Bài 2: Di sản của Robert Gates để lại cho Việt Nam
I. Khái quát:
Robert Gates viếng thăm Việt Nam với cương vị là bộ trưởng Quốc phòng (QP) Hoa Kỳ, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng tốc ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên nền quốc phòng của Việt Cộng hiện nay. Ông Gate đến Việt Nam vào bảy năm về trước, tháng 10 năm 2010.
Mặc dù lời khẳng định "một ngày làm việc cho CIA thì suốt đời vẫn là người của CIA" có thể chỉ là một suy luận không chứng cứ, nhưng một điều không thể chối cãi: đó là cựu giám đốc cơ quan tình báo CIA, tiến sĩ Robert Gates, luôn tìm cách thúc đẩy sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nỗ lực của tiến sĩ Gate trong việc lôi kéo Hà Nội vào quỹ đạo hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ chắc chắn không thể nằm ngoài hay đi ngược lại đường lối sách lược và sự toan tính của CIA, một cơ quan do chính ông từng làm giám đốc điều hành.
II. Quan điểm của CIA đối với các vấn đề liên quan đến Việt Nam
Một trong những nhiệm vụ căn bản của CIA, ngoài việc thu lượm và phân tích tin tức tình báo ra, là đưa ra những đề nghị thiết thực, những chính sách ứng phó thiết thực để tòa Bạch Ốc suy ngẫm và quyết định tiến hành nếu cần thiết trong lãnh vực đối ngoại ở mọi mặt từ kinh tế, an sinh xã hội đến quốc phòng.
Đương nhiên, nhiệm vụ này bao trùm lên cả vấn đề Việt Nam, cũng như vấn đề biển Đông và an toàn khu vực.
Vào hai thập niên 1980 và 1990, điều bận tâm của CIA là làm sao có thể ràng buộc lôi kép Việt Cộng đi vào còn đường mở cửa cải cách kinh tế.
Lý do thứ nhất cho mối bận tâm này là CIA tin rằng sự cải thiện mở cửa kinh tế tại Việt Nam sẽ giúp Hoa Kỳ tìm cách xóa sổ vấn đề thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đang khiến Hoa Kỳ bị nhức nhối và xấu hổ trước thể giới.
Do biết được chủ tâm phản bội của Hoa Kỳ trước đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, Việt Cộng mới có thể dám thản nhiên xé bỏ cam kết hòa bình tại Paris năm 1973 trước quốc tế, sử dụng hết toàn lực viện trợ quân sự của khối Cộng Sản Đông Âu và Trung Cộng, tấn công Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975.
Việt Nam Cộng Hòa mà còn thì chắc chắn sẽ không có tình trạng thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản lan tràn kinh khiếp suốt gần hai thập niên như vậy.
Đó là chưa kể chính sách Quá Độ theo kinh tế Mác Lê do Việt Cộng thi hành một cách mù quáng, thuần túy chỉ là cướp bóc người dân miền Nam thẳng tay khiến đời sống của các tỉnh thành miền Nam Việt Nam bị đói khổ cùng cực, thua xa cả thời còn chiến tranh, khiến tình trạng vượt biên liều thoát khỏi chế độ Cộng Sản bạo tàn của người dân Việt càng thêm gia tăng, sau này làn ra đến cả ngoài Bắc.
CIA tin rằng nếu kinh tế tư bản hiện diện trở lại tại Việt Nam, tình trạng thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản bạo tàn sẽ giảm hẳn.
Lý do thứ hai của mối bận tâm này là CIA tin rằng sự cải thiện mở cửa kinh tế tại Việt Nam sẽ khiến Hoa Kỳ có cơ hội tiếp xúc gần gũi hơn với Việt Cộng để giải quyết dứt điểm hồ sơ các quân Hoa Kỳ bị mất tích trong cuộc chiến Việt Nam, điều là mà chính phủ Hoa Kỳ vẫn bị áp lực nặng nề từ công chúng để tìm ra phương thức giải quyết.
Lý do thứ ba của mối bận tâm này là CIA tin rằng để có thể có được đầu tư và hâu thuẫn tài chánh để cải cách kinh tế, Việt Cộng phải rút quân khỏi Campuchia, tạo ra sự bình ổn trong khu vực để tư bản đầu tư vào các nước trong vùng được gia tăng.
Lý do thứ tư là do áp lực của tổng thống Donald Reagan để lại, CIA cũng buộc phải có một kế hoạch tiếp cận với Việt Cộng nhằm giải quyết và giải thoát sự tù tội của các cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Cả trăm ngàn quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bị giam cầm, thanh toán thủ tiêu trong các trại tập trung rất man rợ bởi Việt Cộng khiến Hoa Kỳ bị các nước đồng minh phương Tây chỉ trích nặng nề về sự bỏ rơi đồng minh của mình.
CIA tin rằng cải cách kinh tế và mở cửa cho phương Tây vào đầu tư buộc VC phải hủy bỏ các trại giam cầm tập trung man rợ này.
Nói tóm lại, trước những vấn đề nỗi cộm chính yếu của hai thập niên 1980 và 1990 đối với Việt Nam vừa trình bày trên, đòi hỏi CIA cần đề ra những đối sách cụ thể để chính phủ Hoa Kỳ có thể lấy đó làm điểm tựa thi hành khi giải quyết mọi tồn đọng, hệ lụy do chiến tranh và sự phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của mình đem lại.
Đối sách mà CIA đưa ra để đối phó với các vấn đề liên quan đến Việt Nam như đã trình bày có tên gọi lóng tạm dịch là đối sách "Ve Vãn,” mà tiến sĩ Robert Gates có phần chịu trách nhiệm thúc đẩy.
Nội dung chiến lược chính yếu của đối sách "Ve Vãn" này là thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ cộng tác với Việt Cộng ngày càng sâu rộng hơn để che đậy sự phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của Hoa Kỳ.
Rất hiếm khi có một chính trị gia nào hay một cơ quan bộ phận nào của chính phủ Hoa Kỳ lại đi dại dột hô hào bắt tay và cộng tác với bất cứ một quốc gia nào hay bất cứ chính phủ nào nếu quốc gia đó hay chính phủ đó nằm trong mục tiêu loại trừ hay cấm vận trong các đối sách của CIA đưa ra. Các đời tổng thống tự Bush Cha, Clinton, Bush Con và đến đời tổng thống Obama, chính sách "Ve Vãn" của CIA được thúc đẩy mạnh mẽ.
Kể từ năm 2008 trở đi, mối bận tâm hàng đầu của CIA khi Robert Gates là bộ trưởng QP là làm sao tiến triển mối quan hệ hợp tác quân sự với Việt Cộng ở một mức độ rộng hơn, sâu hơn.
Hoa Kỳ cần xúc tiến mối quan hệ quân sự với Việt Cộng sâu hơn vì trong sách lược "Ve Vãn" của CIA, Hoa Kỳ cần phải hiện đại hóa phương tiện kỹ thuật và khả năng tác chiến- hợp tác tác chiến, theo cách thức chiến tranh hiện đại cho Việt Cộng. Sau bốn mươi năm tụt hậu, Việt Cộng đã không đủ khả năng tác chiến cùng với đồng minh trong vùng do trình độ chỉ huy, phương tiện vũ khí quá lạc hậu và yếu kém.
Hoa Kỳ cũng cần phải mở hàng loạt các lớp đào tạo các sĩ quan tham mưu tác chiến cho giới sĩ quan Việt Cộng trong thế trận Không-Hải hiện đại, đều mà quân đội Việt Cộng chưa hề có kinh nghiệm hay kiến thức nào.
Việc lựa chọn đội ngũ sĩ quan từ hàng ngũ quân đội Việt Cộng để đào tạo huấn luyện phương thức chiến tranh hiện đại đang được CIA âm thầm xúc tiến, nông hay sâu tùy theo những tiến bộ thỏa hiệp hợp tác đạt được giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn.
Trước sức ép về QP từ phía Trung Cộng ngày một tăng đã khiến Việt Cộng không còn chọn lựa nào khác mà buộc phải tháo khoán từ từ những dè chừng về những chương trình đào tạo sĩ quan tham mưu tác chiến Không- Hải của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam.
Các sĩ quan được lựa chọn đi đào tạo, mặc dù là do phía Việt Cộng đề nghị nhưng đòi hỏi trình độ kiến thức nhất định từ phía Hoa Kỳ mới có đủ khả năng thụ huấn. Những giằng co về mặt lựa chọn nhân sự đào tạo có thể làm tiến trình hiện đại hóa quân đội bị chậm lại nhưng ở đường dài, giới sĩ quan có quan niệm già nua về chiến thuật chiến lược cũng phải về hưu nhường bước cho giới sĩ quan trẻ, năng động và hiếu học hơn.
Cho nên, Việt Cộng sẽ rất khó mà cưỡng lại sự hợp tác quân sự với Hoa Kỳ theo khuôn khổ mới do Hoa Kỳ định sẵn.
III. Chân dung cựu giám đốc cơ quan tình báo CIA Robert Gates:
Mặc dù tiến sĩ Gate xuất thân là một sĩ quan Không quân lon trung úy, nhưng ông lại làm việc tận tụy cho cơ quan tình báo CIA của Hoa Kỳ gần trên cả hai chục năm trước khi trở thành giám đốc của cơ quan này, ngay khi ông còn trong quân ngũ vào năm 1966 và sau khi rời quân ngũ.
Một nhân viên tình báo có nhiều chân dung, và có lẽ chúng ta chỉ cần quan tâm đến chân dung của ông trước các vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Vai trò của tiến sĩ Gate vô cùng quan trong quyết định việc thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ xúc tiến bang giao với Việt Cộng, bước đầu tiên trong chính sách "Ve Vãn" mà các chiến lược gia CIA khởi xướng vào thập niên 1980 này.
Từ năm 1980 đến khoảng đầu năm 1986, Tiến sĩ Gate là chánh “Văn-phòng Thẩm-định Chiến-lược” cho cơ quan CIA.
Trách nhiệm của "Văn phòng Thẩm-định Chiến-lược" là duyệt xét lại giá trị hay hiệu quả sẽ đem lại của các đề nghị chiến lược mà CIA sắp đưa ra để cố vấn cho chính phủ ở mọi vấn đề, ở mọi khu vực, dựa trên các tin tức tình báo đang có và những dự đoán đang được tranh cãi.
Như vậy, đối sách được chính phủ Hoa Kỳ thực thi theo đề nghị của CIA thì trước đó, đối sách này phải được văn phòng của ông đánh giá cao hay hậu thuẫn. Nói một cách khác, mọi toan tính của CIA đề nghị lên chính phủ Hoa Kỳ trong thập niên 1980 về các vấn đề liên quan đến Việt Nam điều phải có sự hậu thuẫn và đánh giá cao của vị chánh văn phòng mang tên Robert Gates.
Từ năm 1986 đến năm 1989, tiến sĩ Gate đã là phó giám đốc cơ quan tình báo CIA.
Đây là giai đoạn mà nước Mỹ tăng tốc sử dụng mọi tin tức tình báo để thẩm định sự lại cần thiết bang giao và các phương thức ràng buộc Việt Cộng đối với những lợi ích căn bản, những vấn đề then chốt mà chính phủ Hoa Kỳ quan tâm.
Phe cánh muốn chạy theo kinh tế tư bản trong nội bộ lãnh đạo Việt Cộng sẽ hoàn toàn không có cơ hội đứng vững trên quyền lực sau bốn năm này (1986-1989) nếu CIA cố vấn chính phủ Hoa Kỳ đi ngược lại đối sách "Ve Vãn,” tiếp tục không nới lỏng các biện pháp chế tài trong âm thầm để cứu đói cho CSVN, đã gần như tê liệt về kinh tế sau mười năm theo chính sách Quá Độ.
Cho nên chân dung nhân viên tình báo CIA tiến sĩ Robert Gates đối với các vấn đề Việt Nam chính là chân dung của một chiến lược gia chuyên nghiệp, là một yếu nhân thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ thi hành đối sách "Ve Vãn" để Hoa Kỳ có thể có thêm khả năng can dự sâu hơn lên Việt Nam từ kinh tế đến chính trị lẫn quốc phòng sau này.
IV. Di sản của Robert Gates đối với Việt Nam:
Quan hệ với Việt Nam trong tám năm sắp tới đây, Hoa Kỳ sẽ thi hành những đối sách dựa trên những hiệu quả sẵn có từ đối sách của mình suốt ba mươi năm qua. Và những hiệu quả này có phần đóng góp không nhỏ của tiến sĩ Robert Gates, cựu tổng giám đốc CIA và cựu bộ trưởng QP Hoa Kỳ.
Giai đoạn mà chiến lược gia Robert Gates là phó Giám đốc cơ quan tình báo CIA (1986-1989) cũng là giai đoạn mà chính phủ Mỹ ráo riết chuẩn bị thúc đẩy quan hệ ngoại giao và kinh tế, tạo ra lợi thế để tiến trình chạy theo kinh tế tư bản của Việt Cộng không thể quay ngược lại được nữa.
Tiến sĩ Gate góp phần không nhỏ để hình thành nên "một nền kinh tế tư bản theo định hướng XHCN” ở Việt Nam, sáo ngữ che đậy bản chất kinh tế thực dân đỏ man rợ, bóc lột sức lao động con người đến thậm tệ và cướp của cải đất đai của người dân trắng trợn. Đó là chưa kể nền kinh tế thực dân đỏ này bán hết tài nguyên của xứ sở cho tư bản nước ngoài khống chế và mặc nhiên khai thác bừa bãi; bất chấp những tác hại môi trường nghiêm trọng.
Đương nhiên, dấu ấn của ông để lại đối với nền chính trị của Việt Nam không dừng lại ở cương vị giám đốc cơ quan tình báo CIA mà còn ở cương vị bộ trưởng QP Hoa Kỳ sau này.
Mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Hoa Thịnh Đốn và Việt Cộng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn vào thời tiến sĩ Gate đảm nhiệm chức bộ trưởng QP. Mọi kế hoạch gia tăng huấn luyện quân sự cho Việt Cộng, cũng như mở rộng các chương trình viện trợ quân sự cho Việt Cộng đều có sự hậu thuẫn đồng ý của ông.
Để có thể xúc tiến sự hợp tác quân sự Mỹ- Việt Cộng ngày một sâu rộng, Hoa Kỳ cũng chuyển qua hổ trợ tài chánh cho cả phe bảo thủ trong đảng để mua chuộc lôi kéo.
Điều này khiến cán cân chính trị trong nội bộ chóp bu của Việt Cộng bị chao đảo phân rã ngày một trầm trọng không thể cứu vãn, cũng như khiến khả năng kiểm soát của đảng lên quân đội ngày một yếu đi. Có thể nói, đối sách "Ve Vãn" mà tiến sĩ Gate đeo đuổi thực hiện rõ ràng đã làm Việt Cộng phân rã trầm trọng về mặt nhân sự nội bộ ở thượng tầng lãnh đạo.
Tuy nhiên, còn quá sớm để khen ngợi những thành tựu quan trọng do tiến sĩ Gate đem lại cho nền chính trị Việt Nam; nhưng đã quá muộn để cứu vãn những tác hại nặng nề của di sản mà ông để lại. Nền kinh tế thực dân đỏ, di sản quan trọng nhất của ông đối với Việt Nam, đã và đang làm người dân xứ sở này phải tiếp tục sống kiếp tôi đòi bán thân bán sức như nô lệ để sinh tồn ngay giữa thời đại văn minh tin học nhân quyền.
Bài đã đăng:
Can dự của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA vào nội tình chính trị Việt Nam
Bài 1: Trách nhiệm của cơ quan tình báo OSS (Office of Strategic Services) của Hoa Kỳ và nhóm phản loạn Cộng sản Hồ Chí Minh đối với nạn đói năm Ất Dậu 1945 - link http://danlambaovn.blogspot.com/2017/02/can-du-cua-co-quan-tinh-bao-hoa-ky-cia.html
24/10/2017