Nguyên Thạch (Danlambao) - Trong hiện trạng rất là bi đát của Việt Nam hầu như về mọi mặt, hãy cố tránh những lời chúc vu vơ theo quán tính mà so ra là trái ngược với thực tế. "Cống hỉ phạt sồi", "Chúc Mừng Năm Mới phát tài phát lộc", "An khang, thịnh vượng, hạnh phúc...". Làm sao có thể phát tài trong điều kiện của một nền kinh tế vỡ nợ? Làm sao có lộc khi nhà cầm quyền là một bọn sâu mọt tham nhũng? Làm sao có thể bình an khi dân chúng sống trong nghèo khó, ăn uống vô số chất độc? Làm sao có được hạnh phúc khi bệnh tật tràn lan gây bao thảm trạng chia lìa?.
*
Như nhiều người đã luôn tự nhủ "Mỗi người là một chiến sĩ thông tin", và câu châm ngôn ấy luôn đập vào mắt mỗi khi bạn đọc vào trang Dân Làm Báo.
Dưới một cơ chế độc đảng toàn trị thì những đảng, những tổ chức đối lập là không tưởng. Cơ chế độc quyền này sẽ sẵn sàng trừ khử bất cứ tổ chức nào đối nghịch lại với đảng cùng guồng máy cầm quyển của nó qua cái gọi là "Bạo lực cách mạng chuyên chính" dưới sự chỉ đạo của ĐCSVN. Bạo quyền CSVN sẽ bắt giam tù những cá nhân mà họ cho là mầm mống chống đối để triệt tiêu ngay từ trứng nước và thậm chí sẽ tử hình những người mà họ cho là nguy hiểm trên bình diện quốc gia như anh hùng Trần Văn Bá, hay ngay cả những người có tầm ảnh hưởng địa phương như những anh hùng phục quốc vô danh khác đã bị xử bắn.
Hãy đơn cử dăm ba cá nhân cùng tổ chức làm thí dụ để dẫn chứng cho điều mà người viết đã khẳng định:
1- Linh mục Nguyễn Văn Lý
Tađêô Nguyễn Văn Lý (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1946) là một linh mục Công giáo và một nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam, đã nhiều lần bị Chính phủ Việt Nam bắt. Năm 2007, ông bị Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế xét xử công khai với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[1]
Hoạt động
Tháng 9 năm 1977, vì có liên quan đến việc phổ biến hai bài tham luận của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền với nội dung lên án chính quyền Việt Nam "chủ trương tiêu diệt tôn giáo", Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt và kết án 20 năm tù với tội danh "chống phá cách mạng" và bị giam tại Thừa Phủ (Huế).
Tháng 12 năm 1977, Linh mục Nguyễn Văn Lý được mãn hạn tù nhưng không được phép thi hành nhiệm vụ linh mục.
Tháng 7 năm 1978 Toà Tổng Giám mục Huế can thiệp với chính quyền tỉnh Thừa Thiên và đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý về làm linh mục quản xứ Đốc Sơ, thuộc xã Hương Sơ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Tháng 1 năm 1983 chính quyền tỉnh Thừa Thiên ra quyết định trục xuất Linh mục Nguyễn Văn Lý khỏi giáo xứ Đốc Sơ, lý do vì linh mục không chấp hành lệnh cấm của chính quyền tỉnh, tiếp tục việc dạy giáo lý trong giáo xứ.
Tháng 5 năm 1983, Linh mục Lý bị bắt và kết án 10 năm tù và 4 năm quản chế với tội danh "gây rối trật tự xã hội". Linh mục Lý bị đưa về giam tại Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Ba Sao (Nam Hà).
Tháng 7 năm 1992, Linh mục Lý được trả tự do và cho về cư ngụ tại Tòa Giám mục Huế, nhưng bị cấm không được làm nhiệm vụ linh mục.
Tháng 11 năm 1994, Linh mục Lý đã công bố "Tuyên ngôn 10 điểm về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam".
Năm 1997, Linh mục Lý về nghỉ dưỡng bệnh tại giáo xứ Nguyệt Biều của linh mục quản xứ Trần Văn Quý.
Ngày 24 tháng 11 năm 2000, Linh mục Lý phổ biến bản "Tuyên ngôn về thực trạng Giáo hội Công giáo tại giáo phận Huế"[cần dẫn nguồn] và lời kêu gọi "Chúng tôi cần có tự do tôn giáo thật sự tại Việt Nam".
Ngày 5 tháng 2 năm 2001, Toà Tổng Giám mục Huế thuyên chuyển Linh mục Nguyễn Văn Lý về làm linh mục quản xứ An Truyền thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ngày 26 tháng 2 năm 2001, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định quản chế hành chính 2 năm đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý tại xã Phú An vì lý do "sử dụng tòa giảng để kích động giáo dân chống phá chính quyền".
Ngày 19 tháng 10 năm 2001, toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xét xử và tuyên án Linh mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù giam, 5 năm quản chế tại địa phương nơi cư trú về hai tội "phá hoại chính sách đoàn kết" và "không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc quản chế hành chính" (Điều 87 và 269 Bộ Luật Hình sự). Linh mục Lý sau đó bị đưa về giam tại Ba Sao (Nam Hà).
Ngày 8 tháng 12 năm 2002, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Hòa thượng Thích Quảng Độ được trao Giải Nhân quyền Việt Nam của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.
Ngày 26 tháng 6 năm 2004, Linh mục Lý được trao Giải Shalom khiếm diện tại Đại học Công giáo Eichstätt-Ingolstadt (Đức).
Tháng 2 năm 2005, Linh mục Lý được giảm án và được đặc xá.
Ngày 8 tháng 4 năm 2006, Linh mục Lý đã thành lập "Khối 8406", cùng với một số người biên soạn nhiều tài liệu có nội dung chống lại chính quyền và kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2007.[cần dẫn nguồn]
Ngày 22 tháng 8 năm 2006, Linh mục Lý đã cùng ký tên vào bản công bố của "Khối 8406" về "Tiến trình dân chủ hoá Việt Nam".
Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Linh mục Lý đã công bố "Tuyên bố nhân dịp đảng Thăng Tiến Việt Nam công bố tự thành lập tại Việt Nam ngày 8-9-2006". Ông cùng với một số người thành lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam[cần dẫn nguồn] và liên kết với Đảng Vì Dân cùng với một số tổ chức chính trị ở nước ngoài, thành lập "Liên Đảng Lạc Hồng". (1)
2- Nhà đấu tranh cho Nhân quyền, Luật sư Lê Quốc Quân
Một luật sư nhân quyền nổi tiếng tuyên bố bản án hai năm rưỡi tù giam anh vừa hoàn tất càng tô đậm thêm ý chí tranh đấu của anh cho một đất nước Việt Nam tự do - dân chủ thật sự.
Vào ngày 13/6/2013, Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK Center) gửi thư cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu bảo vệ quyền chính đáng cho Ls LQQ đang bị giam cầm. Bức thư đề ngày 13/6 của bà Kerry Kennedy, cháu gái cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bày tỏ quan ngại về tình trạng của nhà hoạt động Lê Quốc Quân và kêu gọi Việt Nam bảo đảm ông không bị ngược đãi, cho phép ông được tiếp xúc với người nhà cũng như được chăm sóc sức khỏe cần thiết, theo đúng các chuẩn mực nhân quyền trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào tháng 9 năm 1982.
Ngày 27/06/2013, 12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Ô. Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi phóng thích Ls LQQ và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói họ hết sức bất bình về việc giam giữ Ls LQQ, bị bắt đã nửa năm nay mà người thân vẫn chưa được thăm gặp.
Ngày 13/9/2013, Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ là bà Loretta Sanchez chúc sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư. Bà Sanchez viết: "Hầu hết chúng ta mừng sinh nhật của mình quây quần với gia đình và bạn bè. Nhưng ngày hôm nay, Ls LQQ, một blogger người Việt, đã qua ngày sinh nhật 42 tuổi của mình cô đơn trong nhà tù."
Ngày 18/9/2013, Dân Biểu Canada Wayne Marston chúc mừng sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư.
Ngày 14/9/2013, Ls LQQ được tờ tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur vinh danh là 1 trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai. 50 người này là những nhà chính trị, kỹ nghệ gia, nhà khoa học và những nhà đấu tranh ở các quốc gia còn bị cai trị bởi những chế độ hà khắc.
Ngày 27/9/2013, Dân biểu Úc Luke Simpkins viết thư cho Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thả Ls. LQQ và nói ông Nguyễn Tấn Dũng hãy tôn trọng những cam kết về nhân quyền mà CSVN đã ký kết.
Ngày 30/9/2013, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc vì mục đích chính trị đối với Ls LQQ.
Ngày 2/10/2013, Hội Ân Xá Quốc Tế chỉ trích bản án đối với Ls LQQ và đòi hỏi nhà nước CSVN trả tự do tức khắc cho Luật Sư.
Ngày 2/10/2013, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tuyên bố: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."
Ngày 4/10/2013, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Rupert Colville bày tỏ quan ngại về bản án đối với Ls Lê Quốc Quân và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN xét lại bản án vi phạm các quyền tự do phát biểu tại VN.
Ngày 11/10/2013, trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Cầm Tù lên tiếng phản đối bản án 30 tháng tù giam và số tiền lớn mà tòa sơ thẩm Hà Nội đã tuyên phạt Ls LQQ.
Ngày 16/10/2013, 57 Nghị Sĩ Quốc Hội Na Uy gửi thư tới Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho Ls LQQ và trả lại cho Ls LQQ quyền được gặp gia đình
Văn Bút Quốc Tế PEN đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật Sư Nhân Quyền và tác giả nhựt ký điện tử Lê Quốc Quân.
Tờ Wall Street Journal cho rằng bản án này sẽ ảnh hưởng xấu cho quan hệ Mỹ và Việt Nam
Ngày 5 tháng 12, 2013, 12 tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận và tự do thông tin kêu gọi thả Ls LQQ sau khi Liên Hiệp Quốc có ý kiến. Đó là các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship và Lawyers’ Rights Watch Canada.
3- Nhà bất đồng chính kiến, Luật sư Nguyễn Văn Đài
Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1970) là một luật sư và nhân vật bất đồng chính kiến người Việt Nam. Ông từng bảo vệ nhiều vụ án nhân quyền và tôn giáo như vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng Quang và nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004. Ông Đài năm 2007 đã bị xử tù 4 năm về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", thời gian quản chế 4 năm, từ ngày 16.12.2015 ông lại bị bắt giam lần thứ 2 về cùng tội trên.
Tuy đang bị Việt Nam khởi tố, tạm giam, ông Đài được tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải Nhân quyền 2017 của Hiệp hội Thẩm phán Đức vào ngày 5 tháng 4 năm 2017. (3)
4- Nhà hoạt động Đảng Dân chủ Việt Nam, Khối 8406, Trung tá Trần Anh Kim
Trần Anh Kim là một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam, cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông đã hai lần bị xử tù giam theo điều 79 BLHS, lần đầu tiên 5 năm 6 tháng tù, lần thứ hai 13 năm.
Tù lần 1
Ngày 28 tháng 12 năm 2009, ông bị đưa ra tòa án tỉnh Thái Bình[5]. Theo cáo trạng, ông bị cho rằng đã soạn thảo, phát tán trên mạng 85 bài viết, trong đó đã thừa nhận viết và phát tán hơn 60 đầu tài liệu có nội dung chống chính quyền Việt Nam [2]. Tòa đã tuyên án xử phạt Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam vì tội hoạt động nhằm Lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, và ra tù vào ngày 7.01.2015.
Trần Anh Kim được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009.
Một nhóm gồm 12 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi, tố cáo bị công an kết hợp với côn đồ đánh đập dã man họ vào sáng ngày 21/1/2015, khi họ đến thăm ông Trần Anh Kim mới được ra tù.
Tù lần 2
AFP ngày 5/10/2015 tường thuật rằng ông Trần Anh Kim, 66 tuổi, lại bị bắt hôm 21/9. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn hoạt động tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Nghĩa, cho biết ông Trần Anh Kim bị bắt vì đã lập ra một tổ chức quy tụ một số quân nhân của cả hai miền Nam, Bắc mang tên là “Quân nhân Dựng cờ Dân chủ”, nhưng ông Nghĩa cho rằng điều đó không có gì sai trái.
Ngày 16/12/2016, ông Trần Anh Kim và đồng sự Lê Thanh Tùng bị tuyên phạt 13 và 12 năm tù giam trong phiên xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Ngày 26/5/2017, tại tỉnh Thái Bình, ông Trần Anh Kim và đồng sự Lê Thanh Tùng bị Tòa án nhân dân cấp cao tuyên phạt giữ nguyên án tù sơ thẩm. (4)
5- Nhà đấu tranh cho công nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh
Một nhà hoạt động nữ ở tuổi đôi mươi đang đối diện với nguy cơ một căn bệnh hiểm nghèo trong nhà tù Việt Nam với bản án 7 năm tù về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì tham gia các hoạt động cổ súy đa đảng-dân chủ, bênh vực quyền lợi cho công nhân bị bóc lột sức lao động mà không có công đoàn độc lập bảo vệ.(5)
6- Nhà đấu tranh cho xã hội dân sự, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam), được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam. Theo báo Công an, bà còn là thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công dân tự do”.
Mẹ Nấm bị bắt và khởi tố ngày 10 tháng 10 năm 2016 tại Nha Trang với tội danh theo điều 88 khoản 1 - tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và bị tòa sơ thẩm kết án 10 năm tù. Ngày 30 tháng 11 năm 2017 tòa phúc thẩm tuyên án giữ nguyên án tù 10 năm của tòa sơ thẩm. (6)
Năm hết, Tết đến là thời gian mà người ta ngẫm lại những gì đã xảy ra trong năm cũng như nhiều năm trước, đồng thời nghĩ đến những gì sẽ đến, sẽ làm cho năm tới cùng những năm sắp tới. Tuy nhiên, trong một xã hội điên đảo đầy bất ổn như xã hội Việt Nam hôm nay, không phải ai cũng có thời gian làm những điều đó, trong tình trạng hiện tình kinh tế cực kỳ xuống dốc dọc theo nhiều nan đề khác của đất nước dưới sự vận hành tệ hại của ĐCSVN, dân chúng phải phải đầu tắt mặt tối, phải đối mặt với bao vấn nạn đang đe dọa một cách trầm trọng và tưởng như không còn lối thoát, không còn hy vọng.
Để giải quyết tình trạng này, người hiểu biết san sẻ cho những người không có dịp để tìm hiểu và đó là nhiệm vụ của những chiến sĩ thông tin để tất cả cùng nhau nắm bắt tình hình thực tế của đất nước mà cùng nhau tìm giải pháp cho những lối thoát.
Trong hiện trạng rất là bi đát của Việt Nam hầu như về mọi mặt, hãy cố tránh những lời chúc vu vơ theo quán tính mà so ra là trái ngược với thực tế. "Cống hỉ phạt sồi", "Chúc Mừng Năm Mới phát tài phát lộc", "An khang, thịnh vượng, hạnh phúc...". Làm sao có thể phát tài trong điều kiện của một nền kinh tế vỡ nợ? Làm sao có lộc khi nhà cầm quyền là một bọn sâu mọt tham nhũng? Làm sao có thể bình an khi dân chúng sống trong nghèo khó, ăn uống vô số chất độc? Làm sao có được hạnh phúc khi bệnh tật tràn lan gây bao thảm trạng chia lìa?.
Trong thôn Dân Làm Báo này, hãy còn bao nhân chứng sống như tác giả Cánh Dù lộng gió đã nêu lên những thảm trạng của VN, như nhiều tuổi trẻ đã gióng lên sự uất hận trên trang báo này hoặc qua nhiều video clip trên các trang mạng xã hội như Facebook, như bao bạn đọc, còm sĩ còn trong nước, họ là những chứng nhân phải đối mặt với bao khó khăn, bao đau đớn trong cuộc sống hàng ngày, hàng giờ. Họ là khối dân phải nhai chiếc bánh vẽ ròng rã theo dòng thời gian dai dẳng và chán ngán.
Không, ngàn lần không, chúng ta không thể lần lựa để trở thành chai lì và phó mặc cho một chế độ cực kỳ tệ hại. Cuối năm 2017 hãy nói cho nhau nghe những uẩn ức của năm tháng cũ dưới một chế độ đầy nghịch lý để trang bị cho những hành động trong những năm tháng sắp đến hầu nhắm đến một tương lai không cộng sản.
___________________________________
Chú thích: