Bảo Giang (Danlambao) - Có một câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc Việt Nam là: Tại sao chiến tranh giữa hai miền Bắc – Nam (1954-1975) đã kết thúc gần nửa thế kỷ rồi mà người Việt Nam vẫn không thể ngồi lại với nhau? Tệ hơn, mãi mãi vẫn coi nhau như loại kẻ thù không thể đội trời chung? Có phải vì người Việt Nam khó tính, ích kỷ, dối trá, khó hòa giải hay vì một lý do ngoại lai nào khác? Và rồi, nếu không thể hòa giải, làm sao chúng ta có thể phá vỡ được bế tắc để người Việt Nam nắm lấy tay nhau tiến lên cùng thế giới?
Có thể bạn sẽ còn thêm nhiều câu hỏi nữa. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ tạm nêu lên vài điểm vào dịp 30-4 này để mời bạn, từ cả hai phía, cùng nhìn lại chính đề. Hy vọng, chúng ta thành thật được một lần, nhìn vào thực tế để hóa giải cơn đau Việt Nam trước mối họa xâm lăng từ phương bắc. Bởi lẽ, đây chính là một mối họa lớn mà từ nghìn xưa, lúc nào nó cũng muốn phủ ập xuống trên đầu dân tộc nhỏ bé ở phương nam này. Tuy thế, chúng ta đã tránh được sự đồng hóa từ phương bắc là nhờ tính truyền thống của dân tộc, trong đó, phần vì bản sắc, phần vì độc lập, tự chủ, mà tiền nhân ta đã biết họa, rồi diệt họa để con cháu còn có mảnh đất riêng đến hôm nay. Phần chúng ta thì sao, liệu có học được bài học của tiền nhân để bảo vệ mảnh đất này cho mai sau hay không?
Tôi tin là có và phải có. Bởi lẽ, khi chúng ta biết nhìn lại lịch sử và biết nhìn lại những chuyện quanh ta, và chỉ cần còn một chút lương tri Việt Nam, chúng ta sẽ có được câu trả lời chuẩn xác cho chúng ta và tương lai của con cháu chúng ta. Tuy thế, cái khó của hôm nay là người ta chưa thể nhận biết mình và nhận biết nhau để tạo nên sức mạnh của dân tộc, ngõ hầu tránh được cái họa ngoại xâm. Tệ hơn, còn hí hửng rước voi về dày mả tổ mà lại tưởng chừng như là mở ra cơ nghiệp mới cho dân, cho nước. Ở một diện khác thì lại ngồi tưởng tượng vẽ voi trên giấy! Hãy nhớ, sự hí hửng này chính là cái họa lớn cho dân tộc. Từ đó, đòi buộc người Việt Nam phải biết nhìn lại nguyên đề, nếu muốn mảnh đất này còn là của Việt Nam trong ngày mai.
Khi đưa ra vấn đề này, chúng ta rất dễ đối đầu với nhau hơn là chung hướng. Tuy nhiên, tất cả không thể mãi tránh né. Bởi vì, đây chính là những nút thắt, cần phải được mở ra để giúp chúng ta nhìn biết sự thật. Hơn thế, còn buộc chúng ta phải mở cho to đôi mắt, khơi cho rộng tấm lòng của chúng ta ra để đón nhận những sự kiện nào là sự thật, sự việc nào là giả trá. Để từ đó, mới khả dĩ có được những nhận thức căn bản hầu dẫn chúng ta vào chung một hướng đi. Khi đã có chung hướng đi, dẫu có khó khăn mấy, chúng ta vẫn có thể đạt đến cùng đích là chung tay xây dựng lại ngôi nhà Việt Nam của chúng ta.
Về những bài học, bạn biết đó, khi thế giới bước vào cuộc Đệ Nhất thế chiến 1914-18, Việt Nam ta vẫn còn đang ngụp lặn dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Tuy thế, nhờ đó Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể để đưa đất nước vào tiến trình thay đổi, mà sau đó chỉ 30 năm, với máu xương của dân tộc và của những nhà tranh đấu vì độc lập cho xứ sở, Việt Nam đã bước vào một vận hội mới.
Khởi đầu, ngay sau khi Nhật hất chân Pháp khỏi Đông Dương, Việt Nam đã có một thế đứng khác. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập", trong đó, “tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền Độc Lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.” Như thế, đạo dụ này chính là một bản văn quan trọng đã thu hồi Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nó có đủ năng lực thu hồi chủ quyền quốc gia đồng thời xóa bỏ tất cả những thỏa hiệp, hòa ước, nhượng địa với thực dân Pháp trước kia.
Về mặt pháp lý, vua Bảo Đại với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã có và đang cai trị đất nước Việt Nam liên tục từ năm 1802. Theo đó, việc vua Bảo Đại ra tuyên cáo Việt Nam Độc Lập hoàn toàn có căn bản pháp lý, có giá trị và hiệu lực thi hành. Lý do, chính các triều trước của vua Bảo Đại cũng đã ký những hòa và hiệp ước chấp nhận sự cai trị của Pháp tại Việt Nam. Thì nay, Đạo Dụ này đã định chuẩn những điểm cơ bản thành giá trị để thi hành trên toàn cõi Việt Nam:
1. Bãi bỏ những hiệp ước về quy chế thuộc địa cũng như nhượng địa và chịu nhận sự bảo hộ của Pháp trước kia.
2. Việt Nam đã chính thức khôi phục và xác định quyền chủ quyền và tính độc lập của một quốc gia trên toàn cõi lãnh thổ của mình.
Hơn thế, để công khai hóa tính chính danh và sự hoạt động hữu hiệu của Đạo Dụ trên, ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam Độc Lập. Rồi ngay khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 đã khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.
Để chào mừng quê hương Độc Lập, cả nước đều hân hoan. Vào ngày 17-8-1945 thanh niên học sinh, công chức Việt Nam tại Hà Nội đổ tràn ra đường mừng ngày Độc Lập và ủng hộ chính phủ dân sự mới. Bất ngờ, xuất hiện một lá cờ đỏ với sao vàng của một nhóm người nào đó chen vào và tiến chiếm diễn đàn. Tệ hơn, chúng chia nhau lùa người biểu tình đi muôn ngả. Và rồi đến ngày 2-9-1945 trên lầu cao của Hà thành, tập thể cờ đỏ vô danh này cũng kèn, cũng trống, cũng “í ái uông” (từ của bà Hồ xuân Hương) ra mắt quốc dân với danh nghĩa mặt trận Việt Minh. Sau đó, Hồ chí Minh “ í ái uông” đọc diễu văn tuyên bố Việt Nam độc Lập. Rõ ràng đây là một việc làm mà Y không có đủ tư cách, (vì ngày Độc Lập đã được vị lãnh đạo đương nhiệm công bố vào ngày 11-3-1945, Y chẳng qua chỉ là lãnh đạo của một băng, nhóm, mà thôi). Có lẽ, chính họ cũng tự biết thế nên đồng loạt gọi ngày này là ngày Việt Minh cướp chính quyền!
Như thế, trên căn bản pháp lý, bản tuyên ngôn của Hồ đương nhiên là dư thừa, không có hiệu lực. Theo đó, nếu có ai coi đây là một cột mốc cần ghi nhớ thì hãy nhớ, căn bản pháp lý của nó không khá hơn cuộc đảo chính do Dương văn Minh thực hiện ở miền nam vào ngày 1-11-1963. Nó cũng có cơ hội thành lập tổ chức chính quyền theo nhu cầu sau cuộc đảo chánh, nhưng không có giá trị cơ bản mở đầu để tuyên bố nền Độc Lập cho Việt Nam. Cũng thế, bản văn mà Hồ chí Minh công bố là khiếm khuyết, không đủ tư cách pháp lý. Nếu có, nó chỉ có khả năng đứng vững bằng mã tấu, bằng búa, liềm, qua một thời gian khi đảng phái này còn nắm được quyền lực mà thôi.
Nhìn rộng hơn, chúng ta còn thấy một điểm tệ hại từ việc cướp chính quyền này là sau ngày “í ái uông”, Việt Nam đã chẳng có một ngày vui. Trái lại, CS đã đẩy người dân miền bắc (hơn là Việt Nam) vào cuộc chiến đẫm máu từ thượng du cho đến Điện biên Phủ. Kết quả, với hàng ngàn, hàng vạn quân binh và vũ khí của Tàu, Nga tràn vào VN và nằm dưới quyền lãnh đạo của những viên tướng Tàu là Lưu hiểu Ba, Vi quốc Thanh… rồi hiệp ước đình chiến đã ra đời vào ngày 20-7-1954. Với bản văn này, Việt Nam trở thành nạn nhân và bị buộc phải gánh nhận lấy hậu quả tang thương là đất nước này một lần nữa bị chia ra làm hai. Phía bắc, từ Ải Nam Quan đến bờ sông Bến Hải thuộc về cộng sản. Và từ phía nam bờ Bến Hải đến Cà Mâu thuộc về Việt Nam Tự Do.
Từ khúc quanh đau thương này, người dân đã trắng mắt, mất ăn mất ngủ để tìm nghĩa và giải thích cho cái đề Việt cộng, cũng gọi là cộng sản thuộc khối Nga Tàu là cái gì? Kế đến, một câu hỏi cần được trả lời ngay là, ở lại nơi quê cha đất tổ hay là bồng bế đàn con vào nam tìm Tự Do?
Sở dĩ có nan đề này là vì theo bản hiệp định Geneve, người dân trên cả hai miền có thời gian là 300 ngày để đi lại, ổn định trú quán mới. Sau đó, con sông Bến Hải sẽ là thành lũy ngăn chia Bắc với Nam, không thể qua lại. Kết quả, chưa nhìn thấy mặt Hồ chí Minh tử tế hay gian ác ra sao, chỉ nghe đến cái chữ VẹM, (2 chữ cái của từ Việt Minh) là gần một triệu người dân miền bắc bỏ nhà bỏ cửa, bỏ ruộng đồng, hàng quán, vơ vội lấy vài ba bộ quần áo, nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa, rồi gồng gánh con thơ kéo nhau xống tàu, vào nam. Ngoài ra, có đến hàng triệu người khác bị chúng ngăn đường, chặn lối, không thể ra đi. Ở chiều ngược lại, Hồ chí Minh ngồi ngáp ruồi cũng chẳng có mấy người từ Nam ra bắc lập nghiệp! Tại sao lại như thế nhỉ? Bắc là chi và Nam ra sao?
I. Cánh buồm về Nam hay Mảnh tình với nước non.
Trước khi ra đi, người dân miền bắc đã được nghe đồn thổi về cuộc sống cũng như sinh hoạt ở nơi đây, và đặc biệt được nghe biết về người lãnh đạo vì dân vì nước với một tinh thần chống ngoại bang mãnh liệt. Đó là thủ tướng Ngô đình Diệm. Ông đã nhận lời mời của vua Bảo Đại để đứng ra thành lập chính phủ tại miền nam Việt Nam vào ngày 6-7-1954. Và chính ông trở thành người rộng mở đôi tay và tấm lòng ra để đón nhận gần một triệu người di cư từ miền bắc vào nam theo Hiệp Định Genève.
Những mốc điểm lịch sử: Tháng 12 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm xóa bỏ tất cả các hiệp ước kinh tế, tài chính ký kết với Pháp trước đó. Sau đó, TT Ngô Đình Diệm rút đại diện của Quốc gia Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1956, buộc Pháp phải rút toàn bộ quân đội viễn chinh của Pháp ra khỏi Việt Nam. Ngày 26- tháng 4 năm 1956, Pháp đã phải giải thể toàn bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Sài Gòn. Công cuộc “ đô hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam đến đây là chấm hết.
Trong khi đó, bàn về tổng tuyển cử, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", Tuy nhiên, "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ như cộng sản miền bắc mong muốn. Ông bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam được Pháp và Việt Minh dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 1956. Từ đây, ông quyết tâm xây dựng một nhà Nam vững mạnh mà khởi đầu là giải thể toàn bộ lực lượng Bình Xuyên ra khỏi thành phố và kết thúc chiến dịch này ở rừng sát. Ông là người đã đưa miền nam Việt Nam lên tầm cao mới. Ông là người đã tạo công ăn việc làm và mở mang điền địa để ổn định đời sống cho một triệu người di cư vào Nam.
Ông là người quả quyết trong việc xây dựng đất nước. Ngày 6 tháng 9 chính phủ VNCH ban hành sắc luật Số 53 cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 ngành nghề, kể cả buôn gạo và bán hàng tạp hóa… Theo đó, những người Hoa đang hoạt động trong khu vực kinh tế bị kiểm soát, có thể xin nhập tịch hoặc có 6 tháng đến 1 năm để bán hay sang nhượng lại thương nghiệp cho công dân Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đình Diệm thi hành chương trình Việt Nam hóa các trường học của người Hoa trong toàn cõi miền nam bằng cách bó buộc các nhân viên giảng huấn dùng tiếng Việt trong giảng dạy và bổ nhiệm Hiệu trưởng là người Việt Nam. Những công cuộc cải tổ này đã đưa miền nam Việt Nam lên một tầm cao mới, phát triển hơn hẳn các quốc gia trong vùng.
Với những việc làm kỳ vỹ trong 9 năm cầm quyền, TT Ngô đình Diệm được người đời đánh giá như là một người có DANH DỰ, có TỔ QUỐC và có TRÁCH NHIỆM. “Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa ("The First Day") thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là "một cuộc cách mạng đã bị mất đi" (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam”. (Những năm vàng son của Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn tiến Hưng)
Phần cá nhân, ông chỉ đơn giản là người luôn khát khao xây dựng một Việt Nam Cộng Hòa không cộng sản. Ông đã tuyên bố: “Nếu Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo." Ngô Đình Diệm (Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)
II. Con dao mã tấu và Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh (nếu là Nguyễn Tất Thành) lang thang cơ cực mãi rồi cũng có ngày bước vào đường hoạn lộ. Thật vậy, sau khi ký kết hiệp định Geneve với thực dân Pháp để chia đôi giang sơn Việt Nam và đưa miền bắc vào vòng kiềm tỏa của cộng sản Nga, Tàu, Hồ Chí Minh đã bước vào cung thang mây danh vọng. Để “ mừng” sự kiện Hồ làm chủ tịch CS miền bắc, trước hết, một triệu người ở miền bắc đã vội bỏ nhà cửa ruộng vườn tài sản, để gánh gồng dắt díu nhau vào nam với hy vọng thoát nạn cộng sản tham tàn do Hồ lãnh đạo. Phận người ở lại, hoặc bị chặn đường không thể ra đi thì được Hồ dẫn vào cuộc đấu tố không tình người, không đạo lý theo luật “cải cách ruộng đất” 1953.
Dĩ nhiên, cái luật lệ này không phải là mới, và người đầu tiên trong cuộc cải cách này đã được Hồ Chí Minh tặng một dao mã tấu là bà Nguyễn Thị Năm. Nhắc lại, bà là người đã dâng cúng cho Hồ và đoàn quân của Hồ cả tình lần tiền, ngoài cơm ăn áo mặc, nơi trú ẩn, là hàng trăm lượng vàng trong tuần lễ vàng. Để trả ơn, bản đấu tố ca “địa chủ ác ghê” do đích thân Hồ Chí Minh viết ra đã đè và ấn vào cổ bà để mở màn cho mùa đấu tố thảm khốc trên toàn đất bắc. Từ cuộc đấu tố bất lương, vô đạo này, Hồ Chí Minh đã đem cái chết đến cho hơn 172000 chủ gia đình, trong đó có rất nhiều người là thành viên hay ủng hộ tích cực trong kháng chiến chống Pháp. Dĩ nhiên, toàn bộ số người còn lại trong gia đình của họ đều trở thành những kẻ lang thang, không nhà, bị thất lạc, không nơi nương tựa. Một trong những người trong cảnh oan khiên ấy may còn sống là bà Nguyễn Thị Nhu, vợ của nhà thơ và cũng là thiếu tá trong sư đoàn 320 của CS bắc Việt có tên là Nguyễn hữu Loan.
Đó là những chuyện công khai ai ai cũng biết. Còn những câu chuyện nghèo đói cơm không đủ ăn, và người ta phải lấy thân mình kéo cày trên ruộng đồng thay cho trâu bò, cũng như những cuộc tư thù bị cán bộ VC lạm dụng trong thời kỳ này, tôi kính dành cho các ngòi bút tại miền bắc viết ra. Tôi chỉ nhắn là, những chuyện thuộc về lịch sử thì đừng viết gian dối, kẻo cái tên và chữ gian dối ấy ngàn đời còn để lại với tên tuổi của kẻ viết.
Ở trên là một phần đời sống và hoạt động của Hồ. Theo Mặc Yên, Hồ Chí Minh được đánh giá là kẻ “Vô thần, vô đạo, vô luân, Vô tâm vô cảm bất nhân vô loài!”. Đặc biệt trong tư cách lãnh đạo, chính Hồ chí Minh cho biết rõ tư duy của Y về đất nước Việt Nam như sau: "Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi.” (Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập).
III. Đời sống thực dưới chế độ cộng sản.
Ở đây, tôi không viết, tô vẽ về đời sống của người miền nam, dẫu là trong lúc chiến tranh, họ có cuộc sống ra sao, ai ai cũng đều biết rõ. Tôi cũng sẽ không trực tiếp viết kể về đời sống của người dân đất bắc từ 1954-1975 vì tôi không có mặt ở đó, nên có ý nhường lại cho những ngòi bút cùng thời, với một chút hy vọng là họ có chút lương tri nhân bản để viết lên những sự thực mà đồng bào ta đã phải gánh chịu từ ngày có cái tên và tấm hình Hồ Chí Minh treo ở đó. Phần tôi, xin ghi lại đôi nét về cuộc sống của miền nam sau 30-4-1975 để hầu bạn đọc.
Ở miền nam VN, một đứa trẻ còn mặc quần thủng đáy cũng biết rõ chuyện này: Cách đây khoảng160 năm, Hoa Kỳ cũng lâm vào cuộc nội chiến bắc nam. Lý do, sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, Ông đã đi vào chương trình giải phóng dân nô lệ tại đây. Khởi đầu cuộc giải phóng, 11 tiểu bang bảo hộ chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam (Confederate States of America). 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc (Union). Từ đó, cuộc chiến tranh Nam - Bắc xảy ra và kéo dài trong 4 năm. Cuộc chiến tranh tương tàn này đã làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ.
Sử ghi: ngày 9 tháng 4 năm 1865, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ. Toàn bộ kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam không còn đường tháo lui. Khi đó, bộ tham mưu của tướng Lee đã dề nghị phân tán mỏng lực lượng và giữ lực lượng để đánh du kích chiến. Nhưng tướng Robert Lee quyết định đầu hàng để cứu những người lính thương binh, cũng như tù binh dưới quyền ông ở miền nam. Ông gởi thư cho tướng Grant, chỉ huy quân miền bắc và yêu cầu thu xếp cuộc đầu hàng. Ông Grant vui mừng đón nhận bản tin.
Ngày họp và địa điểm đã được chọn, hai vị tướng và đoàn của hai bên gặp nhau. Khi đến nơi, thay vì nói chuyện về điều kiện đầu hàng, tướng Grant thao thao cả buổi về những chuyện trường xưa, tích cũ với tướng Lee. Sốt ruột, tướng Lee đã phải yêu cầu tướng Grant vào đề. Khi ấy, tướng Grant lấy ra một cái bút chì, và tờ giấy viết vào đó 3 điều kiện trao cho tướng Lee:
1. Binh lính miền nam không bị coi là phản quốc, nên không thể bị giam giữ.
2. Chính phủ coi binh lính miền nam là những công dân bình thường, nếu họ chấp hành tốt những luật lệ của Liên Bang.
3. Lính miền nam được quyền mang ngựa và lừa về nhà mình để phụ giúp cho việc cày bừa, đồng áng.
Sau khi viết, trao lệnh đầu hàng như trên cho tướng Lee, họ ôm chầm lấy nhau rồi chia tay. Khi về đến đơn vị, tướng Grant được biết binh lính các đồn bốt miền bắc sửa soạn bắn đại pháo, cũng như pháo hoa ăn mừng chiến trận. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức. Lý do, “chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ là đồng bào của Hiệp Chủng Quốc và là anh em với chúng ta. Họ tuyệt đối không phải là kẻ thù”. Nhờ tinh thần này, cuộc chiến trôi vào dĩ vãng thật nhanh và hai miền Bắc, Nam Hoa Kỳ cùng đi vào tương lai.
Câu chuyện đại ý là thế và hầu như không một người miền nam nào không biết đến. Hòi xem, hơn 150 năm sau, khi cuộc chiến bắc nam ở Việt Nam kết thúc, Việt cộng đã học được những gì? Hẳn nhiên là họ không được học hỏi gì về tinh thần nhân bản. Tệ hơn, có người bảo rằng, có lẽ toàn miền bắc chẳng có một ông tướng hay lãnh đạo nào biết đọc lấy một vài chữ tiếng Anh, nói chi đến đọc sách tiếng Anh, tiếng Mỹ nên họ không bao giờ học được những bài học nhân bản trong cuộc chiến bắc nam của Hoa Kỳ. Đó là điều thiệt thòi cho Việt Nam! Kết quả, hàng loạt tướng tá và sỹ quan tài giỏi, yêu nước của miền nam bị đẩy vào các trại cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, lại thiếu cả cơm ăn, áo mặc, nói chi đến thuốc men. Rồi sau nhiều năm bị coi như những người tù khổ sai là có hàng ngàn người đã bỏ xác trong các loại trại tập trung từ nam ra bắc. Phần người có ngày về thì chưa bao giờ nguôi lòng căm thù CS và bè lũ Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, nhiều người cho là nếu miền nam là bên thắng trận thì điều mà cố đại tá Hồ ngọc Cẩn công bố trước khi bị thảm sát là: “Nếu chúng tôi thắng trong cuộc chiến, chúng tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án chúng tôi. không đối sử với các anh như các anh đối với tôi…” sẽ là một hiện thực, bởi nó minh chứng cho tinh thần nhân bản của người miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, chữ nếu ấy chẳng xảy ra và chuyện người đi cải tạo như vào tù khổ sai tôi kể ở trên vẫn chưa là đoạn kết. Bởi vì, trong lúc những người lính của miền nam bị đối xử như thế, nơi hậu phương của họ xưa kia cũng không có một điều gì khá hơn. Tất cả bị đẩy vào các khu kinh tế mới với hai bàn tay trắng. Riêng phần nhà cửa của họ thì được “bên thắng cuộc” coi là “chiến lợi phẩm”. Họ tự nhiên vào, vơ, vét, về!
IV. Làm sao hàn gắn vết thương đây?
Ai cũng biết, Tổ quốc tuy là một thực thể vô tri bao gồm diện tích đất đai, sông ngòi, núi non, cây cỏ… nhưng lại không thể tách rời với đời sống của những con người sống với mảnh đất ấy. Hơn thế, nó trở thành nguồn sống thiêng để con người truyền đời trên mảnh đất ấy không bao giờ muốn rời xa hoặc từ bỏ vì bất cứ lý do gì. Bởi lẽ, từ điểm hoang vu khởi đầu kia, khi có mặt con người, mọi sông suối, núi đồi, biển cả trở thành điểm quy tụ, làm phát sinh hoa trái, làm nguồn nuôi sống con người ở đó. Sự gắn bó này tự nhiên trói buộc nhau. Hơn thế, còn muốn lấy cả máu xương mình để bảo vệ lấy mảnh đất được coi là cơ nghiệp ấy. Lẽ sống đơn giản này chính là định nghĩa của con người với tổ quốc của mình. Đó là tình quê hương. Không ai muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Nhưng tại sao hôm nay họ phải bỏ mà đi? Và hỏi xem, tại sao cuộc chiến bắc nam tại Việt Nam đã qua đi gần nữa thế kỷ rồi, mà người Việt Nam, dẫu như ngày nay có đến quá một nửa sinh ra sau cái ngày 30-4-1975 ấy, vẫn không thể ngồi lại với nhau để nói câu chuyện hoà giải và xây dựng đất nước? Trái lại, đều muốn bỏ lại mà đi? Chẳng lẽ Tình Nước bây giờ nó nhạt nhẽo thế hay sao?
Tôi không biết bạn trả lời ra sao. Phần tôi và đa phần dân số Việt Nam chỉ thấy rằng. Người miền nam hoặc những người còn liên quan đến văn hóa Việt Nam dứt khoát cho rằng tập đoàn CS bắc Việt chẳng qua chỉ là bọn thờ Tàu, là bọn rước voi về dày mả tổ như Lê chiêu Thống xưa. Tập thể này không bao giờ vì dân vì nước, khiến họ không thể hợp tác với. Từ đó, họ và con cháu họ không thể ngồi chung bàn với chúng.
Thoạt nghe, tưởng là khinh khi miệt thị. Nhìn lại, đây không phải là một cái nhìn khắt khe, cục bộ, nhưng là sự thật. Từ đó, họ không thể bước qua lằn ranh này để bắt tay, hòa giải, hoà hợp với tập đoàn cộng sản bắc Việt thờ Tàu. Còn riêng chuyện đa trá, gian manh, bội bạc, phi nhân, bất nghĩa của tập đoàn Việt Cộng dẫu mang giáp Hồ chí Minh, cũng chỉ là những nét vẽ của thời gian. Nó không thể mãi tồn tại, nên không phải là chướng ngại. Bạn nghĩ sao? Tiêu chuẩn Hòa Giải này có cao quá hay không?
- Hỡi các bạn trẻ Việt Nam hãy đứng dậy đi. Hãy ngẩng đầu cho cao để đòi quyền quyết định về mạng sống của mình và tương lai của chính dân tộc mình. Chai bia ly rượu trên bàn kia sẽ đưa ta đến chỗ tự hủy. Nhưng bước chân ta dồn vang trên đường sẽ tạo cho dân tộc ta một ngày mai tươi sáng.
- Hãy nhớ, cái xác kia đã thối rữa rồi, đừng để nó lây mùi thối cho quê hương Việt Nam ta nữa. Chúng ta không cần phải giữ gìn nó. Hãy đứng dậy và tống khứ nó ra khỏi quê hương ta.
Hỡi các thanh nữ Việt Nam, hãy theo gương bà Trưng - bà Triệu mà cất bước. Chúng ta đi bên nhau và đi đến cùng. Mục đích của chúng ta là Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập đích thật. Chúng ta hãy cùng Trưng, Triệu, đòi quyền sống cho chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta. Chúng ta không thể đứng nhìn con cháu ta bị xích vào tròng nô lệ CS/ Tàu cộng.
Hỡi các thanh niên nam, nữ Việt Nam. Đường của chúng ta đi hôm nay là đạp lên vết sử đỏ dơ bẩn mà tiến bước, và đưa Việt Nam vào một thời đại mới. Thời của Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập, Công Lý và Nhân Quyền.
Mùa 30-4-2019