Vì sao Iran vẫn ngang nhiên thách thức Hoa Kỳ - Dân Làm Báo

Vì sao Iran vẫn ngang nhiên thách thức Hoa Kỳ


1. Mở bài

Iran là một nước nhỏ, thua kém Hoa Kỳ về mọi mặt, thế nhưng vì sao lại dám ngang nhiên thách thức Hoa Kỳ trong tình trạng căng thẳng có thể đưa tới chiến tranh giữa hai nước.

Iran vẫn bày binh bố trận quyết ăn thua đủ với Mỹ. Đã bắn hạ máy bay do thám không người lái loại hạng nhất của Mỹ.

Trong khẩu chiến, vẫn hung hăng đáp trả “Mỹ tự sát khi tấn công Iran”, “Mỹ không dám tấn công Iran”, “Iran sẽ đánh chìm tàu Mỹ bằng vũ khí bí mật”, “Iran sẽ bắn vào đầu người Mỹ nếu họ hành động”.

Vì sao Iran dám thách thức Hoa Kỳ như thế?

Iran biết được điểm yếu của Tổng thống Donald Trump là trong thời gian tranh cử, không muốn tạo ra chiến tranh gây nhiều chết chóc, để các đối thủ chánh trị có thể khai thác và tấn công. Không tạo ra thêm nhiều rắc rối mà phía Dân Chủ đã chỉ trích. Trước những bàn tán của phe Dân chủ về việc luận tội ông, ông tweet “Luận tội là một từ bẩn thỉu, nhớp nhúa và ghê tởm. Một chiến dịch quấy rầy tổng thống khổng lồ”.

Hơn nữa, Iran được hai cường quốc là Nga và Trung Cộng chống lưng nên có thái độ cứng rắn với Mỹ như thế.

Chỉ là hù dọa. Bằng chứng là ra lịnh hủy bỏ cuộc tấn công trả đũa vụ máy bay do thám không người lái bị bắn hạ, lịnh hủy bỏ chỉ 10 phút trước trước giờ nổ súng, với lý do là có thể làm chết 150 người Iran.

2. Nguyên nhân căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran

2.1 Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Thỏa thuận JCPOA ký ngày 14-7- 2015

Ngày 8-5-2019, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận “Kế hoạch hành động chung toàn diện” JCPOA (JCPOA=Joint Comprehensive Plan of Action), đã được ký ngày 14-7-2015 tại Vienna (Áo-Austria) giữa 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ gồm: Pháp, Trung Cộng, Anh, Nga, Hoa Kỳ và Đức (P5+1)

Lý do được ông Trump nêu ra là: JCPOA là một thỏa thuận tồi tệ, một chiều, không đem lại hòa bình. Iran gây xung đột ở Trung Đông bằng cách yểm trợ các nhóm khủng bố như Hamas, Hezbollah, Taliban và al-Qaeda. Iran không từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân…

Còn tồi tệ hơn nữa là các điều khoản trong thỏa thuận thiếu cơ chế phát hiện, ngăn cản, trừng phạt sự lừa đảo, và không có quyền tuyệt đối để thanh tra các địa điểm quan trọng thực hiện chương trình hạt nhân, nhất là tại các căn cứ quân sự của Iran.

2.2. Những đểm chính trong thỏa thuận Iran JCPOA

a. Iran đồng ý loại bỏ kho dự trữ chất uranium đã được làm giàu (Enriched uranium).

b. Cắt giảm 2/3 số lượng máy ly tâm trong 15 năm tới.

c. Chỉ làm giàu urnium lên tới 3.6%.

d. Đồng ý không xây dựng bất cứ cơ sở nước nặng nào.

e. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA=International Atomic Energy Agency) có quyền kiểm tra thường xuyên các cơ sở hạt nhân của Iran.

2.3. Những điểm mơ hồ có thể cho Iran gian lận trong thỏa thuận JCPOA

Trước khi ký thỏa thuận và đang khi ký thỏa thuận, không ai biết được Iran có bao nhiêu kho dự trữ chất uranium được làm giàu (Enriched uranium). Cũng có thể Iran dùng các cơ quan quân sự hoặc chôn dưới hầm trong lòng đất. Do đó Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế không có thể kiểm soát được chương trình hạt nhân của Iran. Cũng không có ai biết chính xác số lượng máy ly tâm để cắt giảm 2/3 trong 15 năm.

Thời gian 15 năm cũng đủ cho Iran sản xuất đủ số uranium cần thiết cho vũ khí hạt nhân.

2.4. Nói thêm về chất uranium, máy ly tâm và nước nặng.

Thỏa thuận JCPOA ký năm 2015

 
Máy ly tâm Nước nặng D2O

1). Uranium 

a. Uranium là tên La tinh. Tên khoa học là Urani. Ký hiệu hóa học là U. Uranium ở dạng kim loại màu trắng bạc, là một nguyên tố có tính phóng xạ. Uranium ở khắp nơi trên trái đất, chỗ nào tích tụ nhiều là quặng mỏ uranium. Các quốc gia có quặng mỏ uranium lớn nhất là: Canada, sản xuất 9,862 tấn uranium (2008). Úc 7,606 tấn. Kazakhstan 5,247 tấn.

b. Uranium có hai đồng vị căn bản là uranium-238 (U-238) chiếm 99.28% và uranium-235 (U-235) chiếm 0.71%.

U-235 cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân, chạy máy phát điện, tàu ngầm…nhưng vì nó quá ít nên phải loại bỏ U-238 để có U-235 cần thiết.

Việc loại bỏ đồng vị không cần thiết để có U-235 ròng, được gọi là làm giàu, và dụng cụ làm giàu uranium là máy ly tâm.

2). Máy ly tâm

Giám đốc chương trình hạt nhân Iran, ông Fereydoun Abbasi-Davani, cho biết nước nầy hiện có 18,000 máy ly tâm. 17,000 máy thế hệ 1 có tên IR-1 và 1,000 máy hiện đại hơn, thuộc thế hệ 2, tên IR-2.

Máy ly tâm (The centrifuge) cao 1.8m, đường kính 10cm, phần bên trong quay chung quanh một cái trục với tốc độ của âm thanh (1,234km/giờ).

Ly tâm là thoát ly ra ngoài trung tâm, hướng từ tâm vòng tròn ra ngoài, càng xa trung tâm sức mạnh càng lớn. Những vật thể nằm trong vùng bán kính vòng tròn bị bắn tung ra, bể nát thành nhiều mảnh. Những vật giống nhau, đồng vị, thì kết hợp với nhau và lớn lên theo thời gian, gọi là làm giàu (Enrichment).

3). Nước nặng (Heavy water)

Nước thường có công thức là H2O. Sôi ở 100 độC, đông đặc ở 0 độC. Một lít nước thường nặng 1,000g (1 Kg).

Nước nặng (Heavy water) còn được gọi là Deuterium Oxide, gồm 2 nguyên tử Deuterium và một nguyên tử Oxy, công thức là D2O. Sôi ở 101.42 độC, đông đặc ở 3.81 độC. Một lít nước nặng D2O nặng 1,104.6g.

Nước nặng dùng trong lò phản ứng hạt nhân để chế tạo vũ khí nguyên tử nên bị hạn chế mua bán.

3. Iran cố sản xuất vũ khí hạt nhân để được sống còn.

Do Thái là kẻ thù không đội trời chung của Iran, nhưng Do Thái đã có vũ khí hạt nhân, ước lượng từ 100 đến 200 đầu đạn cho nên Iran, bằng mọi giá, phải có loại vũ khí giết người hàng loạt nầy, để không bị Do Thái tiêu diệt vì cái tội quậy “tưng bừng” gây bất ổn ở Trung Đông, mục đích xóa tên Do Thái trên bản đồ thế giới. Iran yểm trợ các tổ chức Hồi Giáo khủng bố là Hamas và Hezbollah chủ trương chống Mỹ và Do Thái.

3.1 Bắc Hàn cung cấp công nghệ hạt nhân cho Iran 

Ngày 22-7-2011, một viên chức an ninh hàng đầu của Anh cho biết, Bắc Hàn và Iran đang hợp tác chế tạo hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử. Bình Nhưỡng đã bán công nghệ làm giàu Uranium và giúp chế tạo hoả tiễn mang đầu dạn hạt nhân. Đó là nguồn lợi chính của Bắc Hàn.

2.2 Trung Cộng giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân

Hồi tháng 10 năm 2010, tờ Washington Post dẫn lời của một viên chức cao cấp Mỹ cho hay, Hoa Kỳ vừa mới gởi cho Bắc Kinh một danh sách những công ty và ngân hàng TC đã vi phạm lịnh cấm vận của LHQ, về việc trừng phạt chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Đó là Trung Cộng giúp Iran nâng cấp công nghệ hỏa tiễn và phát triển vũ khí nguyên tử. Bắc Kinh có khả năng sửa chữa, nâng cấp và cải tiến các loại vũ khí mà Nga đã cung cấp cho Iran trước kia.

4. Thái độ khiêu khích của Iran

4.1 Iran bắn hạ máy bay do thám không người lái của Hoa Kỳ

RQ-4 Global Hawk và những mảnh vụng

Ngày 19-6-2019, Lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran cho biết, họ đã bắn rơi chiếc máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk của Hoa Kỳ.

Một viên chức Iran tuyên bố, họ sẽ “mạnh mẽ đáp trả” bất cứ hành vi nào vi phạm không phận của họ.

RQ-4 Global Hawk là máy bay do thám hiện đại nhất của Hoa Kỳ, mỗi chiếc trị giá 200 triệu USD, giá cao hơn máy bay chiến đấu hiện đại nhất, thế hệ 5 là F-35B, giá 116 triệu USD.

Australia đã ký hợp đồng 5.1 tỷ USD để mua 6 chiếc RQ-4. Đức và Ấn Độ cũng đang tham khảo để mua loại máy bay nầy.

Vụ drone bị bắn hạ là một thiệt hại lớn của Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên bị bắn hạ sau 18 năm vô địch vận hành. Đồng thời khả năng trinh sát của Hoa Kỳ cũng được xem xét lại.

Các nhà quan sát cho rằng vụ việc nầy có thể gây thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran.

4.2 Mỹ cáo buộc Iran tấn công hai tàu dầu ở Vịnh Oman

Ngày 13-6-2019, tàu chở dầu Kokuka Courageous của Nhật và tàu Front Altair của Na Uy bị tấn công và bốc cháy ở Vịnh Oman.

Ông Wu I-fang, phát ngôn viên của nhà máy lọc dầu CPC Corp cho biết, chiếc Front Altair chở 75,000 tấn dầu bị nghi ngờ trúng ngư lôi, tạo ra ba tiếng nổ lớn và bốc cháy. Một nguồn tin khác cho rằng hai tàu dầu bị tấn công bằng mìn, 23 thủy thủ được cứu vớt. 21 thủy thủ của tàu Kokuka Courageous cũng được một tàu đi qua cứu vớt.

Eo biển Hormuz nằm trong Vịnh Ba Tư (Persian Gulf) là tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng nhất, nơi mà có nhiều tàu dầu trị giá hàng trăm triệu đô la lưu thông.

Thời gian gần đây con đường giao thông nầy trở nên căng thẳng vì trong tháng trước đã có bốn tàu hàng bị Iran tấn công.

5. Mỹ bày binh bố trận bao vây Iran

F-22 Raptor* Tàu sân bay USS Abraham Lincoln

Pháo đài bay B-52 Strafortress

Ngày 21-5-2019, nguồn tin an ninh Iraq cho biết, Mỹ đã đưa 70 xe quân sự và 10,000 quân ở Trung Đông đến hai căn cứ không quân Ayn al-Assad và al-Habaniyeb của nước Qatar, cách Iran 270Km.

Máy bay ném bom chiến lược, pháo đài bay B-52 Strafortress, 5 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5, F-22 Raptor cùng với tàu sân bay USS Abraham Lincoln và các loại vũ khí tối tân nhất cũng được đưa tới vùng Vịnh Ba Tư (Persian Gulf) để sẵn sàng xóa sổ Iran.

Một tàu sân bay mang theo ít nhất là 50 máy bay các loại, 6,000 nhân sự hải quân và TQLC.

Ngoài ra còn lực lượng của Hạm Đội 5 Hoa Kỳ (United States Fifth Fleet) có tổng hành dinh đặt tại thủ đô Manama của nước Bahrain. Hạm đội nầy có 60 chiến hạm đủ loại, 300 máy bay và có khoảng 50,000 nhân sự hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.

Vương quốc Bahrain gồm một quần đảo nhỏ tập trung chung quanh đảo Bahrain, nằm giữa Qatar và Saudi Arabia, dân số 1,234,567 người. Diện tích 780Km2. Thủ đô là Manama.

Một quân số khổng lồ của Mỹ với các loại vũ khí tối tân nhất, có thể nghiền nát Iran trong đợt tấn công đầu tiên.

13,000 quân ở Kuwait, 5,000 quân ở Tiểu Vương quốc Á-Rập Thống nhất (UAE) sẵn sàng nhập trận.

6. Hoa Kỳ bán vũ khí cho đồng minh Saudi Arabia

Saudi Arabia thuộc hệ phái Sunny của Hồi Giáo, là đồng minh của Mỹ, chống lại Hồi Giáo Shiite Iran.

Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho phép tổng thống bán 8.1 tỷ USD vũ khí hiện đại cho các đồng minh Saudi Arabia, Jordan và Tiểu Vương quốc Á-Rập Thống nhất (UAE=United Arab Emirates), mà không thông qua Quốc hội. Lý do được viện dẫn là bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia trước “hoạt động thâm ác của Iran, đe dọa sự ổn định ở Trung Đông và đe dọa an ninh của Mỹ ở nước ngoài và trong nước”, do đó phải bán vũ khí liền ngay lập tức. Một số thành viên Quốc hội chỉ trích việc mua bán nầy vì lý do là Saudi Arabia đã có hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng.

7. Lực lượng quân sự và vũ khí của Iran

7.1 Vệ Binh Cách Mạng

Vệ Binh Cách Mạng (VBCM) (IRCG=The Islam Revolutionary Guards) là một trong lực lượng võ trang của Iran. Quân số khoảng 125,000 người. Là một đạo quân rất tinh nhuệ, độc lập với quân đội Iran. Ngoài sức mạnh về quân sự ra, VBCM giữ một vai trò rất quan trọng về chính trị và kinh tế của Iran.

Hoa Kỳ đã xếp VBCM vào danh sách các nhóm khủng bố QT, bởi vì đơn vị Quds đã huấn luyện, cung cấp vũ khí cho các nhóm khủng bố QT như Hezbollah, Hamas, quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan…

VBCM có bộ binh, không quân, hải quân và lực lượng đặc biệt riêng, độc lập với quân đội Iran. VBCM điều khiển hệ thống hỏa tiển, quan trọng nhất là hỏa tiển đạn đạo, tầm xa Shalab-3.

VBCM đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Lãnh Tụ Tối Cao Khamenei. Trung tướng Mohammad Ali Jafari là người thân cận nhất của Khamenei được cử làm Tư lịnh lực lượng nầy.

VBCM hoạt động kinh doanh, có nguồn lợi thu nhập ổn định. Năm 2006, giành được hợp đồng trị giá 2.09 tỷ USD tại khu mỏ dầu lớn nhất Iran ở South Pars. Một hợp đồng 1.3 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn nhiên liệu đến Pakistan. Dự án mở rộng đường xe điện ngầm, đường sắt cao tốc, xây bến cảng, xây con đập cho nhà máy thủy điện…Để tránh cấm vận, VBCM đã thành lập và đứng phía sau các công ty có tên khác nhau.

Vệ binh Cách mạng nắm giữ vai trò quan trọng về kinh tế và kinh doanh của Iran, nên Tổng thống Donald Trump xếp tổ chức nầy là khủng bố để Mỹ có lý do áp dụng những biện pháp trừng phạt về kinh tế của Iran. Tổng thống Trump cảnh báo, “Bất cứ ai làm ăn, kinh doanh với VBCM là đang tài trợ cho khủng bố”.

7.2 Lực lượng Quds

 
Thiếu tướng Qassim Suleimani (giữa) chỉ huy lực lượng Quds


Lực lượng Quds là một đơn vị đặc biệt của Vệ Binh Cách Mạng Iran, có nhiệm vụ hoạt động ở nước ngoài. Ayatollah Khamenei trực tiếp lãnh đạo và người chỉ huy là Thiếu tướng Qassim Suleimani. Quân số ước lượng 15,000. Sau chiến tranh Iran-Iraq ở những năm 1980, lực lượng Quds được thành lập để tiếp tục đánh phá Iraq bằng cách hỗ trợ mọi mặt cho sắc tộc Kurds, đánh lại Saddam Hussein. Quds hoạt động ở nước ngoài, từ Afghanistan, Bosnia, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ, Jordan…để hỗ trợ các nhóm Hồi giáo cực đoan thực hiện khủng bộ

Tờ Los Angeles Times báo cáo, nhiều nhà quan sát cho rằng Quds là một lực lượng tốt nhất thế giới, gồm những con người cực kỳ tài giỏi (extremely talented). Lực lượng Quds chỉ dưới quyền Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei mà thôi. Hoa Kỳ đã xếp nhóm nầy vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế.

7.3 Vũ khí của Iran

Lực lượng vũ trang Iran có khoảng 545,000 người. Iran tự sản xuất xe tăng, vũ khí cá nhân, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa dẫn đường. Hệ thống phòng thủ S-300 của Nga.

8. Khi chiến tranh bùng nổ giữa Mỹ và Iran

8.1 Đồng minh của Hoa Kỳ

Những đồng minh của Hoa Kỳ gồm có: Do Thái, Saudi Arabia, Qatar, Bahrain, Jordan, Kuwait, Tiểu Vương quốc Á – Rập Thống nhất. Iraq, Afghanistan, Pakistan.

8.2 Đồng minh của Iran

Đồng minh của Iran là Syria, nhóm Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza, phía Tây Do Thái, nhóm Hezbollah ở một phần của nước Li Băng (Lebanon).

Nói thêm về tổ chức Hezbollah đối với Mỹ.

- Tấn công bằng xe bom ở Beirut, thủ đô Lebanon, giết chết 248 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và 58 lính Pháp ngày 23 tháng 10 năm 1983.

- Đánh bom tòa Đại sứ Mỹ ở Beirut vào tháng 4 năm 1983 làm 63 người thiệt mạng.

- Đánh bom tòa Đại sứ Mỹ lần thứ 2 vào tháng 9 năm 1984 làm 22 người chết.

- Bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu William Buckley, một trạm trưởng của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) ở Trung Đông.

- Bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu Đại tá TQLC William Higgins khi ông này hợp tác với Liên Hiệp Quốc ở Beirut năm 1988. Xác Đại tá bị ném ra thùng rác gần một bệnh viện nội thành Beirut

8.3 Khi chiến tranh Mỹ-Iran bùng nổ



Hoa Kỳ và đồng minh gần như bao vây toàn bộ nước Iran. Ở phía đông, giáp ranh giới Iran thì có Afghanistan và Pakistan. Phía tây thì có các nước: Iraq, Kuwait, Bahrain, Qatar, Tiểu Vương quốc Á-Rập Thống nhất (UAE), Do Thái và Saudi Arabia.

Mặc dù Iran dàn quân khắp mọi phía, nhưng với vũ khí hiện đại nhất, kể cả tàu con thoi X-37B hiện diện suốt cả năm trên không gian nên Iran không chịu nổi ngay trong hiệp đầu.

Tổng thống Trump tuyên bố: “Chiến tranh Mỹ-Iran sẽ không kéo dài nếu nổ ra”, “Nếu Iran muốn có chiến tranh thì điều đó sẽ chính thức kết thúc Iran”.

Không cần Mỹ, chỉ có một Do Thái cũng đủ sức xóa tên Iran trên bản đồ thế giới.

Đồng minh Nga và Trung Cộng không tham chiến, nhưng có thể yểm trợ vũ khí và chuyên viên vũ khí đến giúp Iran. Hai đồng minh nầy sẽ ủng hộ Iran về mặt chính trị ở Liên Hiệp Quốc.

9. Tổng quát về nước Iran

Nước Iran nằm trong Vịnh Á Rập, có biên giới chung với Iraq, Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhỉ Kỳ, Armenia.
Diện tích: 1,648,000 Km2. Dân số: 70 triệu. (2006) 90% là người Hồi giáo hệ phái Shiite.

9.1 Hệ thống chính trị của Iran

1). Chức vụ Lãnh Tụ Tối Cao
 
Lãnh tụ tối cao Ali Hoseyni Khāmene’I * Tổng thống Rouhani

Lãnh Tụ Tối Cao hiện tại là Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, nắm giữ tất cả quyền lực quốc gia. Là Tổng Tư Lịnh quân đội và các lực lượng an ninh tình báo. Quyết định chính sách ngoại giao và nắm độc quyền tuyên chiến. Lãnh Tụ Tối Cao được Hội Đồng Chuyên Gia, gồm 86 giáo sĩ Hồi giáo bầu ra, nhiệm kỳ 7 năm.

Lãnh Tụ Tối Cao chỉ định và bổ nhiệm các cấp chỉ huy quân đội, an ninh tình báo, cảnh sát, truyền thanh, truyền hình.

2). Hội Đồng Chuyên Gia

Là một cơ quan gồm 86 giáo sĩ được gọi là “đạo đức và thông thái” do toàn dân bầu lên, nhiệm kỳ 8 năm. Hội Đồng Chuyên Gia bầu ra chức vụ Lãnh Tụ Tối Cao và có quyền cách chức, chức vụ nầy bất cứ lúc nào. Hội Đồng Chuyên Gia họp mỗi năm một lần, kéo dài một tuần lễ.

3). Chức vụ Tổng thống Iran

Tổng thống là chức vụ cao nhất trong ngành hành pháp, do phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Vị trí quyền lực của tổng thống đứng hàng thứ hai, sau Lãnh Tụ Tối Cao. Chính phủ gồm có 8 Phó tổng thống và 21 bộ trưởng.

10. Kết luận

Về quân sự, Mỹ và đồng minh dư sức triệt hạ Iran ngay từ hiệp đầu nến như chiến tranh nổ ra.

Mặc dù yếu thế nhưng Iran vẫn có thái độ cứng rắn và thách thức Hoa Kỳ vì biết điểm yếu của Tổng thống Donald Trump trong mùa bầu cử, là không muốn phát động cuộc chiến đối với Iran.

Đối ngoại là cánh tay nối dài của nội trị. Nội trị bất an thì đối ngoại cũng suy yếu, nhất là đối với các vấn đề hệ trọng liên quan đến an nguy của quốc gia.

Minnesota ngày 13-7-2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo