mũi Cà Mau nhưng luôn lo lắng cho cuộc sống. Bạn có thể sinh ra ở miền Bắc, bạn có thể đang sống ở miền Nam hay đau đớn như miền Trung. Tất cả chúng ta là người Việt Nam! Hãy đoàn kết một lòng cho quê hương đất nước, đừng phân biệt vùng miền.

Vì là người Việt Nam, chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ đất nước. Vì là gốc Việt Nam, chúng ta không chỉ nói, hãy đồng hành cùng dân trong nước. Vì là người Việt Nam, chúng ta phải làm sao để thế giới tôn trọng. Vì là người Việt Nam, chúng ta sẽ không tủi hỗ với tiền nhân.

Xin được nắm tay hỡi những con yêu của đất nước!

Giải thể đảng CSVN!




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo