Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Tiếp bài đã đăng: “Viên Gạch 3. Phạm Quỳnh là bạn thân của Nguyễn Ái Quốc - 1945 PQ bị giết bởi HCM - Con của PQ viết: “Đảng Đã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng”)
I. Lê Thiệu Huy
1. Lê Thiệu Huy tham dự (như là người trực tiếp) giết Phạm Quỳnh.
“Ba TNTT được Phan Hàm phái theo, trong đó có anh Lê Thiệu Huy (con cụ Phó bảng Lê Thước, tuy nhà ở Đức Thọ, Hà Tĩnh vẫn vô Huế tham gia TNTT bảo vệ cách mạng).
Anh Lê Thiệu Huy giỏi cả tiếng Pháp và tiếng Anh. Đến nơi bí mật tiếp cận hàng rào, anh Lâm Quang Minh nấp, kê súng lên vai anh bạn sẵn sàng như đã bàn là “nếu chúng trở chứng thì đánh”. Lúc ấy 2 tên biệt kích Pháp ngồi ngoài hiên, bọn còn lại ở trong nhà.
Lê Thiệu Huy gọi và ra hiệu nói chuyện. Hai tên ở ngoài hiên vội chạy vào nhà. Tên Castella, thiếu tá chỉ huy ra nói chuyện, hỏi ngay: “Phạm Quỳnh ở đâu?” Rõ ràng là chúng nhảy dù có chủ đích nhưng không biết là Phạm Quỳnh ở ngay nhà bên cạnh.
Lê Thiệu Huy nói: “Tôi được chỉ thị của Chính phủ tôi là bắt giữ các anh lại!”. Tên Castella vặn: “Chính phủ nào”. Đáp ngay: “Chính phủ lâm thời!”. Castella nói xấc: “Quel drôle de… gouvernment!”. Các anh rạo rịt tay súng, nhưng Lê Thiệu Huy vẫn bình tĩnh: “Chính phủ là thiêng liêng, dù là Chính phủ lâm thời…”.
Nhưng anh em đã ào xông vào... Bọn Pháp sợ vì lúc ấy dân quanh đó và dân quân vài người đến, thấy đông chúng xin hàng ngay. Tịch thu súng, mọi thứ tịch thu hết. Lúc anh em về lại Huế, báo cáo cấp trên là tùy lãnh đạo, ngoài ra không biết gì.
Vì vậy, sau đó anh em TNTT cách ly bọn biệt kích Pháp, đưa xuống Sỵa, còn đám 2 cụ thì giao cho dân quân địa phương xử lý, chứ không phải Việt Minh Trung bộ (tức chính quyền mới thành lập), theo lời anh Hoàng Ngọc Diệu là dân địa phương (Hiền Sĩ), kể sau này.
...Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt Gian, diệt Việt gian kèm theo hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích” thân pháp.
Mà hai cụ họ Phạm là Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân, chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong…” (1).
Nhận xét:
Có thật Lê Thiệu Huy chỉ đi theo Phan Hàm hay không? “Ba TNTT được Phan Hàm phái theo, trong đó có anh Lê Thiệu Huy”, đây chỉ là câu chuyện bọn quỷ ghi lại từ lời kể (hoặc “hồi ký” do bọn cs Hồ bịa ra), ta khó có thể biết chính xác, nhưng chuyện Lê Thiệu Huy có tham dự (như là người trực tiếp) giết Phạm Quỳnh là một sự thật.
Liệu Lê Thiệu Huy có dám tự tiện: “còn đám 2 cụ thì giao cho dân quân địa phương xử lý”?
Hai người trí thức tầm cỡ vậy mà Lê Thiệu Huy dám tự tiện thế sao?
Không ổn!
Số phận Lê Thiệu Huy sau đó như thế nào?
2. Lê Thiệu Huy bị chết liền ngay sau đó. Trong một câu chuyện mơ hồ.
“Hộ tống Hoàng thân về Lào là Tiểu đoàn Quân tình nguyện Việt Nam do nhà toán học trẻ tuổi vừa tốt nghiệp ở Paris về là Lê Thiệu Huy chỉ huy, một người con tài ba của quê hương Hà Tĩnh. Biết rõ trung tâm của cuộc kháng chiến do Xu-pha-nu-vông lãnh đạo nằm ở Thà-khẹc, thực dân Pháp mở cuộc tấn công bao vây. Sau 2 tháng kháng cự quyết liệt, do chênh lệch lực lượng Thà-khẹc vỡ. Xu-pha-nu-vông cùng các đồng chí rút qua sông Mê Kông sang Thái Lan. Trong trận chiến đấu này, người chỉ huy Lê Thiệu Huy đã lấy thân mình che cho Hoàng thân. Loạt đạn từ máy bay bắn xuống đã xuyên qua bụng Lê Thiệu Huy, cắm vào đùi Xu-pha-nu-vông. Lê Thiệu Huy hy sinh nhưng Xu-pha-nu-vông đã được an toàn. Đó là ngày 21/3/1946.” (2).
II. “Xu-pha-nu-vông ” là ai? và bí ẩn “cách mạng” Lào.
1. Hồ giết Xu-pha-nu-vông thật dựng “Xu-pha-nu-vông” giả năm 1945.
“Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, kỹ sư Xu-pha-nu-vông đang công tác tại thành phố Vinh. Còn ở Lào, anh trai ông - Hoàng thân Phệt-xa-rạt đã lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền từ tay Pháp. Xu-pha-nu-vông vô cùng bất ngờ khi được điện báo Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh mời Hoàng thân ra Hà Nội để hội kiến. Người đưa bức điện này là Chủ nhiệm Việt Minh thành phố Vinh.
Sáng ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Lê Văn Hiến vào Huế đón Bảo Đại cùng Nam Phương Hoàng hậu trên đường qua Vinh đón tiếp Xu-pha-nu-vông và vợ là Viêng Khăm Kỳ Nam.
Áp tải xe là ông Nguyễn Tạo, hồi ấy là Giám đốc Công an Nghệ Tĩnh (sau này ông Nguyễn Tạo là Giám đốc Ty Lam Điền, một cơ quan tình báo của Công an Việt Nam. Sau hòa bình, ông Nguyễn Tạo chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp). Xe đến khe nước lạnh, vừa bàn giao cho Công an Thanh Hóa bảo vệ, đi tiếp thì xe Hoàng thân bị hỏng. Ông Hiến bèn mời ông bà Hoàng cùng qua ngồi chung xe với Bảo Đại để đi tiếp ra Hà Nội, nhưng bà Viêng Khăm Kỳ Nam từ chối, xin ở lại sửa xe rồi ra sau.
Sau này, trong hồi ức của mình, bà Viêng Khăm Kỳ Nam kể lại: "Nhà tôi đi rồi, tôi rất đỗi lo lắng, không biết Hoàng thân ra Hà Nội rồi sẽ ăn ở vào đâu.” (2)
“Thời gian Xu-pha-nu-vông ở Hà Nội, gần gũi Cụ Hồ, đã hình thành trong ông con đường cách mạng cứu nước giải phóng dân tộc Lào thoát khỏi ách nô dịch của thực dân đế quốc. Hoàng thân đã trung thành với con đường mà mình đã lựa chọn cho đến trọn đời.
Lúc này ở Lào, Hoàng thân Phó vương Phệt-xa-rạt, anh trai Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã kịch liệt phản đối chính quyền Đờ Gôn và coi sự trở lại Lào của quân Pháp là xâm chiếm Lào. Ông kêu gọi Xu-pha-nu-vông về nước để cùng ông lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Ngày 3/10/1945, Hoàng thân chia tay Bác Hồ trở về Lào, theo đường huyện Con Cuông, nơi trước đây ông đã đặt chân khi từ Hoàng cung tới Việt Nam du học.
Hộ tống Hoàng thân về Lào là Tiểu đoàn Quân tình nguyện Việt Nam do nhà toán học trẻ tuổi vừa tốt nghiệp ở Paris về là Lê Thiệu Huy chỉ huy, một người con tài ba của quê hương Hà Tĩnh.” (2)
Nhận xét: Một “kỹ sư Xu-pha-nu-vông đang công tác tại thành phố Vinh” không hề có quân tướng gì, không hề có hoạt động chính trị gì, không hề có chuẩn bị gì, rồi bất ngờ “Sáng ngày 4/9/1945” mới được đón ra Hà Nội, vậy mà chưa đầy 1 tháng sau “Ngày 3/10/1945” đã dám “Hoàng thân chia tay Bác Hồ trở về Lào”?
Không bao giờ lại nhanh như chiếu bóng vậy!
Chắc chắn rằng: bọn quỷ đã mượn cớ mời ra Hà Nội, kỳ thực đã giết cả 2 vợ chồng kỹ sư Xu-pha-nu-vông rồi tráo quỷ giả danh “kỹ sư Xu-pha-nu-vông”, khi “kỹ sư Xu-pha-nu-vông” “về nước” thì cũng không bao giờ gặp “Hoàng thân Phó vương Phệt-xa-rạt, anh trai Hoàng thân Xu-pha-nu-vông”… mà bọn chúng cứ lởn vởn ở vùng biên giới Lào-Việt đánh tiếng, rằng ta là “Hoàng thân Xu-pha-nu-vông” đây, rồi chúng phái quỷ đi đầu độc, ám sát, thủ tiêu những người thân nhất của “Hoàng thân Xu-pha-nu-vông” mà đầu tiên là “Hoàng thân Phó vương Phệt-xa-rạt, anh trai...” như mục 2 dưới đây. (Câu chuyện này giống y chang Hồ giả danh NAQ kéo về Biên giới Việt Trung 1941 vậy!)
Từ đó, câu chuyện “Loạt đạn từ máy bay bắn xuống đã xuyên qua bụng Lê Thiệu Huy, cắm vào đùi Xu-pha-nu-vông.” chỉ là câu chuyện bọn quỷ tưởng tượng ra để hợp lý hóa việc bọn quỷ đã thủ tiêu Lê Thiệu Huy ngay từ khi Huy mới giết xong Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi! (Tất nhiên cấp trên trực tiếp chỉ huy Lê Thiệu Huy cũng sẽ bị Diệt Khẩu sau đó, vì chúng không thông tin nên ta không biết, nhưng cái chết mờ ám của Lưỡng Quốc Tướng Quân Nguyễn Sơn năm 1955 (ốm nặng từ 1950) (năm 1945 Nguyễn Sơn đã phụ trách Miền Trung)... ta sẽ trở lại vấn đề này sau. )
2. Xu-pha-nu-vông giả “về nước” thì “anh trai” liền chết!
“Năm 1947, Phó vương Phệt-xa-rạt băng hà. Viên Chăn rối ren, ngả sang hữu. Trước tình thế đó, Bác Hồ đã mời Xu-pha-nu-vông qua Việt Nam và Hoàng thân lại xuôi dòng sông Lam trở lại Nghệ An và ra Việt Bắc với Bác Hồ. Đó là năm 1949.
Sau này vào những năm 1960-1964, khi Xu-pha-nu-vông ở chiến khu lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Lào thì bà Hoàng Viêng Khăm Kỳ Nam cùng các con vẫn ở Hà Nội.” (2).
Nhận xét: Giống y chang như các CS NAQ cũng liền chết khi bọn Hồ “về nước” vậy! Ta sẽ thống kê nhiều hơn để rõ hiện tượng này ở Lào vào những bài sau.
III. Bức thư tạo dựng để giải thích cái chết của Lê Thiệu Huy.
“PATHET LÀO
Độc lập - Thống nhất- Fu cường
************
CHÍNH FU LÀO KHÁNG CHIÊN
Ngày 7 tháng 11 năm 1951
Kính gửi : Cụ LÊ THƯỚC,
Thân sinh của Chiến sỹ LÊ THIỆU HUY.
Tôi nhận đươc thơ ngài kèm theo bản điếu văn kỷ niệm ngày từ trần của anh Lê Thiệu Huy. Tôi xin cảm ơn ngài và cùng gia quyến nghiêng mình trước anh linh của chiến sỹ đã hy sinh anh zũng cho đât nước, cho nhân loại và cho 2 zân tộc Việt-Lào nói chung.
Thưa ngài, anh Lê Thiệu Huy người con yêu quý vào bậc nhất của ngài mất đi, không những riêng trong gia quyến mất một người con yêu zấu mà nước Việt Nam và nhân zân Lào mất một chiến sỹ đấy tinh thân hy sinh vì công lý. Riêng tôi cái chết của anh Lê Thiệu Huy không khỏi làm tôi bùi ngùi và thương tiếc.Anh Lê Thiệu Huy đã sat cánh cùng tôi chiến đấu để giải fong cho nước Lào, cho zân tộc Lào. Tinh thần hy sinh cao cả ấy đã nhắc nhở cho thanh niên Lào cho nhân dân Lào luôn luôn bền bỉ chiến đấu để ziệt đế quốc xâm lăng và giành Độc lập thưc sự cho đất nước.
Và sau đây với lòng mong mỏi của quý quyến, tôi xin tường thuật cái chết anh zũng của anh Lê Thiệu Huy để quý quyến rõ và khi có zịp gặp ngài tôi sẽ kể rõ hơn vì tôi được chứng kiến cai chết cao cả của anh Lê Thiệu Huy. Ngày 21 tháng 3 năm 1946, vì lực lượng quân ta ít, không đủ chống đỡ với một lực lượng mạnh hơn, tinh nhuệ hơn của zac Fap được quân Anh giúp sức, Thakhet bị thất thủ.Tình thế nguy ngập, tôi và một số anh em trong chính quyền cùng với anh Lê Thiệu Huy xuống xuồng vượt sông Mekong sang Xiêm để tạm tránh. Khi xuồng ra quá nửa giòng sông thì máy bay địch đến đồng thời với lực lượng địch đang tràn vào Thakhet. Chúng xả súng bắn theo những xuồng của zân chúng và thuyền của chúng tôi đang lênh đênh trên mặt sông. Nói đến đây tôi thấy uất giận và căm tức quân zã man, giăc Fap. Đang fang fang vượt khỏi cơn nguy hiểm thì bỗng trong thuyền thốt lên một tiếng "ối", tôi quay lại thí than ôi! anh Lê Thiệu Huy đã bị trúng đạn rồi; đạn trúng ngay zữa bụng xuyên ra sau lưng, máu chảy nhiều,anh em vội băng bó cho cẩn thận; nhưng thuyền chưa sang đến bớ thì mặt anh Huy tái zần. chỉ kịp thốt ra mấy câu lẩm bẩm rồi tăc thở.Sau đó không được mấy fut, tôi cũng bị trúng đạn...Thuyền vào đến bờ anh em đem tử thi anh Huy lên và tổ chức mai táng. Đứng trước thi hài anh Huy có đông đủ mặt anh em Việt kiều và người Lào ở Xiêm thăm viếng và tỏ lòng mến tiếc...Ngày 21 tháng 3, ngày kỷ niệm cái chêt anh zũng của anh Huy và là ngày căm hờn của toàn nhân zân Lào và riêng gia quyến ngài, Đến đây tôi xin thành thật cam ơn ngài và chúc quý quyến luôn luôn mạnh khoẻ.
Suphanuvong” (3).
Sự thật về bức thư: Nếu chúng ta biết rằng “Cộng sản Lào” của “Suphanuvong” cũng y chang như “Cs Hồ” bọn “Suphanuvong” “về nước” thì rất nhiều người cũ ở Lào như “Phó vương Phệt-xa-rạt, anh trai Hoàng thân Xu-pha-nu-vông” liền “Năm 1947, Phó vương Phệt-xa-rạt băng hà.” (xem thêm Giải mã Cộng sản Lào: Do quỷ Hồ xuất khẩu quỷ sang.) thì ta sẽ thấy bức thư chỉ là do tụi quỷ tạo dựng nên.
Nhận xét: Vì sao phải tạo dựng bức thư? Vì để hợp lý hóa việc tụi quỷ đã thủ tiêu Lê Thiệu Huy vì Lê Thiệu Huy là người được sai bảo để giết Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi và tất nhiên sẽ còn nhiều người nữa, ta khó để biết hết!
Ôi, giết người diệt khẩu!
____________________________________
Chú thích:
Bài cùng chuyên mục đã đăng: