Helen Davidson (The Guardian) * Mẹ Nấm (Danlambao) lược dịch - Quan chức hàng đầu Bắc Kinh tại Hồng Kông, ông Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), nói rằng phong trào dân chủ trong khu vực là mối đe dọa đối với nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ".
Người đứng đầu Văn phòng liên lạc Trung Quốc - Hong Kong, Lạc Huệ Ninh đã kêu gọi khẩn trương thông qua luật an ninh quốc gia vốn gây ra nhiều tranh cãi và bị tạm gác lại hồi năm 2003 để "chống lại bạo lực cực đoan, sự can thiệp của nước ngoài và các lực lượng ủng hộ độc lập trong khu vực."
Ý kiến trên được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh bị cáo buộc leo thang chen vào hội đồng lập pháp và tư pháp thành phố.
Luo Huining (65 tuổi), là một người trung thành với đảng Cộng sản được bổ nhiệm hồi tháng 1, được dự đoán sẽ là nhân vật có thể đẩy lui, chống lại phong trào dân chủ.
Hôm thứ Tư, phát biểu trong ngày giáo dục an ninh quốc gia, ông Lạc nói rằng phong trào dân chủ Hong Kong là một đòn giáng mạnh đối với luật pháp, đe dọa nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" của Trung Quốc, và bị ảnh hưởng bởi sự ủng hộ độc lập và các lực lượng bạo lực cực đoan.
"Nhiều người nắm khái niệm an ninh quốc gia khá yếu... Nếu một khu ổ chuột làm xói mòn vai trò của nhà nước pháp quyền không được giải tỏa, sự an toàn của an ninh quốc gia sẽ bị phá hủy và phúc lợi của tất cả cư dân Hồng Kông sẽ bị phá hủy." - ông Lạc nói.
Ông cũng nói rằng các nỗ lực phải được thực hiện càng sớm càng tốt để giải quyết những thiếu sót trong hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật của khu vực để bảo vệ an ninh quốc gia, cụ thể là thông qua Điều 23 đã gây tranh cãi lâu dài.
Điều 23 trong Luật cơ bản của Hong Kong, quy định rằng sẽ có luật riêng được ban hành để cấm mọi hành vi phản quốc, ly khai, dụ dỗ, lật đổ chính quyền nhân dân trung ương, hoặc đánh cắp các bí mật nhà nước, và cấm các hình thức khác nhau của sự can thiệp chính trị nước ngoài. Năm 2003, người dân Hong Kong đã xuống đường biểu tình rầm rộ để phản đối điều luật này được thông qua.
Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã lặp lại quan điểm của ông Lạc, tuyên bố các sự kiện gần đây bao gồm những cuộc biểu tình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia trong bài phát biểu hôm thứ Tư.
Kong Tsung-gan. một nhà văn và là nhà hoạt động Hong Kong nói rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đã gia tăng áp lực chuẩn bị cho các cuộc đàn áp có thể xảy ra đối với phong trào dân chủ trước cuộc bầu cử vào cuối năm nay. "Rõ ràng đây là lời kêu gọi những người ủng hộ ĐCSTQ ở Hong Kong bao gồm cả chính quyền đặc khu, - liệu đây có phải là dấu hiệu của một chiến dịch đàn áp thực sự đang diễn ra hay chỉ là lời đe dọa?
Ông Lạc Huệ Ninh kêu gọi khởi động lại điều luật gây tranh cãi vào một thời điểm không ổn định ở Hong Kong, nơi bị bao vây bởi các cuộc biểu tình kéo dài rầm rộ 9 tháng. Phong trào biểu tình ban đầu vốn chống lại một dự luật dẫn độ sang Trung Quốc nhưng đã phát triển thành một phong trào dân chủ manh mẽ hơn.
Phần lớn các cuộc biểu tình đã tạm hoãn giữa đại dịch do virus Vũ Hán gây ra, tuy nhiên căng thẳng vẫn duy trì, và tuần này Bắc Kinh đã bị cáo buộc can thiệp vào Hội đồng Lập pháp Hong Kong, đe dọa sự độc lập của ngành tư pháp.
Hôm thứ Tư, Reuters đưa tin ba thẩm phán cấp cao đã cảnh báo rằng sự độc lập của hệ thống tư pháp Hong Kong bị kiểm soát từ chính phủ đại lục.
Trích dẫn hơn 20 cuộc phỏng vấn với các thẩm phán, luật sư và nhà ngoại giao, báo cáo trên đã chỉ ra rằng các thẩm phán đã được cảnh báo không nên phản đối tuyệt đối. Cũng có những lo ngại Bắc Kinh sẽ bắt đầu can thiệp vào các cuộc hội họp tư pháp mới. Ngoài ra, Bắc Kinh đang tìm cách can thiệp vào ngành tư pháp, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng kể từ khi vùng lãnh thổ Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
Trong một phán quyết duy trì một phần lệnh cấm đeo khẩu trang do bà Carrie Lam ban hành, tòa án tối cao Hồng Kông đã đẩy lùi các cáo buộc cho rằng lệnh này hợp hiến, đây là một vấn đề đối với Bắc Kinh.
"Chúng tôi biết từ những liên hệ với các thẩm phán cao cấp ở đại lục rằng họ không thể hiểu được Hong Kong. Họ luôn muốn biết tại sao Hong Kong lại bối rối và hỗn loạn như vậy, đó không phải là yêu nước", một thẩm phán nói.
Tuần này, Văn phòng liên lạc các vấn đề Hong Kong và Ma Cao (HKMAO) cũng cáo buộc các nhà lập pháp đối lập lạm dụng quyền lực và tạo ra hồ sơ pháp lý, khiến không thể bổ nhiệm Chủ tịch ủy ban Hạ viện và làm tê liệt Hội đồng Lập pháp.
HKMAO, được bảo vệ bởi các nhân vật thân Bắc Kinh trong Hội đồng Lập pháp, cho rằng các nhà lập pháp có thể phạm tội vì hành vi sai trái.
Các nhà lập pháp dân chủ đã bác bỏ tuyên bố này, cáo buộc Bắc Kinh can thiệp trắng trợn và vi phạm sự phân chia quyền lực. Sự việc đã leo thang thành một cuộc đấu khẩu với các nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh.
Hôm thứ Tư, hiệp hội luật sư Hong Kong kêu gọi các văn phòng Trung Quốc thực thi các biện pháp kiềm chế, vì các tuyên bố của họ có thể dễ dàng được coi là sự can thiệp trái với nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Martin Lee QC, một cựu chiến binh dân chủ, đồng thời là chính trị gia và luật sư, nói: "Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã từ bỏ những lời hứa của mình về dân chủ. Nếu bạn nhìn vào Luật cơ bản, nó đã chỉ rõ rằng quyền bầu cử phổ thông là mục tiêu cuối cùng cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu và tất cả các thành viên của cơ quan lập pháp."
Ông nói thêm rằng các điều khoản chuyển giao từ Anh sang Trung Quốc theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" nói rằng Hong Kong sẽ có nền dân chủ đầy đủ sau 10 năm, nhưng đã 23 năm rồi và "chúng tôi không biết đến khi nào chúng tôi mới nđạt được mục tiêu đó".
Ông Lee tin rằng Bắc Kinh và những người ủng hộ đang trì hoãn lời hứa và sử dụng mọi thủ đoạn trong cuộc bầu cử ở Hong Kong để ngăn chặn các ứng cử viên dân chủ vì lo sợ rằng họ có thể giành được quyền lực.
Nguồn:
16.04.2020