Chuyện Đười Ươi xử án! - Dân Làm Báo

Chuyện Đười Ươi xử án!

Bảo Giang (Danlambao)Khi nói về một chế độ độc tài, Bertrant Russell viết: “Thằng ngu cũng được quyền cai trị.” Và hôm nay ở Việt Nam đã có một phiên xử đúng theo định nghĩa Bertand Russell đã nói. Ở đó, 17 tên, theo giấy tờ thì thuộc diện có học bậc nhất trong chế độ cộng sản. Họ ngồi ở một nơi được gọi là Tòa Án Tối Cao, sau hai ngày làm việc, họ đã vui thuận bỏ phiếu đồng bộ với 17/17 cánh tay đưa lên tuyên bố tử hình một nghi can tên Hồ Duy Hải.

Về diễn tiến, xin mời quý độc giả trở lại câu chuyện dưới đây để có cái nhìn thấu đáo hơn về vụ án và 17 khuôn mặt và cánh tay đã đưa lên để yêu cầu giết người giống như chuyện Hồ chí Minh tổ chức đấu tố khi xưa. Nghĩa là, dù không muốn cũng phải giơ tay lên? Hoặc giả, tất cả đều đồng ý kết án theo chủ tàu Nguyễn Hòa Bình?

I. Diễn tiến của vụ án

Vụ án mạng xảy ra vào tối ngày 13 tháng 1 năm 2008 tại bưu điện Cầu Voi, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trong đó, hai nữ nhân viên bưu điện tên Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987) bị giết bằng cách cắt cổ.

Các can phạm bị nghi vấn buổi đầu: Nguyễn Mi sol, Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Văn Chiến, Kỹ sư tên Trung và sau cùng là Hồ Duy Hải.

Tất cả đã được phỏng vấn, chính báo công an vào thời điểm đó đã xác định Nghị là một cái tên có khả nghi lớn nhất. Kết quả, sau giai đoạn ban đầu, tên tuổi và hồ sơ của Nghị đã hoàn toàn biến mất, không để lại một hình bóng nào trong vụ việc. Theo tin bên lề, người ta đồn rằng nhờ thế lực của Trương Tấn Sang và bà cô của Nghị tên là Trương Mỹ Hoa là phó chủ tịch nước nhiệm kỳ 2002-2007, nên Hải đã bị đưa vào vụ án như một con dê tế thần để Nghị là cháu bà quan nhớn của VC được tự do bay. Bay không chỉ ra khỏi vụ án, mà còn ra khỏi Việt Nam nữa. Chuyện thực hư thế nào, mời độc giả cùng tìm hiểu lý do Nghị bay xa và Hải mắc cạn. 

Bài viết này, tôi không đưa ra ý kiến cá nhân vì không hành nghề mặc dù bản thân đã trải qua 6 năm tại trường luật ở Sài Gòn và ở hải ngoại. Theo đó, bài viết này, sẽ có rất ít ý kiến cá nhân, nhưng ghi chép và dẫn giải lại một số sự kiện đã được đưa ra để dẫn chứng về vụ án mà thôi.

Có một điều tôi cần nói ngay rằng, bản thân tôi không bao giờ muốn dính đến những chuyện “án quan” của nhà nước Việt cộng. Bởi lẽ, tôi đã thuộc lòng những cảnh “cải cách ruộng đất” để giết người và cướp của của Hồ Chí Minh và đồng bọn từ mùa đấu tố 1953-56. Tuy nhiên, ngày nay không có một tên đảng viên cộng sản nào từ cấp xã, phường trở lên mà tài sản của chúng không vượt qua số tài sản của bà Nguyễn Thị Năm xưa kia. Hoặc giả, còn vượt xa, quá xa đối vời những người nông dân mà chúng khoác cho họ bản án tử trước khi dẫn ra tòa với tội danh là “Trí phú địa Hào”. Tuy nhiên, không một kẻ nào bị chém. Lý do, theo luật của Việt cộng, họ phải chết để chúng hưởng lộc.

Tôi viết thế bởi vì, nếu những bản án về phú nông địa hào ấy là đúng người đúng tội, là cốt lõi sinh hoạt của nhà nước Việt cộng thì những biệt thự như lâu đài, và ruộng đất cướp được của dân đang trong tay của những cán bộ đảng viên Việt cộng có phải đem ra đấu tố hay không? Nếu không, thì bạn đừng bao giờ nhắc đến chữ Công Lý dưới chế độ này. Lý do, nó tùy thuộc vào cây mã tấu trong tay của chúng.

II. Những lưu ký về bản án

Theo cáo trạng xác định và đến nay không một ai không nghe biết là: “Khoảng 20h30 ngày 13/1/2008, Hải dùng thớt đánh vào mặt, dùng dao và ghế giết các nạn nhân. Đây là những vật chứng quan trọng, mang dấu vết của tội phạm. Khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh những vật chứng này, nhưng không được thu giữ. Cơ quan điều tra sau đó cho người mua những vật chứng này để bổ sung, đưa vào hồ sơ vụ án.” Tại sao lại như thế?

Điều ghi nhận đầu tiên khi nghe về chuyện này là ai cũng phải kinh ngạc về tài quản lý những án cụ của nhà nước Việt cộng. Bởi lẽ, trên cái thớt, cái ghế, con dao ấy có in rất rõ dấu vân tay của kẻ thủ ác và máu của người bị hại, có thể có cả máu của kẻ thủ ác nữa. Theo đó, đây là những vật chứng rất quan trọng, không thể không lưu giữ và bảo quản nghiêm ngặt ngay từ đầu. Mất những chứng vật này, bản án sẽ mất đi 90% chứng cứ để tuyên án thành sự. Bởi, dưới nhiều áp lực, kể cả bị tra tấn, đe dọa, nhiều bị cáo vô tội vì quá đau đớn và hoảng sợ trước những lời đe dọa của điều tra viên, nên họ nhận bừa cho qua ngày rồi muốn đến đâu thì đến như trường hợp án oan của những vụ điển hình sau:

-  3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm. Sáng 9/10, sau gần 40 năm mang án oan giết người, 3 cụ ông (1 người đã mất trong thời gian giam giữ) đã được cơ quan chức năng minh oan, xin lỗi và đính chính công khai trước toàn xã hội...

-  Chiều 25/4/2017, buổi xin lỗi của TAND Cấp cao tại Hà Nội với ông Hàn Đức Long, người bị kết án tử hình oan về tội giết người được tổ chức tại ở xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang...

-  28 năm mang tiếng giết chồng, giết cha. Ngày 24/10/2017, TAND tỉnh Điện Biên tổ chức buổi Công khai xin lỗi với bà Đặng Thị Nga (SN 1938, ở Tuần Giáo, Điện Biên) và 2 con trai gồm Trịnh Công Hiến (SN 1963, đã mất) và Trịnh Huy Dương (SN 1970) vì điều tra, truy tố, xét xử oan cho họ về hành vi giết chồng, giết cha...

-  Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù 10 năm khiến gia đình tan nát.Tháng 8/2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị công an huyện Việt Yên, Bắc Giang cho rằng ông là thủ phạm giết cô hàng xóm Nguyễn Thị Hoan tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên...

Dĩ nhiên, đây... chưa là tất cả, chỉ là số ít người có cơ may sống sót và có may mắn đặt lại vấn đề, ngoài ra là.... chấm hết.

III. Những thắc mắc quan trọng bước vào phiên tòa

1. Sự biến mất không để lại dấu vết của nghi can, bị quy kết buổi đầu là Nguyễn Văn Nghị?

2. Tư cách cá nhân của Nguyễn Hòa Bình.

Theo nguyên tắc chung của Luật pháp. Nguyễn Hòa Bình không được tham dự phiên tòa này. Bởi lẽ, không chỉ luật pháp mới biết, mới cấm, nhưng ngay chuyện những đứa trẻ năm bảy tuổi trong làng quê vui chơi với nhau cũng biết nguyên tắc. Những đứa trẻ đã làm chủ cuộc chơi thứ nhất, chúng không được làm chủ cuộc chơi kế tiếp. Luật này chả cần phải viết thành luật và ai ai cũng biết rõ như thế. Theo đó, không cần phải có văn bản quy định là nếu bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm... mà bị bản án có hiệu lực cao hơn tuyên huỷ, thì Hội đồng xét xử (những người ngồi xử án) đưa ra bản án đã bị tuyên bố huỷ, không được tham gia Hội đồng xét xử lại vụ án đó. Chuyện là thế. Tuy nhiên thực tế ở đây đã có văn bản quy định rõ chuyện này.

Theo đó, việc Nguyễn Hoà Bình khi đương nhiệm là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khẳng định và có văn bản không chấp nhận kháng nghị đối với vụ án Hồ Duy Hải. Nay cùng một vụ việc xét sử lại, Nguyễn Hoà Bình, dù với tư cách thẩm phán, thành viên Hội đồng thẩm phán, Chánh án TANDTC cũng không thể được tham dự phiên tòa, nói chi đến việc Y ngồi làm Chủ toạ, hoặc là thẩm phán phiên toà Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải do có kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao. Theo đó, việc Y lại có mặt trong ghế chủ tọa cho phiên xét sử lại này là vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Đây là một điều ràng buộc của luật phát nghiêm chính. Nhưng không biết nó có ràng buộc về phía tòa án Việt cộng hay không?

IV.  Những tình tiết, sự kiện được ghi lại từ lúc khởi đầu vụ án này là: (trích, ghi lại theo báo chí

a.  Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân?

Theo báo Pháp luật gủi đi bản tin 113 lúc 15:05 ngày 16/01/2008 đăng trên tờ Công An nhân dân thì Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân.

b.  Khám nghiệm hiện trường.

Ngày 15/1, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện thị tứ Cầu Voi hôm 13/1. Sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục câu lưu một thanh niên được xác định là nghi can chính trong vụ án.

c.  Nghi can chính là đối tượng nghiện ma túy.

Hiện trường: Cả hai nạn nhân chết khi trên người vẫn còn đang mặc quần áo đồng phục của ngành bưu điện. Theo nhận định ban đầu, hung thủ chuẩn bị gây án từ trước, do đó ngay khi đến Bưu điện Cầu Voi y đưa tiền cho Vân ra ngoài mua trái cây để có thời gian giết chết Hồng.

Sau khi sát hại Hồng, hung thủ còn đủ thời gian dọn dẹp hiện trường, kéo xác nạn nhân giấu ở chân cầu thang rồi nép mình trong một chỗ khuất chờ Vân quay về giết chết cô để bịt đầu mối.

Sau khi thực hiện tội ác, hung thủ đến quầy thu tiền lấy đi 10 triệu đồng và 10 sim card điện thoại di động có mệnh giá sử dụng từ 100.000 đến 300.000 đồng rồi trốn thoát ra cửa trước...

Ba thanh niên không bị câu lưu là Nguyễn Văn S.; Nguyễn Tuấn A., Trần Văn Ch., thợ bạc tiệm vàng K.L. khu vực thị tứ Cầu Voi, thuộc ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An).

Chuyên khởi đầu có căn bản là thế. Tuy nhiên, khi nhắc đến Nguyễn Văn Nghị là đụng chạm đến phó chủ tịch nhà nước Việt cộng đang tại vị ở Hà Nội là Trương Mỹ Hoa, nên gió phải đổi chiều? Từ đây, hồ sơ về Nguyễn Văn Nghị bị rút hoàn toàn ra khỏi khung án. Và được thay thế bằng một diễn biến mới:

V. Hí trường xã nghĩa

DIỄN BIẾN VỤ ÁN “QUYẾT XỬ OAN” HỒ DUY HẢI (trích). Vụ án xảy ra khoảng 19h30 ngày 13/01/2008 tại Bưu điện Cầu Voi, Long An.


2. Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân.

3. Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị

Nguyễn văn Nghị ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Nguyễn Văn Nghị.

4. Lý lịch Nguyễn Văn Nghị,

Nguyễn văn Nghi sinh năm 1979 hay 1978, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Theo một số nguồn tin thì Nguyễn Văn Nghị là cháu của cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa. Theo báo Công an nhân dân đăng ngày 16 tháng 1 năm 2008 thì Nguyễn Văn Nghị là nghi can chính của vụ án và động cơ gây án là do ghen tuông. Sau khi vụ án xảy ra khoảng một năm, Nguyễn Văn Nghị đã rời khỏi nơi tạm trú ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Sau tổng hợp những lời khai không có tình tiết gì mới, hồ sơ của Nguyễn Văn Nghị được rút đưa vào hồ sơ AK của Bộ Công an, đây là tài liệu mật. Từ đây, câu chuyện đổi chiều sang Hồ Duy Hải. (hết trích).

5. Nghi can không được nhắc đến từ đầu là Hồ duy Hải xuất hiện.

Hồ Duy Hải, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1985, con trai của bà Nguyễn Thị Loan. Bà Nguyễn Thị Loan sinh năm 1963, trú tại ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Bà Loan có 5 chị em gái và một người anh trai, trong đó có chị ruột Nguyễn Thị Rưởi (sinh năm 1957) và em ruột Nguyễn Thị Len (sinh năm 1967, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo viên Trường mẫu giáo Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An). Bà Nguyễn Thị Loan đi lao động ở Đài Loan từ năm 2004 đến năm 2007, lương mỗi tháng 15 triệu đồng, bà gửi về cho con 10 triệu đồng.

6. Hải không nhận tội, kêu oan

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm năm 2008 và phiên tòa xét xử phúc thẩm năm 2009, Hồ Duy Hải đều kêu oan.

Trong bản án sơ thẩm có ghi ở trang 5 như sau: "Tại tòa có lúc (Hải) cho rằng không phạm tội, sở dĩ khai nhận bởi vì thời gian bất minh không chứng minh được. Mô tả việc phạm tội là do Nguyễn Văn Hải là Công an viên của xã Nhị Thành kể lại cái chết của Ánh Hồng và Thu Vân".[16]. Đây không phải là lời cung khai của HDH nhưng thuật lại theo lời Hải? (Hải đã chết).

Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định trong bản khai đầu tiên vào ngày 20 tháng 3 năm 2008, Hồ Duy Hải không nhận tội.

VI. Dấu vân tay trình tòa: Chuyện cười của xã hội Việt cộng

Khi được hỏi về các dấu vân tay ghi nhận trong cuộc điều tra: Điều tra viên Việt cộng lơ láo, không một chút hiểu biết, đứng lên trả lời: "Sau khi giết người, Hồ Duy Hải đi rửa tay nên không để lại dấu vân tay"! Đó là trả lời của điều tra viên hiện trường vụ án bưu điện Cầu Voi tại phiên giám đốc thẩm. Một câu trả lời khiến đứa con nít cũng bật cười.

Tưởng cũng cần nhắc lại trong hồ sơ cũng ghi rõ: “Có NHIỀU dấu vân tay tại hiện trường và không một dấu vân tay nào trùng khớp với 10 dấu vân tay trên 10 ngón tay của Hồ Duy Hải....” Chỉ cần biết đọc biết viết, đứa trẻ ở miền nam cũng hiểu được ý nghĩa căn bản của vấn đề này là gì. Tuy nhiên, 17 quan tòa của Việt cộng thì không có một chút hiểu biết gì về chuyện sơ đẳng này! Chỉ có mặt lơ mày láo nhìn nhau.

VII. Vật chứng

-  Hung khí gây án được điều tra viên và tòa án mua sau này để làm vật chứng ( thời gian không thấy nhắc đến nghĩa của “sau này” là khoảng bao nhiêu ngày, tháng hay năm).

-  Thớt tròn bằng gỗ mua sau này ( thời gian mua bao lâu sau không nghe nhắc đến).

-  Dao Thái Lan mua sau này. (cũng không ghi thời gian mua).

-  Ghế inox? chẳng còn ai nhắc đến dấu vân tay trên cái ghế, được coi là hung khí khi gây ra án mạng. Xin nhớ hung thủ đã dùng cái ghế này để đánh đập các nạn nhân.

VIII. Nguyên tắc cơ bản của tòa án

a. Nỗi oan khuất của 2 cô gái chết trẻ phải được làm rõ để linh hồn họ được siêu thoát và để cho nhân dân tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật.

b. Kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng.

Đó là mong muốn chung của tất cả mọi người có lương tri, lương năng và được giáo dục. Đó là bổn phận của tòa án, từ sơ thẩm đến thượng thẩm hoặc tòa phá án phải lưu ký. Đây là nguyên tắc bất đi bất dịch ở mọi nơi có công lý. Sau cùng, để hoàn chỉnh việc công minh trong lý lẽ và lề luật của xã hội, việc thực hiện một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động xét xử trong vụ án nào đó cũng rất cần thiết. Luật cũng thường ràng buộc họ, vì công việc của họ là bảo vệ luật pháp và con người chứ không phải bảo vệ riêng cho bất cứ một cá nhân nào. Do đó, họ phải nhập cuộc khi có lời kêu nài của án oan, nếu họ còn muốn nói đến chữ luật pháp và công lý.

IX. Đi vào kết luận

Tôi còn nhớ, một triết gia ở phương tây từng nói: “nếu luật pháp hành xử không công bằng thì nhà nước chỉ là một đám cướp”. Chuyện là thế, hơn thế, từng mỗi đứa trẻ ở miền Nam nghe qua, chúng cũng biết rõ việc cần phải làm vào lúc này là: Nhà nước VC phải hủy án đã tuyên vì việc vi phạm luật tố tụng của cả 3 cơ quan CA, KS, TA. Theo đó, phải điều tra lại vụ án trước khi có quyết định sau cùng.

Lời yêu cầu chính đáng là thế, dù chẳng biết cái kết quả của cuộc điều tra sau này sẽ ra sao, tiến trình vẫn phải thực hiện. Tuy nhiên, việc này là hơi... khó. Bởi lẽ, tòa án này là của Việt cộng, nó thiếu hẳn nhân tính của người lương thiện, ấy là chưa nói đến cái sự hiểu biết quá tồi của chúng hay với những liên hệ quanh vụ án...

Nhân đây tôi cũng xin được ghi lại một số Ý kiến của độc giả sau khi đã nghe những trình bày của Luật sư về vụ án vừa diễn ra trong ngày 9/5/2020 trên Net như sau: (Xin được miễn ghi tên người viết ra ý kiến của họ).

- Một điều đơn giản: chúng tôi khắc cốt ghi xương mối thù này. Tên tuổi của mười bẩy người này nhân dân VN không quên.

- Nếu cho điều tra lại sẽ là 17 con người, còn tự dơ tay biểu quyết để che lấp tội lỗi là 17 con chó!

- Tất cả những kẻ thủ ác, và những ai tòng phạm, có thể thoát luật đời nhưng chắc chắn rằng: không bao giờ thoát được luật NHÂN QUẢ. Báo ứng chỉ là sớm muộn mà thôi. Nam Mo A Di Da Phat!!!

- Mong Trời, Phật thương người oan sai và đánh chết 17 thằng nhẫn tâm giết hại người oan sai.

- Xin chia buồn cho bác... hôm nay bọn nó giết Hồ Duy Hải... vài tháng tới dịch bệnh bùng phát cov-2 sẽ giết lại hết dòng họ bọn chúng thôi...

- Tên côn đồ lưu manh Nguyễn hoà bình không thể đại diện cho pháp luật được? bác Trọng phải loại bỏ ngay, đừng để ảnh hưởng đến uy tín của Đảng?

- Vụ án chết quá nhiều người, phải điều tra lại, cứ căn cứ theo giấy tờ pháp lý mà làm, lúc lấy lời khai có bị ép cung không phải rõ ràng. Điều tra lại tên Nghị và misol về thời gian. Quá uẩn khúc khi người bị kết án kêu oan mà vẫn dựa trên giấy tờ để giải quyết thật là lố bịch.

- Vietnamese court: 17 animals swing on the balance of justice in Vietnam. H,Vu.

Dưới đây là danh sách 17/17 kẻ ngồi trong ghế quan toà TC mà những phản ứng trên vừa nhắc đến:

- Nguyễn hòa Bình, sinh 1958 tại Quảng Ngãi, chủ tọa.
- Nguyễn văn Tiến, sinh 1966, Hưng Yên, phụ thẩm.
- Lê văn Minh, sinh 1964, Thanh Hóa, phụ thẩm.
- Lương ngọc Trâm, sinh 1966, Hà Nội, phụ thẩm.
- Nguyễn thị hoàng Anh, sinh 1960, Quảng trị, phụ thẩm.
- Bùi ngọc Hòa, sinh 1955, Nam Định, phụ thảm.
- Nguyễn văn Du, sinh 1963, Bắc Ninh, phụ thẩm.
- Nguyễn thúy Hiền, sinh 1960 Thái Bình, phụ thẩm.
- Lê hồng Quang, sinh 1968, Kiên Giang, phụ thẩm.
- Nguyễn trí Tuệ, sinh 1963, Bắc Ninh, phụ thẩm.
- Dương văn Thăng, sinh 1969, Hà Nội, phụ thẩm.
- Nguyễn văn Thuận, sinh 1958, Thái Bình, phụ thẩm.
- Tống anh Hào, sinh 1956, Đồng Tháp, phụ thẩm.
- Đào thị xuân Lan sinh 1961, Hải Dương, phụ thẩm.
- Đặng xuân Đào, sinh 1955, Nghệ An, phụ thẩm
- Chu xuân Minh, sinh 1956, Hà Nam. phụ thẩm.
- Trần văn Cò, sinh 1958, Trà Vinh, phụ thẩm.

Ai cũng biết: Dao, thớt do nhà nước mua ngoài chợ. Vân tay không phải. Vết máu không xác định, cái ghế không còn... như thế không đủ chứng cớ, cho dù Hồ Duy Hải có thể đã phạm tội, nhưng cũng không đủ lý lẽ để buộc tội. Nói chi đến bản án tử hình. Tuy nhiên, nếu là chuyện của Việt cộng thì cũng khó nói lắm. Bởi lẽ, 170000, người Việt Nam đã mất mạng, mất đất, tan nhà, nát nghiệp mà Hồ Chí Minh vẫn được chúng tôn vinh là “cha già dân Vọc” có sao đâu! Xã hội dép râu của Việt cộng là như thế đó.

10.05.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo