Người dân phải có thái độ - Dân Làm Báo

Người dân phải có thái độ

Đinh Chỉ Thiên (Danlambao) - Formosa, ngoài việc gắn liền với vụ xả nước thải giết hại môi trường biển dọc theo dải đất miền Trung làm cá chết, còn để một câu nói mà người dân Việt Nam không bao giờ bỏ qua. Câu nói “muốn bắt tôm, bắt cá, hay muốn có nhà máy thép...” của Chu Xuân Phàm. Ngoài ngụ ý có được bảo kê, câu nói ấy còn biểu lộ tính chất xấc láo, chỉ biết cái lợi của tập đoàn mình mà xem thường mọi giá trị nào khác, xem thường lương tri, xem thường lý trí của con người. Và nghiêm trọng hơn, nó mang tính ép buộc và áp đặt sự nhận chịu.

Ở mặt khác, sâu xa hơn, câu nói của Chu Xuân Phàm đã gợi đến thân phận của người dân Việt Nam từ khi có đảng CS và từ khi đảng CS này cầm quyền hơn nửa thế kỷ nay. Thân phận bị ép buộc, bị áp đặt từ phía bên trên mà không có lựa chọn nào khác. Muốn có nhà máy thép thì không có tôm có cá, nghe tương tự như chấp nhận sự lãnh đạo của đảng để được yên thân sống hay là bị tiêu diệt, bị cầm tù. Hơn nửa thế kỷ qua người dân lúc nào cũng phải đối diện với sự chọn lựa nhị phân như thế do đảng CS áp đặt: muốn có cái này, phải từ bỏ cái kia.

Câu nói của Chu Xuân Phàm chỉ là phó bản của những câu của lãnh đạo đảng CSVN dành cho nhân dân như: “tuyệt đối chấp nhận sự lãnh đạo độc tôn của đảng CS hay là phải chịu sự bất ổn do đa nguyên đa đảng” (ám chỉ tình hình Thái Lan với sự xung đột của phe “áo vàng”, “áo đỏ”).

Và còn nhiều nữa. 

Ở mọi góc độ của cuộc sống, người dân Việt Nam đều phải nhận chịu sự lựa chọn được này, mất kia mà không bao giờ có một lựa chọn nào khác tốt hơn. Ngay cả cái gọi là “được” không khá hơn là “mất”.

Với một chính quyền không cần tài giỏi lắm người dân vẫn có thể có cuộc sống tốt đẹp vừa có môi trường sống tốt, có tôm có cá vừa có nhà máy thép. Ở một xã hội không cần lý tưởng lắm, người dân vẫn lựa chọn được những nhóm chính trị đại diện và làm việc theo ước muốn của mình mà vẫn có được ổn định. Với một chính sách không cần khôn ngoan lắm, đất nước vẫn có được khu công nghiệp xầm uất do nước ngoài đầu tư mà công nhân vẫn đủ sống mà không phải nhận mức lương rẻ mạt.

Trước sự phát triển nhanh chóng của những phát minh công nghiệp và sự cạnh tranh toàn cầu, mọi quốc gia cố gắng truy tìm những chính sách đối ngoại để mang lại lợi ích cho đất nước mình nhiều nhất. Trong bang giao song phương, những đất nước có hệ thống chính trị tốt đẹp, chính quyền được lựa chọn và kiểm soát của dân chúng, chính phủ tập hợp được những nhà kỹ trị có trí tuệ, luôn đưa ra những chính sách khôn ngoan để làm sao đất nước mình đạt được kết quả trong thế “win-win”. 

Trong một đất nước có bộ máy cầm quyền do dân chọn lựa, nếu trong thế cạnh tranh ngặt nghèo phải chấp nhận cái thế “no win” hay “lose-lose” thì đó chỉ là sự thất bại giai đoạn. Thất bại đó sẽ được vượt qua bằng sự lựa chọn khác, sự tập hợp trí tuệ khác. Nhưng ở một đất nước mà bộ máy cầm quyền không do dân lựa chọn, không tập hợp được tài năng đến nỗi mọi chính sách giao thương chỉ đạt được ở tầm “no-win” hay “lose-lose” thì đó chính là tai họa.

Có rất nhiều quốc gia chỉ cần một thời gian ngắn - ngắn hơn khoảng thời gian 41 năm đảng CSVN cầm quyền từ khi “thống nhất đất nước” – xã hội ổn định, kinh tế phát triển, người dân vẫn có được đời sống tốt đẹp mà không phải đánh mất quá nhiều. Ngược lại, tại Việt Nam, người dân lúc nào cũng bị ép buộc, bị phủ dụ để phải chấp nhận tình trạng còn tệ hại hơn cả cái mức “lose-lose”.

Hiện nay, người dân Việt Nam đang đối diện với mất mát thê thảm do chế độ CS áp đặt. Không cần tìm tòi, phân tích sâu xa mà chỉ cần nghe lời thú nhận những sai lầm này, những thất bại khác của mọi đời bí thư đảng CSVN trong những kỳ đại hội là đủ thấy. Nhưng trước những sai lầm, thất bại mà họ thú nhận, đảng CS vẫn một mực dành cho mình quyền cai trị tuyệt đối. Nhưng bất hạnh hơn hết, trong cái thế “lose-lose” mà đất nước gặp phải thì những tên lãnh đạo các cấp trong chế độ CS này lại chia chác lợi lộc từ kẻ được lợi, và người dân Việt Nam triền miên đứng về phía bị mất. Mất từ nhà nước bất tài, mất từ sự tham lam của ngoại bang TC và mất từ cấu kết của cà nhà nước bất tài và của cả ngoại bang. 

Tai họa mà người dân đang chịu đựng dưới chế độ CS quá dài. Hãy xem lại 70 năm qua, từ ngày bị áp đặt dưới sự cai trị của đảng CS do Hồ Chí Minh lãnh đạo, đất nước Việt Nam ra sao so với thời điểm mà họ chưa cầm quyền. Trong ngày chiếm chính quyền 02/09/1945, khi đọc “bản tuyên ngôn Độc lập” của chế độ VNDCCH, Hồ Chí Minh lên án chế độ Thực dân Pháp như sau:

Trích Tuyên ngôn Độc Lập VNDCCH 2/9/1945 (1)

Chưa cần so sánh với thời điểm của cuộc chiến gọi là “chiến tranh giải phóng miền Nam”, vì thời điểm ấy còn quá gần (dù là đã 50 năm), chúng ta nhìn xem thực trạng VN ngày hôm nay có khác gì 70 năm trước, thời của thực dân Pháp mà Hồ Chí Minh lên án.

Thực trạng VN trong bản án này so với thực trạng mà người dân VN phải sống ngày hôm nay vẫn không khác nhau là mấy. Nếu thay thế từ “chúng” bằng “chế độ CSVN” thì bản án này vẫn còn phù hợp: 

- Về chính trị, chúng (chế độ CSVN) không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào. Người dân không được phép tham dự vào việc hoạch định chính sách cũng như việc điều hành đất nước. Người dân không được quyền bày tỏ chính kiến, không được quyền phản đối việc trao cho Trung Cộng nhiều đặc quyền, đặc lợi trên đất nước. Người dân không được lên tiếng về việc phân định lại biên giới, vùng biển. Người dân không được đòi hỏi chế độ CSVN phải có hành động thích hợp với TC để ngăn chặn việc xâm chiếm hải đảo của tổ quốc.

- Chúng (chế độ CSVN) thi hành những bản án dã man như kêu án nặng nề những người đấu tranh cho quyền làm người và quyền của dân. Chúng (chế độ CSVN) cũng lập ra những điều luật vô lý mà thời thực dân Pháp không có như điều luật 78, 79, 88, 258...

- Chúng (chế độ CSVN) lập ra chính sách phân biệt miền Bắc, miền Nam (nơi mà họ chiếm từ 30/04/1975), ngầm cài đặt đảng viên miền Bắc nhiều hơn trong bộ máy cầm quyền các cấp. Công khai tuyên bố chức vị lãnh đạo đảng “phải là người miền Bắc” (Nguyễn Phú Trọng). Sau thời kỳ đổi mới dành mọi ưu tiên để phát triển miền Bắc. Chúng (chế độ CSVN) đào hố sâu ngăn cách bằng cách cho đảng viên, cán bộ miền Bắc chiếm mọi cơ hội sinh sống tại miền Nam.

- Chúng (chế độ CSVN) thẳng tay đàn áp những người yêu nước, đòi hỏi dân chủ và quyền công dân. Chúng (chế độ CSVN) cho những người biểu tình đòi chế độ minh bạch và môi trường sống trong sạch tắm máu.

- Chúng (chế độ CSVN) ràng buộc dư luận, định hướng dư luận, xuyên tạc, bôi nhọ tinh thần đấu tranh cho dân chủ và thi hành chính sách ngu dân.

- Chúng (chế độ CSVN) làm ngơ để thuốc phiện, thuốc lắc phổ biến tràn lan, đầy mạnh sức tiêu thụ bia rượu, thuốc lá trong dân chúng làm cho thanh niên bạc nhược.

- Về kinh tế, chúng (chế độ CSVN) cho phép công ty nước ngoài bóc lột dân ta đến xương tủy; chúng (chế độ CSVN) cho phép nhiều công ty TC khai thác tài nguyên, lập khu Công nghiệp và mang nhân công TC sang làm việc mà không kiểm soát; chúng (chế độ CSVN) không bảo vệ ngư dân để cho tàu đánh cá bị đâm chìm; chúng (chế độ CSVN) làm ngơ trước hiểm họa sông Mê Kông cạn nguồn, đồng bằng miền Tây ngập mặn. Chúng (chế độ CSVN) làm cho nông dân, ngư dân, công nhân mất hết phương tiện sống, trở nên nghèo nàn túng quẫn.

- Chúng (chế độ CSVN) đặt ra hàng trăm thứ thuế, phí vô lý làm cho dân ta, nhất là dân cày, dân buôn trở nên bần cùng.

- Chúng (chế độ CSVN) đánh tan các nhà tư sản dân tộc bằng các cuộc cải tạo công-thương nghiệp, tịch thu nhà máy, cơ sở sản xuất. Chúng (chế độ CSVN) cho phép các công ty nước ngoài bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn và không cho phép người công nhân được thành lập công đoàn độc lập do người công nhân lập ra.

Xem ra những điều mà Hồ Chí Minh lên án đến nay vẫn còn hiện hữu. Chế độ CSVN đã thay thế Thực dân Pháp, mà sự tồi tệ đã lan tỏa trên bình diện rộng, rộng hơn hoàn cảnh kinh tế ở thời điểm 70 năm trước.

70 năm không khá hơn thời thực dân Pháp. Bằng phương tiện báo đài mà chế độ CSVN làm chủ ra sức sự phô trương “thay da đổi thịt” bằng hình ảnh xây dựng cao ốc, nhà máy, đường cao tốc để che đậy nền văn hóa xuống cấp, môi trường sống cạn kiệt, đời sống bức bách, ích kỷ, trong xã hội sẵn sàng chém giết nhau.

Việc xây dựng cao ốc, cho phép nước ngoài lập nhà máy, vay mượn nguồn viện trợ để thiết lập những con đường cao tốc ai cũng có thể làm được với trí tuệ ở tầm chỉ biết bán và cho thuê mặt bằng, chỉ biết vay mượn ngân hàng thế giới, ủy đầu tư phát triển, nguồn vốn ODA. Trí tuệ ở tầm chỉ biết bán mặt bằng và vay mượn ấy ai cũng có. Chế độ CSVN cho thấy tài lãnh đạo của họ chỉ ở tầm này. Nhưng tồi tệ hơn với trí tuệ ở tầm ấy họ còn mang thêm tính tham lam và ăn cắp.

Trong thế cạnh tranh ác liệt toàn cầu, một quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải tập hợp được mọi tinh hoa và trí tuệ để đất nước không rơi vào tình trạng được cái này phải chịu mất cái kia ở mức thấp nhất, theo kiểu “có cá, có tôm hay có thép”. Đất nước, và người dân Việt Nam cần có bộ máy cầm quyền tập hợp được trí tuệ và tinh hoa của toàn dân để đưa đất nước vào vị thế “win-win”. Người dân Việt Nam phải lấy lại chính quyền vào tay mình. Đã hết rồi cái thời phải nghe theo sự dẫn dắt của đảng. Đã hết rồi cái thời phải chấp nhận hy sinh hiện tại cho một tương lai không bao giờ có. Ngày nay, về mặt cầm quyền, CSVN không khá gì hơn thực dân Pháp, và về mức độ thâm hiểm chỉ biết quyền lợi tập đoàn mình thì tập đoàn CSVN không khác gì Formosa với sự áp đặt “tuân phục đảng hay bị bỏ tù”. 

Ông Benjamin Franklin đã từng nói: “Những ai hy sinh sự tự do thiết yếu của mình để mưu cầu sự an toàn nhất thời, sẽ không có được cả sự tự do và sự an toàn. (Those who would give up essential Liberty, to purchase a little temporary Safety, deserve neither Liberty nor Safety)”.



_____________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo