Hưởng ứng phong trào “chúng ông học đánh vần” theo gương tưởng thú vĩ đại - Dân Làm Báo

Hưởng ứng phong trào “chúng ông học đánh vần” theo gương tưởng thú vĩ đại

CTV Danlambao - Sau khi thủ tướng ma-dzê-in lên Vua Tin Vịt (VTV) đánh vần “cờ mờ vờ lờ, cờ vờ lờ”, các đồng chí đảng ta đã nắm bắt tinh thần là phải đi học viết chữ ngay lập tức.

Tòa án là ngành đầu tiên quán triệt tư tưởng của đồng chí tưởng thú bằng quyết tâm đi học chữ vào năm 2017. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối tăm - ấy chết quên - Tối cao, đã loan báo tin vui rằng sẽ “mở lớp tập huấn để viết bản án theo mẫu định sẵn. Lớp học này sẽ mời các giáo viên dạy văn đến dạy về chính tả, ngữ pháp và từng dấu chấm, dấu phẩy”.

Sở dĩ các đồng chí quan tòa cần đi học lại cái chữ vì theo như đồng chí Chánh án TAND Tối tăm nói rằng có “nhiều trường hợp viết bản án cũng có lỗi về chính tả thậm chí viết một đằng tuyên một nẻo. Hoặc có trường hợp 2 bản án cùng số, cùng ngày nhưng khác nội dung”.

Thế này thì không chỉ luyện chữ để viết cho đúng chính tả, đúng dấu chấm dấu phẩy đâu các đồng chí ạ. Còn cần học đánh vần nữa, để tránh tình trạng “viết một đằng tuyên một nẻo”. Ơ nhưng lạ lắm cơ! Sao các đồng chí ấy tính tiền nhanh lắm, một chữ số đầu kéo theo hàng loạt số “0” đằng sau, chẳng lẫn đâu xu nào!? Mà trên các tờ tiền ấy toàn viết chữ “tây” thôi, mới đáng nể chứ. Còn trường hợp hai bản án cùng số, cùng ngày nhưng khác nội dung là “chuyện thường ngày ở huyện”, có gì đâu mà nhặng lên thế. Một khi công lý chỉ là một anh hề, thì không có tội thành có tội, tội to thành nhỏ, tội nhẹ thành nặng, miễn là qua được cửa ải “đầu tiên-tiền đâu” thì chuyện gì cũng xong hết.

Nhắc đến ngành Tòa án, không thể quên ý kiến của giới luật sư. Xin trích bình luận trên FB cá nhân của luật sư Lê Công Định và Lê Văn Luân về chuyện “đi học” và chuyện “xử án” của các quan tòa cộng sản:

Luật sư Lê Công Định: “Thẩm phán và thư ký tòa đều là những người tốt nghiệp đại học, mà còn phải học viết câu chữ và chính tả, thì thật hết biết!

Ai có dịp đọc các bản án của tòa Việt Nam, từ địa phương đến tối cao, đều nhận ra rằng tất cả (tôi nhấn mạnh là tất cả) án văn đều viết sai chính tả, sai văn phạm, thậm chí nhiều câu tối nghĩa đến mức ngu ngơ, khiến người đọc phải đoán ý.

Còn tình trạng án một đằng tuyên một nẻo, như Chánh án tối cao Nguyễn Hòa Bình thừa nhận, là chuyện thường ngày ở pháp đình cộng sản.

Thay vì trau giồi kiến thức pháp luật và năng lực xét xử, đa phần thẩm phán ngày nay chỉ chú trọng moi tiền từ người vô phúc đáo tụng đình. Vì vậy, thực trạng bê bối của tòa án Việt Nam mà ông Chánh án tối cao mô tả hoàn toàn có thật.”

Luật sư Lê Văn Luân khẳng định nền đây là nền “tư pháp cong queo” và phê phán:

“Nền tư pháp được giao vào tay những người mà "án một đằng tuyên một nẻo" như thế này thì có phải mạng người và công lý chỉ như một trò đùa và quá sức rẻ mạt hay không?

Muốn trở thành thẩm phán, phải 15 năm sau khi làm thư ký mới được xem xét bổ nhiệm. Vậy mà chính tả viết còn sai, câu cú không chuẩn ngữ pháp và còn "án bỏ túi" thì trách sao dân chúng đã truyền tai nhau một câu cửa miệng "công lý chỉ là diễn viên hài" và "vô phúc đáo tụng đình" là vậy.

Hơn thế, bên cạnh đó còn có sự giám sát, kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân, rồi luật sư tham gia tố tụng. Nhưng tất cả chỉ là vô dụng nếu "án một đằng tuyên một nẻo" như ông Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa nói.

Chữ nghĩa còn sai, bảo sao người ta không bẻ cong luật pháp và công lý để mà xét xử”.

Có người nói rằng, nền tư pháp nói riêng và “đảng ta” nói chung, ưu tiên trước mắt là đồng tiền, chung quanh là đồng bọn, sau lưng là đồng đảng và dưới chân là đồng bào. Còn riêng tôi thì cho rằng đã là tòa án cộng sản thì nó phải thế. Không bẻ cong luật pháp, không bỏ tù người yêu nước, người vô tội, không biến các thẩm phán, chánh án thành những tên đao phủ thì không thể gọi là Tòa án Cộng sản.

Vậy cho nên, đi học chỉ làm trò cười cho thiên hạ, và tốn tiền của dân. Với lại tôi khuyên thật, các đồng chí cứ an tâm đi, đến thánh sống, danh nhân văn hóa thế giới như bác Hồ vĩ đại của chúng ta, còn viết sai chính tả. Bác còn giết hàng triệu người, vẫn được tôn vinh ca ngợi cơ mà. Vậy nên các đồng chí có viết sai chính tả, đọc sai bản án, giết “lầm” vài mạng, hay vài chục mạng người trong cuộc đời “xử án”, thì cũng nhằm nhò gì. Nên các đồng chí cứ an tâm mà tiếp tục viết sai, đọc sai và giết người đi nhé.

16.01.2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo