Nghê Lữ - Một tình yêu dành cho Việt Nam nồng nàn và bất tận - Dân Làm Báo

Nghê Lữ - Một tình yêu dành cho Việt Nam nồng nàn và bất tận



Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Một người đàn ông đã qua tuổi bảy mươi từ lâu, với mái tóc "muối nhiều hơn tiêu", khuôn mặt hiền lành, giọng nói trầm buồn mà ấm áp, vốn là nét đặc trưng của đàn ông Sài Gòn Xưa - đó là nhà báo Nghê Lữ.

Tôi biết ông từ lâu nhưng không có dịp hàn huyên. Một hôm, đến thâu nhạc tại tư gia của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, vừa thâu xong một phần, ngồi hút điếu thuốc, Trần Vũ Anh Bình "tự nhiên" đưa điện thoại và nói chú Nghê Lữ muốn nói chuyện với anh nè!

Nhận máy với thoáng chút giật mình, vì nhà báo Nghê Lữ chủ động gọi cho tôi. Tôi dùng chữ "giật mình" bởi vì bản thân mình là "dân trong nghề" lồng tiếng, nên đặc biệt đánh giá cao chất giọng của ông - một chất giọng hiền hòa, chất chứa nỗi niềm mà sang trọng dù ông đã 76 tuổi, bởi ai cũng biết, giọng nói hay giọng hát dễ bị thời gian "mài mòn" theo năm tháng. 

Phóng viên Nghê Lữ còn là một người lính VNCH và là nhà giáo. 

Sau 1975, như nhiều quân nhân khác, ông "thân sơ thất sở" bởi - như nhạc sĩ Lam Phương từng đau đớn thốt lên: "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?!"...Nghê Lữ!

Ông đã "xuống tận cùng đáy xã hội" bằng nghề đạp xích lô!

Thiếu thốn trăm bề và khó khăn vạn nẻo, cho đến nay, dù đã ở Mỹ gần 20 năm, nhà báo Nghê Lữ và hiền thê vẫn ở nhà thuê. Ông vẫn nói (hoài) với tôi: "Già ơi! Anh chỉ mong mau mau về quê - Sài Gòn mình đó em! Để có chết cũng được chết trên quê hương!". Tôi cứ bần thần mỗi lần nghe ông nói như vậy!

Và có lẽ "Tình Đầu Tình Cuối" dành cho quê hương Việt Nam của phóng viên Nghê Lữ xứng đáng gọi tên "tình yêu quê hương nồng nàn và bất tận"! Trong đó có cả sự thủy chung và thiêng liêng!

Hãy thưởng thức tuyệt phẩm của nhà giáo - nhạc sĩ Trần Thiện Thanh như tấm lòng của người Sài Gòn Xưa - Nguyễn Ngọc Già dành cho anh! Nha anh Nghê Lữ!




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo