Chân dung anh hùng - đại biểu quốc hội (P3) - Dân Làm Báo

Chân dung anh hùng - đại biểu quốc hội (P3)


Bài 3: Truyền thống gia đình: Ông Nội 

I. Trả lời Bài 1, Bài 2

Chúng tôi nhận một số email nội dung đại loại là: chuyện của Nguyễn Văn Đông, Tập đoàn Rạng Đông là chuyện riêng, tại sao đưa thể chế chính trị vào; thậm chí còn chụp mũ người viết là phản động.

Xin thưa: 

- Nguyễn Văn Đông không thể tự phong và cả tỉnh Bình Thuận cũng không thể phong Nguyễn Văn Đông là anh hùng lao động được! 

- Nguyễn Văn Đông có thể chuyển nhượng, nhưng không thể tự mình quy hoạch hàng ngàn hectares đất chiến lược ven biển theo ý đồ cá nhân được. 

- Nếu không liên quan đến thể chế thì làm sao có vụ Trịnh Xuân Thanh và PVC (3.1) trở thành anh hùng lao động, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. 

- Nếu không liên quan đến thể chế thì làm sao trong Hiến pháp 2013 (3.2) có: Điều 53 - “Đất đai... là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”; Điều 4 - “Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” để đảng Cộng sản mặc nhiên làm chủ sở hữu về đất đai. Từ đó sinh ra các băng nhóm lợi ích mặc sức cướp đất của dân trên khắp rẻo đất hình chữ S này.... 

Quan điểm của chuỗi bài viết là chứng minh anh hùng lao động, đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Đông là “sản phẩm của thể chế”, chúng tôi cũng cố gắng kiềm chế khi đưa ra các sự kiện lịch sử có liên quan tới Nguyễn Văn Đông. 

II. Lời dẫn cho Bài 3 

Phải thừa nhận Nguyễn Văn Đông là người có tài năng thực sự, Đông đã vận dụng sáng tạo Tam Quốc Chí để quản lý con người và tập đoàn kinh tế của mình. Báo Đảng ca ngợi Đông điều hành doanh nghiệp "đức trị dẫn tới pháp trị" (1.4) chỉ là thể hiện một khuôn mặt trong hàng chục nhân vật điển hình của bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa. 

Nguyễn Văn Đông là đại gia, giàu có - không ai phủ nhận, thậm chí giàu đến mức không có cơ quan nhà nước nào thống kê được. 

Tuy nhiên Đông lại muốn trở thành anh hùng trong giới đại gia; dùng thế lực chèn ép, lừa gạt đối tác hợp tác tác đầu tư; dùng quan hệ để không phải chia phần miếng bánh với đối thủ; dù giàu cỡ nào cũng không đáp ứng nổi lòng tham của quan chức trong chế độ mà chỉ số minh bạch luôn nằm trong “bottom”; quan trọng hơn cả: Đông là anh hùng, nhưng không phải là anh hùng của dân cần lao Bình Thuận. 

Chẳng biết có phải từ nguyên nhân nói trên không mà dư luận mạng xã hội, đơn từ khiếu nại tố cáo Nguyễn Văn Đông không ít: không những người dân mà còn có cán bộ, không những cán bộ về hưu mà còn cán bộ đương chức, không những cán bộ địa phương mà còn cán bộ trung ương quản lý, không những người trong nước mà có cả người ở nước ngoài. Còn chuyện các đối thủ cạnh tranh tố nhau thì không kể. 

Đơn từ có gởi đến tòa soạn, phóng viên báo đảng biết nhưng cũng chỉ để đó nghiên cứu... sức khỏe của Tổng Tịch. Chiến lược đốt lò của ông Trọng cũng khó đoán; mảnh đất cuối miền Trung, đầu miền Nam, kiểu gân không ra gân, xương không ra xương, chưa biết giải quyết kiểu gì?. Bình Thuận còn dính dáng đến Sài Gòn, Kiên Giang, Hà Nội. 

Tựu trung lại Nguyễn Văn Đông đang bị tố cáo, khiếu nại với những nội dung chính sau: 

1. Nhóm lợi ích lũng đoạn chính quyền tỉnh Bình Thuận qua các thời kỳ; vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng; tổ chức cướp đất của dân;... chuyện này thì gần như tỉnh nào cũng có. 

2. Dối trá Đảng, Nhà nước; khai man lý lịch, mua chuột, hối lộ để được phong anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, đại biểu quốc hội. Nào là ông nội có nợ máu với cách mạng, cha lừa đảo phải vào tù; con thì lật lọng với nhà đầu tư, trốn thuế, 

... 

Nếu viết ra hết cũng hàng ngàn trang giấy, cứ để nhiều người cùng công bố. Ở đây chúng tôi cung cấp thông tin đặc trưng theo mục đích của bài viết là vẽ nên chân dung thực nhất của Nguyễn Văn Đông. 

III. Sự kiện ông nội, bác ruột có nợ máu với nhân dân bị cách mạng xử tử 

Trong nội dung đơn tố cáo gởi Trung ương ghi: Nguyễn Văn Đông có ông nội Nguyễn Kỉnh và bác ruột là Nguyễn Suất có nợ máu với nhân dân, bị Việt Minh xử tử tháng 7 năm 1945 ở xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 

Cả nạn nhân và thủ phạm đều không muốn khơi lại chuyện cũ đau lòng, tuy nhiên sự thật cũng phải cần công bố để hậu thế với cái nhìn cởi mở, đánh giá khách quan. Nếu chỉ với một câu như thế này thì sẽ bị hiểu theo cảm tính của từng đối tượng. Để làm rõ chi tiết này chúng ta cần nhìn lại một giai đoạn lịch sử. 

Theo lịch sử, ngày 09/3/1945, phát xít Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt trên toàn cõi Đông Dương (thuộc Pháp). Thành lập Đế quốc Việt Nam, thống nhất 3 kỳ thành một quốc gia dưới sự điều hành của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 11/3 lệ thuộc vào quân đội Nhật. 

Ở những vùng nông thôn, miền núi quân đội Pháp và chính quyền phong kiến thuộc địa cũng tự động tan rã. 

Lợi dụng thời cơ chính quyền Trung ương của Nhật còn chưa ổn định, chính quyền địa phương của Nhật còn chưa tới Ba Tơ, chính quyền Pháp thì bất ổn, quân đội Pháp lúc này thuộc khối đồng minh chống phát xít; những người tù cộng sản ở “căng” Ba Tơ đã tổ chức cuộc “Khởi nghĩa Ba Tơ” (3.4). 

Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ngãi ca ngợi: Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã cho thấy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Đông Dương và tinh thần cách mạng hăng hái của người dân Việt Nam, đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam. 

Sau khởi nghĩa Ba Tơ, những người cộng sản tiếp tục hoạt động ở vùng miền núi phía tây tỉnh Quảng Ngãi chờ thời cơ. Ba Tơ là huyện miền núi giáp với tỉnh Bình Định, KonTum, băng qua xã Hành Tín huyện Nghĩa Hành là đến xã miền núi Đức Phú huyện Mộ Đức, từ đó hướng tiến về đồng bằng qua các xã Đức Hòa, Đức Tân (quê hương ông Phạm Văn Đồng). 

Nói qua về đạo Cao Đài (3.5) ở Quảng Ngãi 

Tuy mới thành lập từ năm 1926, nhưng đạo Cao Đài nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ, thậm chí phát triển ra cả ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Cao Miên. Các lãnh đạo Cao Đài đều là những người có học thức, có địa vị xã hội và rất có ảnh hưởng đến dân chúng. Nhưng giữa các tín đồ đã xuất hiện những quan điểm bất đồng về cách thức tu tập, tổ chức giáo hội, hoặc do những mục đích cá nhân, cũng dần tách ra để hình thành các nhánh Cao Đài độc lập. 

So với Phật giáo thì các nhánh Cao Đài được tổ chức chặc chẽ, tín đồ có kỷ luật hơn, nên Cao Đài luôn là đối tượng hoặc lôi kéo, hoặc đả kích của các thế lực nắm chính quyền. Trong khi nhánh ở Tây Nam Bộ thành lập Hội Cao Đài Cứu Quốc ủng hộ Việt Minh; thì nhánh ở Miền Trung lại thân Nhật và ủng hộ chính sách Đại Đông Á (3.6); nguyên nhân: một phần là do trước đó Pháp đã đàn áp đạo Cao Đài, sau này Pháp và Việt Minh là đồng minh; một phần là chịu ảnh hưởng bởi đường lối của Cường Để (3.7) và tổ chức Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội (3.8). 

Huyện Mộ Đức (có xã Đức Phú) là một trong những địa phương phát triển đạo Cao Đài khá nhanh ở miền Trung thánh thất ở Đà Nẵng, lúc đó ở Mộ Đức đã có cơ sở hoạt động của đạo Cao Đài. Ở Đức Phú đạo Cao Đài phát triển khá mạnh (3.9). Tín đồ Cao Đài thân Nhật phát triển mạnh đã gây nhiều khó khăn cho đội quân du kích phát triển từ cuộc khởi nghĩa Ba Tơ muốn bành trướng ảnh hưởng xuống đồng bằng. 

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi. Các vị trí đánh số: 1. huyện Ba Tơ, 2 xã Đức Phú, 3 xã Đức Hòa 

Hình 3.2. Thánh thất Trung Hòa ở Thôn Tư, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ được nâng thành mô hình điểm để chuẩn bị tổng khởi nghĩa của Việt Minh; những báo cáo phân tích “thuận lợi, khó khăn” gởi Trung ương để nghiên cứu, chỉ đạo trực tiếp. Trong nhiều khó khăn thì khó khăn lớn nhất là bị cản trở bởi đạo Cao Đài; Giải quyết khó khăn này, Trung ương đã chỉ đạo trực tiếp bằng một mật lệnh với 4 chữ viết trên mảnh giấy bằng ngón tay: “Cao Đài tận sát” cùng khẩu lệnh “cấp tốc thi hành”

Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đến tháng 7 năm 1945 thì quân đội Nhật đã suy yếu, lúc này nguồn lực chiến tranh của Nhật cũng cạn kiệt nên tập trung cho các chiến trường lớn; quân đội còn rất ít rút về co cụm lại ở tỉnh lỵ. 

Đội quân du kích của Việt Minh lớn lên từ cuộc khởi nghĩa Ba Tơ chuyển qua hoạt động vũ trang và giành chính quyền nhân dân, họ tiến hành thực hiện mật lệnh “Cao Đài tận sát” khi không còn quân đội Nhật! 

Cách giết người dã man hơn thảm sát Katin (3.10) của đất nước “mặt trời Nga bừng chói ở Phương Đông” (“Người đi tìm hình của nước” - Chế Lan Viên). 

Có những cảnh họ dùng lạt tre trói giật khủy tay nạn nhân ra sau, lấy cây tre đực dài xỏ xuyên qua khủy tay sau lưng từng nhóm người, bắt quay mặt xuống hố; các đao phủ dùng dao phát bờ ruộng chặt đầu ngã đều xuống hố chôn tập thể. 

Lạt tre làm cho người bị trói càng giẫy giụa càng đau đớn, còn thanh tre xuyên qua nhiều người thành một xâu, nếu ai chưa chết thì cũng phải nằm đó chịu chết chung. 

Ông Nguyễn Kỉnh, Nguyễn Suất (ông nội và bác ruột của Nguyễn Văn Đông) là những người có ít chữ nghĩa hồi đó, có chức sắc nhỏ trong đạo Cao Đài ở Đức Phú, Mộ Đức, Quảng Ngãi, nên là “đối tượng” đầu tiên của xã đầu tiên bị Việt Minh thảm sát. 

Ông nội và bác bác ruột của Nguyễn Văn Đông là 2 cha con trong nhóm 7 người bị giết cùng đợt. Việt Minh thực hiện xử chém để thị uy quyền chúng vào tháng 7 năm 1945, ở gò Mã Định, dưới ga Vạn Tây, nay là thôn Phước An, xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 

Giai đoạn đầu là những chức sắc tôn giáo, thân Nhật, sau đó là lạm sát tất cả những người theo đạo Cao Đài; có những gia đình già trẻ lớn bé theo đạo đều bị giết. Tìm hiểu về sự thật lịch sử đau thương này các bạn có thể tra Google (3.11). 

Nói thêm về giai đoạn tổng khởi nghĩa 1945: 

- Ông Phạm Văn Đồng làm thường trực Ủy ban Tổng khởi nghĩa (3.12), trực tiếp lãnh đạo Khu V, Trung Trung Bộ gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai. 

- Ngoài mật lệnh thảm sát, tận diệt đạo Cao Đài; còn có những người tham gia Đệ tứ Quốc tế Cộng tại Việt Nam (3.13), tuy nhiên số này không nhiều, nổi tiếng là vụ giết Tạ Thu Thâu (3.14) vẫn còn bưng bít cùng với những nhân vật lịch sử khác. 

- Phải nói Quảng Ngãi là tỉnh có nhiều vụ thảm sát nhất trong giai đoạn 1945-1975 của các bên tham chiến. Thảm sát đạo Cao Đài ở Quảng Ngãi là vụ thảm sát tập thể đầu tiên của những cộng sản Việt Nam được ghi nhận. 

Theo số liệu ước tính số nạn nhân tử vì đạo lên đến 3000 người, đến tháng 9/1945 có lệnh ngừng thảm sát với luận điệu "Đây là lỗi lầm do cán bộ điạ phương chứ không do cấp trên..." 

- Chúng tôi hơi đi sâu vào thảm sát đạo Cao Đài ở Quảng Ngãi và nói qua về ông Phạm Văn Đồng, bởi vì có liên quan đến việc phong Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho Nguyễn Văn Đông ở các bài viết sau. 

Phần này chúng tôi cung cấp cho người đọc những dữ liệu lịch sử, với độ lùi thời gian cũng đủ dài từng người sẽ có một cái nhìn khách quan về cái chết của ông nội và bác ruột của Nguyễn Văn Đông. Là nạn nhân của lịch sử hay tội đồ của dân tộc, có nợ máu với Dân hay với Đảng thì từng người tự kết luận. 

*

Ghi chú: 



(3.4) Tra Google: “Khởi nghĩa Ba Tơ” 

(3.5) Tra Google: “Đạo Cao Đài” 


(3.7) Tra Google: “Kỳ ngoại hầu Cường Để” 


(3.9) Thông tin chưa được kiểm chứng, cở sở Cao Đài đầu tiên ở Mộ Đức là Thánh thất Trung Hòa ở Thôn Tư, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức ngày nay được xây dựng từ trước năm 1945; do ông Trần Văn Lang (?) một người ở Đức Phú chủ trì và đóng góp chính. Sau này trùng tu lại nhiều lần, có sự tài trợ rất lớn của bà Lê Thị Cầu, mẹ ông Nguyễn Văn Đông. 

Google map: 

1. Thánh thất Trung Hòa đạo Cao Đài ở Mộ Đức trước 1945 

2. Vị trí Việt Minh xử chém tín đồ Cao Đài năm 1945 (gò Mã Định phía đông ga Mộ Đức) 

(3.10) Tra Google: “thảm sát Katin” 





(còn tiếp...) 

05.09.2019




 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo