Ngọt mật chết ruồi: “Ảo ảnh về quyền người lao động Việt thông qua TPP” - Dân Làm Báo

Ngọt mật chết ruồi: “Ảo ảnh về quyền người lao động Việt thông qua TPP”

“Em như dòng sông,
Mênh mông nước chảy 
Chở những lời ca từ đền Hát, sông Đáy thuở nào
Em là tình thương, là khúc nhạc, là ca dao
Lòng mở rộng dạt dào như biển cả...”
(Nguyên Thạch)


I. Mật ngọt TPP:

Khi bị tống vào ngục tối vì tham gia tổ chức biểu tình chống bóc lột tại một xưởng gia công làm giày ở miền Tây, cô Đỗ Thị Minh Hạnh chỉ mới có 25 tuổi. Bốn năm sau đó, cô đã phải trải qua sáu nhà tù khác nhau, chịu đựng đánh đập hành hạ từ bọn cán bộ quản giáo lẫn các tù nhân làm "ăng- ten" cho trại. Sau khi được tự do vào năm 2014, cô vẫn tiếp tục nỗ lực tranh đấu cho sự bình đẳng của người lao động Việt. Nhưng cô Hạnh thông báo cho mọi người biết Công An vẫn đóng chốt ngay cạnh nhà và ngăn cấm cô không được đi tiếp xúc với các công nhân ở nhiều nơi. Nhiều mật vụ nữ giả dạng quần chúng với khăn che mặt tìm đủ cách đẩy cô vào lại trong nhà nếu có thể được.

Cô Hạnh là một trong những người muốn thông báo để cho tổng thống Obama biết rõ, hiểu rõ những oan tình của người dân Việt khi ông quá cảnh viếng thăm Việt Nam trong ba ngày vào ngày 23 tháng Năm năm nay. Tổng thống Obama là vị tổng thống thứ ba viếng thăm Việt Nam kể từ sau khi xứ sở này bị Cộng Sản hóa hoàn toàn; và chuyến viếng thăm này sẽ khiến mối quan hệ hai nước thêm sâu rộng mà nhiều người hy vọng Hoa Thịnh Đốn sẽ bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Hà Nội. 

Chuyến viếng thăm của tổng thống Obama được coi như là một bước tiến gần hơn nữa cho hiệp ước TPP mà Việt Nam cam kết sẽ tham gia vào năm ngoái. Và để làm giảm bớt mọi trở ngại để có thể tham gia hiệp định TPP, Hà Nội đã cố hứa hẹn vung vít là chấp nhận sự hình thành các tổ chức công đoàn độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của người lao động Việt. Dĩ nhiên, đây cũng chỉ là lời hứa vung vít của Việt Cộng mà thôi; bao giờ cũng vậy, "Đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn nhưng gì Cộng Sản làm" luôn luôn là một chân lý.

Việt Nam sẽ là quốc gia có lợi nhiều nhất nếu hiệp ước TPP được thi hành, theo dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới WB, tổng giá trị sản phẩm quốc dân GDP của Việt Nam có thể tăng nhanh chóng hơn 10% vào năm 2030. Thuế nhập khẩu thấp hoặc được bãi miễn sẽ khiến các mặt hàng xuất khẩu như quần áo giày dép từ Việt Nam tăng mạnh. TPP mở ra công ăn việc làm. TPP cũng giúp ngăn cản hàng hóa của Trung Cộng tràn ngập vào thị trường Việt Nam khiến các mặt hàng nội địa có thể đứng vững trở lại. Người dân Việt cũng không muốn nhìn thấy hàng hóa của Trung Cộng tràn ngập như hiện nay nữa khiến Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc lún sâu trong nợ nần do thâm hụt mậu dịch. Trung Cộng dù sao cũng là một quốc gia hung hăng hiếu chiến, và đang lấn chiếm đất đai lãnh thổ của người dân Việt. Cùng lúc, phe đổi mới trong đảng cũng mong hiệp định TPP sẽ giúp cứu vãn các tập đoàn kinh tế quốc doanh lỗ lã bằng cách đẩy mạnh tiến trình tư nhân hóa các tập đoàn này.

II. Hy vọng hão huyền từ TPP về quyền người lao động trước một đảng Cộng Sản tàn bạo chuyên chế:

Điểm mấu chốt của hiệp định TPP khiến CSVN lo lắng chính là phải cho phép các công nhân tự thành lập công đoàn độc lập để đấu tranh bảo vệ quyển lợi của mình khi hiệp định này có hiệu lực; và trong vòng năm năm sau đó, các công đoàn này được quyền liên kết thành các liên đoàn công nhân độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng. Những ưu đãi từ hiệp định TPP sẽ chỉ được thực thi hoàn toàn khi các liên đoàn lao động độc lập được hoạt động hoàn toàn tự do ở Việt Nam. Điều này cho thấy công đoàn lao động "quốc doanh" của đảng sẽ phải giải tán. Tám ngàn công chức của đảng ngồi trong công đoàn “quốc doanh” này ăn lương công quỹ cho hao tốn mà chẳng có đấu tranh cho người lao Việt tí nào cả phải bị mất việc! Trong suốt 10 năm qua, mọi cuộc biểu tình đòi tăng lương đều từ những người lao động nghèo tự tổ chức và bùng phát lên đến bốn ngàn vụ, tăng gấp bốn lần so với thập kỷ trước!

Chấp nhận công đoàn độc lập được tự do hoạt động là một sự ám ảnh quá lớn cho nguyên tắc chuyên chính độc tài của đảng, vốn thậm chí, cả nhà thờ, chùa chiền lẫn câu lạc bộ chơi cờ hiện nay cũng bị đảng cho người quan sát theo dõi! Vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy CSVN sẽ bãi bỏ bản chất chuyên chế của mình. Lực lượng Công An (CA) vẫn tống cổ những người dân nghèo lên xe đò chở về đồn CA khi họ biểu tình chống ô nhiễm (gây ra bởi Formosa) làm cả ngàn tấn cá bị nhiễm độc mà chết; gây thiệt hại không biết là bao nhiêu mà kể nổi về đời sống kinh tế cho người dân khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Giới chức của đảng còn chụp mũ bừa lên cho rằng các cuộc biểu tình này được tổ chức bởi các phần tử phản động "khủng bố" ở hải ngoại!

Đã có những dấu hiệu cho thấy CSVN đang tìm cách luồn lách để những cam kết của mình về công đoàn lao động độc lập cho lao động Việt không thành hiện thực khi TPP được thi hành vì sự hiện diện của công đoàn độc lập sẽ đe dọa đến quyền uy tuyệt đối của đảng.

Các nhà hoạt động cho nhân quyền đã lên tiếng cảnh báo là những cam kết về công đoàn của TPP có nhiều lỗ hổng rất lớn, chẳng hạn như không để cập rõ quyền thu cước phí hoạt động của công đoàn độc lập như công đoàn nhà nước vẫn đang thu cước phí (dù chẳng đấu tranh gì cả cho quyền lợi người lao động Việt.) Lời cảnh báo cũng đề cập đến trường hợp đảng có thể quy chụp các tổ chức công đoàn tự lập này là gây rối loạn trật tự xã hội để trấn áp.

Dù sao, một phần của hiệp định TPP về công đoàn nếu được thực thi thì vẫn tốt hơn là tình trạng bất công cho nhân công Việt không có người tranh đấu hay tổ chức đại diện để tranh đấu như hiện nay. Theo như chiến lược gia người Đức Erwin Schweisshelm thuộc tổ chức Friedrich Ebert, những bàn cãi đề nghị về luật lệ lao động do ảnh hưởng của TPP biết đâu chừng cũng khiến công đoàn “quốc doanh” phải thay đổi lề lối quan liêu giả tạo trước giờ. 

Thế nhưng, nếu trông chờ vào chính phủ Hoa Kỳ thúc ép để Hà Nội phải tuân thủ những cam kết về công đoàn độc lập cho lao động Việt khi thực thi tháo bỏ hàng rào thuế quan mậu dịch theo hiệp định TPP thì lại là một sai lầm lớn! Hoa thịnh Đốn từ lâu đã bị chỉ trích là đã không có những nỗ lực đáng kể để buộc các nước đối tác tuân thủ những nguyên tắc nhân quyền căn bản về lao động trong các hiệp định tự do mậu dịch được ký kết trước đó, chẳng hạn như đối với hai quốc gia Peru và Colombia. Những người ủng hộ bênh vực hiệp định TPP thì biện hộ cho rằng các hành động trừng phạt trong TPP ngặt nghèo hơn so với những hiệp ước tự do mậu dịch được Hoa Kỳ ký trước đó nếu CSVN cố tình vi phạm.

Có một điều chắc chắc là tất cả những tranh cãi bàn bạc xa gần như trình bày ở trên sẽ chẳng có điều nào thành hiện thực nếu như một sự thật mong manh lại thành hiện thực, đó là giới Lập Pháp Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ hiệp ước TPP. Những người đấu tranh cho lao động Việt hiện nay vẫn bình thản không mong đợi gì vào phép màu của TPP sẽ đem đến cải thiện cho quyền lao động của công nhân Việt cả. Vào tháng 11, vài tuần trước khi TPP được loan báo rầm rộ chính thức, CA chìm bận thuờng phục đã tống cổ Hạnh vào đồn CA khi cô cố đến dự buổi họp của những công nhân liên cang đến một vụ xưởng gia công bị cháy; cô Hạnh bị đánh đập thẳng tay, bị bóp cổ, bị đánh vào đầu. 

Đảng vu cáo cô và những người khác muốn lật đổ chế độ, còn Hạnh, cô nói cô chỉ ao ước muốn thấy những người lao động Việt hiểu biết đến quyền lợi công nhân chính đáng của mình mà thôi!





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo