- Ta đã mất nước. Giặc đã vào nhà!
Cùng với tiếng kêu thất thanh ấy là tiếng kèn loa của quân bắc cộng vang như… sấm "Nhà của chúng ta ở, vợ của chúng ta sài, con của chúng ta bắt làm nô lệ, phần chúng ta đưa đi cải tạo..." (Nguyễn Hộ). Sau này là Đỗ Mười cũng lập lại tương tự: "Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc…" (Đỗ Mười). Hỏi xem, người miền nam còn lại gì sau những mệnh lệnh man rợ ấy?
I. Thành quả của đoàn quân VC sau ngày Sài Gòn bị giải phóng
Vào chiều ngày 30-4-1975, tôi vẫn đứng trên sân thượng của một căn nhà gần cầu Thị Nghè để nhìn trời đất và nhìn cuộc đổi đời đang diễn ra. Hôm ấy hình như nắng mau tàn, trời về chiều lại có nhiều mây đen nên chóng tối. Tiếng súng trận như đã lặng. Trên cao, trời thanh vắng. Các nhà kế bên hay đối diện đều đóng kín cửa hay với cánh khép hờ. Và sau cái cánh hé mở kia là bóng người lấp ló với những ánh mắt âu lo nhìn ra đường. Trong khi đó, tuyến đường huyết mạch chạy thẳng vào đường Thống Nhất không lúc nào ngớt tiếng gầm thét của các loại xe molôtova hay T54.
Nhìn kỹ hơn, cùng lúc với những hàng bánh xe chuyển động kia là hàng lớp cán binh Việt cộng trong những bộ quần áo xanh màu cứt ngựa mới được mặc lần đầu. Rồi gói trong bộ quần áo rộng thùng thình kia là những đôi mắt trắng dã với khẩu AK lăm lăm trên tay đang theo hàng dọc tiến vào phố của Người. Chênh chếch về phía tay trái của tôi là cầu Thị Nghè. Ở đó có một chiếc M48 của thiết giáp nằm trên dốc cầu từ nhiều ngày trước. Bất ngờ, vào khoảng trước 10 giờ sáng nay ngày 30-4-1975, nó nhận một thảm họa lớn. Khi chiếc T54 đầu tiên của Việt cộng ập đến, nó khựng lại, hạ nòng trực diện và tống cho chiếc M48 chặn bên cầu một quả pháo. Tháp chiếc M48 không người tung lên theo tiếng nổ lớn, rồi nằm im với khói tỏa lên. Phần chiếc T 54 thích chí, chạy vượt qua cầu rẽ về hướng sờ thú.
Rõ ràng tiếng nổ lớn ấy làm cho dân chúng gần đó thêm hoảng hốt. Phần những người lính trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa hiện diện trong khu vực, có lẽ cũng từ thời điểm đó đã tự quăng mũ, cởi bỏ giày sô trận, áo giáp binh, vất bỏ súng đạn dọc trên đường. Họ thất thểu bước đi về phố với mình trần. Khi thấy họ đi ngang, một số người từ trong nhà vội đem ra những ôm quần áo. Tất cả đều vội vàng trong âu lo, xót xa:
- Mặc vào đi, thay nhanh lên, vào trong nhà này rồi sau hãy tính.
Những người lính của miền nam như chẳng còn quan tâm gì đến sống chết khi ngọn cờ của họ không còn tung bay. Họ đang bước những bước chân hoang, vô định. Người cầm lấy cái áo, kẻ cầm lấy cái quần, khoác lên vai trần và tiếp tục đi về phía trước.
Trước đó, mờ sáng hôm nay, chủ nhân của căn nhà tôi đang đứng trên sân thượng đây là một sỹ quan còn nguyên quân phục mang hàm cấp tá cũng vừa về đến. Chưa nghe tiếng chào hỏi. Tất cả 4 người là vợ con của ông đều òa lên khóc. Ông quát:
- Còn ở đây khóc lóc làm gì?
Câu hỏi của ông vào cõi vắng. Đứa con lớn của ông bảo:
- Chú N. đang ở trên sân thượng.
Ông thét lên:
- Gọi chú xuống đây. Nhanh lên. Tất cả gọn nhẹ để ra bến tàu.
Khi gặp ông, chẳng kịp bắt tay chào nhau. Tôi bảo:
- Chiều hôm qua em có ra Tân Cảng, tiễn vài người quen rồi về. Chắc họ đã đi, anh ra đó làm gì?
Nghe thế, ông thét lên:
- Tại sao không đưa chị và các em các cháu ra đi. Còn ở lại đây làm cái gì?
Chừng như nhận ra sự vô lý, ông nhỏ nhẹ hơn:
- Thôi, đi đi. Bỏ lại tất cả mà đi. Tôi vừa có hẹn với người bạn. Cùng lắm ta sẽ ra Vũng Tàu.
Tôi đứng chôn chân giữa nhà. Mưa nước mắt cho cuộc từ giã không hẹn lại rơi. Sau khi gia đình anh đi, tôi trở thành chủ nhà trong một tuần lễ để chờ tin. Sau đó, khóa cửa, trở về Xuân Lộc với gia đình. Vài tuần sau tôi trở lại Sài Gòn, nhưng đã không còn dịp để bước vào căn nhà đó nữa. Lý do đơn giản, bọn phường khóm ở đó thấy nhà đóng cửa, chúng đã phá khóa và vào chiếm ngự để làm nơi ăn chỗ ở cho cái loa phường. Tôi đứng bên kia đường, nhìn căn nhà, nơi tôi đã lưu trú nhiều năm khi theo học ở Sài Gòn trong nghẹn đắng, rồi lặng lẽ ra đi, không một lần quay lại đó nữa. Đúng là cảnh phải bỏ của chạy lấy người!
1. Chuyện điện đài đá đổng đạp.
Trên đây, chỉ là một nét chấm phẩy của cá nhân thôi, bởi lẽ, khi tôi trở lại Sài Gòn, thành phố đã ra khác rồi. Dọc theo đường Trương minh Giảng, ngã ba Hàng Xanh, đoạn cuối của đường Công Lý và nhiều nơi khác, chợ trời tự nhiên mọc lên. Người bán, người mua đi lại tấp nập. Tất cả mọi mặt hàng về điện hay sinh hoạt bình thường ở miền nam nay bỗng được khoác vào bằng những cái tên vui mới lạ: Điện, đài, đá, đổng, đạp! Kế đến là quần áo, nồi niêu xong chảo, bàn ghế, các loại tủ bày la liệt trên nhiều quãng phố. Chủ nhân thuộc phe ta, phe thua trận. Phía khách hàng, tuyệt đại đa số là cán binh mọi cấp bậc gồm cả giai và gái. Bên cạnh đó là một số thân nhân của những kẻ hồi kết, phe thắng trận!
Chính từ những điểm không hẹn trước này mà người miền nam tá hỏa khi nghe biết đến những “cụm từ” tượng hình mới trong cuộc sống như điện đài đá đổng đạp. Bạn biết điện, đài là gì không? Đó là những mặt hàng muốn sử dụng phải có điện, có pin như Radio, tủ lạnh, máy hát… Kế đến là đá, đổng, đạp chắc bạn chưa quên là những thứ gì. Ngoài ra còn máy chém nữa. Riêng đồng hồ đeo tay còn được phân biệt là có hay không có cửa sổ.
Khi đi mua hàng, họ thường hỏi và nói thuộc lòng như nhau, nhưng phía người bán gặp nhiều khó khăn. Chỉ đến khi họ chỉ tay vào đồ vật họ muốn mua thì dân miền nam mới biết nó là cái gì. Đã thế, lúc khởi đầu còn gặp khó khăn vì người mua hàng chỉ có tiền "cụ Hồ" là thứ miền nam không muốn nhìn thấy mặt. Bởi lẽ, chỉ nghe thấy tên kẻ gian ác, dân ta đã thất kinh! Cũng trong khoảng thời gian này, chắc bạn còn nhớ câu chuyện của một cán bộ văn hóa ở ngoài bắc, đi theo đoàn quân vào nam chú? Đoạn kết, Y thị ngồi bệt xuống vỉa hè phố Sài Gòn mà kêu thét lên "ôi thời của kẻ man rợ thắng người văn Minh"! (Dương thu Hương).
Tuy thế, có cái hay ở đây là bất cứ một cán binh Việt cộng nào, binh cũng như quan hay cán bộ, nếu như chưa có cái đổng, đạp, trên tay thì coi như chưa được tái sinh vào trong kiếp người. Từ đó, điện, đài, đá, đổng, đạp, bỗng nhiên trở thành một thứ thước đo văn minh, cũng như tài sản trong sự nghiệp đấu tranh của đoàn quân sinh bắc nhưng chưa tử nam trong thời gọi là giải phóng!
2. Chuyện vào vơ vét về.
Chuyện trước mắt là thế, trong khi đó, hàng ngũ TU hay BCT và bọn lãnh đạo trong ủy ban quân quản thì có cái nhìn sắc bén hơn. Sau khi khiêng đi 17 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa thì cho bọn tay chân lưu manh từ trung ương đến địa phương tung tin ra bên ngoài là Nguyễn văn Thiệu đã chở sang Đài Loan. Tội nghiệp cho ông, trước khi bỏ chạy, đã trăn trối cho người Việt Nam nhớ rằng: “đừng nghe những gì thằng Việt cộng nó nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm” vậy mà vẫn còn mắc hoàn am cho đến mãi sau này mới có cơ hội tháo gỡ! Gọi là tháo gỡ thôi. Bởi vì cho đến hôm nay, tập đoàn Việt cộng cũng chưa bao giờ dám công bố số tiền ấy do chúng lấy và chuyển đi đâu. Duy một lần vào năm 2005, báo Tuổi Trẻ qua phóng sự nhiều kỳ, úp mở cho thấy là BCT Việt cộng chính là kẻ đã úp hụi 17 tấn vàng của miền nam. Chúng nhờ Liên sô tải đi, nhưng thực tế là giao nộp cho liên sổ để trả nợ. Do đó, trong dân chúng chỉ có lời đồn. Ông Thiệu mang đi, Việt cộng chở về Liên Sô.
Thực ra câu chuyện về 17 tấn vàng chỉ là cái trống cho chúng gõ mà thôi. Thực tế, từ thượng tầng cho đến hạ cám ở ngoài kia, tất cả đều như nhau trong việc thực hành một bài ca mới: Vào vơ vét về. Phần những kẻ trong cấp quyền lãnh đạo nhớn thì ngoài việc vơ vét hàng hóa, chúng không quên vồ lấy một cái Villa ở trên những con đường như Phan đình Phùng, Trần qúy Cáp, Tú Xương, Duy Tân… làm của gia bảo. Tôi cũng có một người… quen nằm trong số “đi vồ” đó. Y đã ngỏm rồi, căn biệt thự với vuông đất rất lớn ở quận ba nay thuộc về con cái của chúng.
3. Chuyện đánh miền nam qua vụ đổi tiền và tư sản mại bản.
Nhìn chung, chuyện điện đài đá đổng đạp chỉ là những chuyện hàng chợ, chuyện mặt nổi cho vui cửa vui nhà. Tuy nhiên, chuyện chúng muốn cướp đoạt toàn bộ tài sản của người dân miền nam chính là những lần đổi tiền. Bằng chứng, mỗi lần đổi chúng chỉ cho dân miền nam đổi với số lượng rất nhỏ. Phần còn lại phải gũi vào ngân hàng là coi như cúng… quỷ đỏ! Đây là một kế hoạch vô cùng tàn độc của những kẻ đi dép râu đói khổ quanh đời nhắm vào miền nam với hai mục đích chính: Cưỡng đoạt và trả thù.
a. Vụ cướp ngày 22.9.1975
Lúc 2 giờ ngày 22.09.1975, đài phát thanh của nhà nước VC loan tin về việc giới nghiêm và đổi tiền. Bản tin này làm nhiều người bàng hoàng mặc dù đã biết trước là thế nào cũng có đổi tiền. Thực tế còn tệ hơn cả bản tin. Lý do, nó chỉ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày và số lượng rất giới hạn.
- 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam (giải phóng).
- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng. Phần còn lại, được ghi vào sổ, khi cần xin xét sau. Trong thực tế, số tiền này đã cúng qủy. Nó được nhà nước giữ lại và chúng chia nhau… đớp!
b. Đổi tiền ngày 03/5/1978
Sau khi giở trò thống nhất đất nước năm 1976, Việt cộng quyết định cho xã hội chủ nghĩa tiến lên. Kỳ đổi tiền 1978 được quyết định bởi sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Theo đó tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy tiền mới với quy định: Ở miền Bắc, một đồng mới trị giá bằng một đồng cũ, loại tiền được phát hành từ năm 1958. Riêng ở trong Nam, một đồng giải phóng (1975) bằng 0,80 xu tiền Hồ (1978).
Quy định: Dân sống ở thành phố và phụ cận được đổi tối đa 100 đồng cho mỗi hộ 1 người; 200 đồng cho mỗi hộ 2 người. Hộ trên 2 người thì từ người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người. Mức tối đa cho một hộ ở thành phố bất kể số người là 500 đồng.
Dân các vùng quê được đổi theo quy định 100 đồng cho mỗi hộ 2 người (50 mội người. Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người; Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.
Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể làm đơn xin rút. Một điều quy định bắt buộc nữa là người gởi tiền phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động của mình. Nó hoàn toàn khác và không thể được coi ngang hàng với số tiền của các lãnh đạo nhà nước có! Lý do, tiền của lãnh đạo không bị buộc phải chứng minh nguồn gốc!
c. Cướp lần thứ ba ngày 14.9.1985
Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ vênh váo trên trang nhất: "Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương". Chuyện chưa khỏi 24 giờ, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin đổi tiền. Xem ra việc làm của kẻ cướp thường khác với hành động của nhân sinh. Khác như chính Phan Văn Khải, sau đó cũng biện giải là: “Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động” Kế đó, Việt cộng tuyên bố đổi tiền với giá biểu 1 đồng mới ăn 10 đồng cũ. Đồng thời quy định về số lượng như sau:
- Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000 đồng mới
- Hộ độc thân chỉ được đổi 15.000 đồng cũ lấy 1.500 đồng mới
- Hộ kinh doanh công thương nghiệp thì được đổi 50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới.
Nếu có tiền nhiều hơn mức ấn định thì người đổi phải nộp số tiền thặng dư và chỉ được nhận lại giấy biên nhận. Khoản tiền quá lượng nhà nước sẽ giữ lại và sẽ được xét khi có đơn xin. Có rất nhiều trường hợp người ký thác sau mấy năm đến lãnh ra thì được biết là không còn tiền nữa. Lý do, vì lạm phát, giá cả ăn mòn. Tiền cũ coi như mất hết. Theo Cao Sĩ Kiêm, giám đốc ngân hàng nhà nước Việt cộng thì cho tới nay (2015) nhà nước vẫn không có phương thức nào bù đắp cho những người gửi tiền khi tuân thủ theo chỉ định lúc bấy giờ nhưng bị thiệt hại.
Đến đây coi như tạm chấm dứt cuộc cướp cạn lần thứ ba của Việt cộng dành cho người dân Việt Nam. Hiện nay, tin về cuộc cướp lần thứ bốn sẽ sớm xảy ra. Hỏi xem, khi nào đây? Nếu không có, hẳn nhiên là bà con ta đang chờ ngày rửa tiền Hồ đi để lấy lại tiền Cộng Hòa chăng?
4. Chuyện Xuống Hố Cả Nước hay Xuống Hàng Chó Ngựa hôm nay.
Bạn cho rằng hai cái tựa này giống nhau và khôi hài ư? Không, nó hoàn toàn không như bạn đọc thoáng qua. Trái lại, nó là hai định đề riêng biệt, có chủ đích để dành riêng cho hai cấp người ở Việt Nam hôm nay đấy.
- Xuống hố cả nước là dành cho người dân.
- Xuống hàng chó ngựa là dành riêng cho thành phần cán bộ nhớn nhỏ của nhà nước Việt cộng.
Lý do: Sau cuộc đổi đời 30-4-1975, dân ta bị tụt cấp và bị chúng đẩy "Xuống Hố Cả Nước" rồi. Trong khi đó, toàn thể cán bộ đảng viên Việt cộng nhớn nhỏ thì hồ hởi tiến lên, gia nhập hàng ngũ "Xuống Hàng Chó Ngựa" cho Tàu!
Thật vậy, nương theo Lịch Sử của Tổ Quốc Việt Nam. Từ xưa cho đến 1945, bạn có thấy cha ông ta nương nhờ và tôn thờ bọn Tàu phương bắc bao giờ không? Không, hoàn toàn không. Hơn thế, đã có lời truyền lệnh rõ ràng “Nam quốc Sơn Hà Nam đế cư”! Đó là lý do Quang Trung dẫn quân ra Bác dẹp Lê chiêu Thống và quân Thanh! Cũng theo ý chí này, chúng ta và phương bắc sẽ mỗi người trấn một phương. Không bao giờ có lệ, ta đi hầu phương bắc, dù có việc ngoại giao. Tuyệt đối, không bao giờ có cảnh mãi quốc như viên phó thủ tướng của nhà nước Việt cộng dưới trướng Hồ chí Minh viết sách cho dân học là: “bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương”. Hay như Hồ Quang, nhờ Tàu viết sách lừa người Việt Nam dùm mình.
Những điều chúng viết, ta phải hiểu rằng, chính chúng đã xác nhận tập đoàn Việt Minh cộng sản là nô thần, là thuộc địa nằm ở trong nhà của Trung quốc. Từ đó, việc "Xuống Hàng Chó Ngựa/ XHCN" chỉ dành riêng cho hàng quan cán Việt cộng mà thôi. Nó tuyệt đối không dùng để ám chỉ người dân ta. Tuy nhiên, khi chúng đi làm chó ngựa cho Bắc phương thì dân ta phải chịu lây cảnh "Xuống Hố cả Nút" mà thôi!
II. Việt Nam ngày mai
Trên đây là những nghiệp chướng để đời mà Việt cộng đã tạo ra ở trên quê hương ta kể từ ngày 02-9-1945. Rồi cũng từ đó một câu hỏi như nỗi tang thương luôn được đặt ra với chúng ta là: Việt Nam còn có ngày mai không? Bạn bảo tôi, khi ông Diệm còn và trước 30-4-1975 chúng ta còn hy vọng có ngày mai, nhưng từ đó là không! Tại sao thế?
Bởi vì, Ngày Mai thì bao giờ cũng vẫn có ở trên mảnh đất này. Mặt trời vẫn lên ở phương đông và lặn ở phương đoài. Nhưng người dân Việt Nam sẽ không có tương lai cho mình và cho con cháu mình. Bởi lẽ, Ngày mai của Độc Lập của Tự Do và của Công Lý không còn thì ngày mai ấy có cũng như không! Đó là ngày mai trong nô lệ, trong cõi chết của CS.
Bạn có yêu đời trong nô lệ hay trong cõi chết của CS không? Chắc là không? Nếu không, chúng ta phải làm gì? Bạn ơi, ta chỉ có thể chọn lấy một trong hai hướng đi:
1. Hãy cúi mặt xuống mà ăn, mà hưởng, mà làm kẻ tôi đòi, nô lệ như chúng. Hoặc giả:
2. Hãy cùng nắm lấy tay nhau, đứng dậy mà đi. Ánh Vàng quê hương vẫn rực sáng ở trên cao.
Sự chọn lựa của bạn chính là tương lai của Việt Nam ngày mai đấy.
Mùa Quốc Hận thứ 43