Thái Miếu triều Hồ báo trước sự tan vỡ của chế độ - Dân Làm Báo

Thái Miếu triều Hồ báo trước sự tan vỡ của chế độ

Hoàng Lan Mộc Châu (Danlambao) - Ngày Kỷ Mùi, tháng Tân Tỵ, năm Canh Tý, tức ngày 16/5/2020 ngài Tể tướng nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân dân Nam Trung quốc dự lễ khánh thành đền thờ gia tiên Hồ Chủ tọa lạc trên núi Chung, huyện Nam Đàn, Nghệ An để tưởng nhớ và tri ân những công lao của gia đình Hồ Chủ cho quê hương, đất nước.

Trần Trọng Kim trong Một Cơn Gió Bụi viết: Lúc ấy Lý Thụy còn phải giam, ủy ban trừ bị [để lập ra một đảng duy nhất gọi là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, ngày mùng 1 tháng mười năm 1942] đứng ra bảo đảm với chính phủ Trung Hoa, xin lĩnh Thụy ra để cùng làm việc. Theo lời một người Việt Nam có mặt trong hội nghị đó kể: Lý Thụy có kết nghĩa với một người cộng sản Tàu tên là Hầu Chí Minh, làm chức thiếu tướng trong quân đội thuộc quyền chỉ huy của Trương Phát Khuê. Khi ở nhà ngục ra, ông muốn tỏ tình thân ái với bạn mới lấy tên là Hầu Chí Minh. Khi ông được tha ra, liền tuyên thệ xin hết lòng trung thành với Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh. (1) 

Xưa kia, Hầu Vương Tôn Ngộ Không chọn Hoa Quả Sơn làm chỗ khởi nghiệp chống Thiên Đình, Hầu Chí Minh tự cho tổ tiên là khỉ, noi theo tổ Hầu Vương, chọn hang Pak Pó ẩn thân. Hầu chủ cướp được triều đình; bỏ hang về Thăng Long, đổi họ Hầu thành Hồ, băng đảng tôn lên làm Hồ Chủ. Hồ Chủ lại nghe câu đồng dao kẻ chợ về loài hồ: “Cáo chết 3 năm quay đầu về”, tin chân nghiệp đế vương của mình đã định sẵn trong thiên thư, từ đó ra sức củng cố vương nghiệp. Hồ Chủ mong muốn được sống mãi trong quần chúng dân tộc.

Hồ chủ chết, bọn thủ hạ xây lăng thật lớn giữa chốn Thăng Long. Việc xây lăng cần hàng vạn lao động khổ sai trong nhiều năm trời, tốn hàng vạn lạng vàng. Mỗi năm phải thuê chuyên viên Nga bảo quản, chỉnh trang cái khô nhục, bơm chỗ này, vá chỗ kia, tốn phí công khố không biết bao nhiêu ngân lượng đô la mà kể. Nếu không mông má, sơn phết thì mắt sụp, mặt phù, râu rụng, chân tay lở loét thúi tha kinh tởm vô cùng. Công khố cạn kiệt, dân đói khổ vô chừng, không đủ ăn, các quan chức ở biệt thự giá hàng chục tỷ hồ tệ cũng trở thành hộ nghèo, cận nghèo. Con cái nhiều quan lớn phải cho ở nhà dân để xin ăn cho đỡ xấu mặt. Lăng xây xong, nhiều người thấy lạ nhưng không dám vào xem sợ người chết không chôn thành quỷ nhập tràng. Triều đình phải dụ cho bia Trúc Bạch, bánh mì ở nơi đứng chờ. Xem xong tối về hoảng sợ không ngủ được. Người xem thưa dần. Trung ương phải xuống chiếu chỉ cho các quan địa phương dụ dân nông thôn, miền xa, miền sâu, miền núi đi coi. Người cùng đinh đói khổ được xe công chở đi thăm quan Thăng Long không tốn tiền, lại được ăn ổ bánh mì thịt, uống chai nước thì vô cùng khoái lạc. Bánh mì chỉ dám ăn một phần, phần còn lại dành cho lũ con đói, cả nhà biết ơn Hồ Chủ lắm. Tuy vậy, xem xong xác Hồ Chủ nhiều người tối về sợ lắm, nhưng không dám nói với ai, ngay cả cha mẹ, vợ chồng con cái trong gia đình, vì nhà nào cũng có mật vụ. Kỳ này đại dịch Trung cộng không đi được, nhiều người không có bánh mì thịt. Nhưng dân Việt Thường nhiều người hiểu chuyện chê trách: “Chết rồi còn làm lũng đoạn ngân khố. Chết không có mồ yên, mả đẹp, khô nhục cứ phải thòi lên, thụt xuống cực kỳ không tốt cho dân tộc.”

Bọn quan lại trong chính trị bộ cũng thấy đất Thăng Long có rồng thiêng trấn giữ, vượng khí Thăng Long dần lấn lăng Hồ Chủ, nguy cơ xác Hồ còn nằm đó nhưng vương triều lụn bại. Trong triều quan lại chia rẽ, kình chống nhau, người này ra tòa, kẻ kia vào lò. Hậu cung Hồ triều inh ỏi tiếng cười ngất trời như linh cẩu của kẻ đắc thắng, hòa tiếng khóc than oán thù dậy đất của kẻ thua, giống như tầng cuối địa ngục kinh khủng vô cùng. Lại sợ bọn sĩ phu phản động Bắc Hà thành công, chính trị bộ bí mật bàn nhau cứu chế độ.

Trải qua 4000 năm dựng nước, giữ nước, dân Việt dưới sự lãnh đạo của các hoàng đế đã từng lập nên những chiến công vô cùng hiển hách. Đuổi thực dân đô hộ hàng ngàn năm với cuộc khởi nghĩa dành độc lập của Lê Lợi. Ba lần đời Trần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, đạo quân mạnh thời bấy giờ đã chinh phục gần như toàn thế giới. Mở mang bờ cõi, không mất, không cúng dâng một tấc đất, một biển đảo nào cho Tàu. Thăng trầm đó, vinh có, nhục có nhưng không triều đại vua chúa Việt giết hại dân đau đớn và nhiều như triều Hồ Chủ, hàng chục ngàn người bị đấu tố, hàng trăm ngàn người bị tù dầy, bị giết chết sau cuộc nội chiến Bắc Nam. Các quân vương Việt góp phần vĩ đại dựng nước, cứu nước, công ơn nhiều vô kể nhưng không vua chúa nào ướp xác như Hồ Chủ, không vua nào dựng đền thờ bố mẹ, từ Bắc chí Nam chiếm hàng ngàn mẫu đất, núi đồi của dân làm đền thờ. Ác độc như Mao Trạch Đông, bắt “một vạn dân dân, đi hàng trăm cây số, gánh hàng nghìn thúng đất về đổ một mẫu ruộng” cũng không xây lăng cha mẹ như vậy. Trên thế giới chỉ vương triều Kim ở Bắc Cao Ly có thể so sánh về sự tàn ác, kiêu căng, muốn được độc tôn như triều Hồ Chủ. 

Từ vua, quan, tới lũ lâu la trong Hồ Triều lúc nào cũng nói không tin thần thánh, thẳng tay triệt hạ các tôn giáo nhưng lại là bọn cực kỳ mê tín dị đoan. Tin bói toán, phong thổ một cách mù quáng. Truyền thống tin dị đoan, phong thổ này từ Nguyễn Sinh Koong, nay lan truyền ra khắp dân gian. Mê tín mà làm sai nhiều nhất là người ngoài vĩ tuyến.

Hồ Chủ, tên khai sanh là Sinh Koong, vốn tham vọng vô cùng, mộng mưu bá đồ vương đã có từ khi tha phương cầu thực, biết mình tài hèn, sức mọn chỉ làm đến ‘chức’ bồi tàu, nhưng tin vào phong thủy, tướng số đã dặn anh là cả Khiêm tìm chỗ để mả mẹ, hầu sau này nên danh phận. 

Nguyễn Sinh Khiêm, anh cả Koong, là thày địa lý giỏi, tìm ra long mạch, trên núi Động Tranh, nhưng lòng dạ gian manh, tiểu nhân, nghi ngờ người đi cùng là Hồ Phi Huyền và Tôn Quang Duyệt (em học giả Tôn Quang Phiệt) chiếm mất huyệt nên đào 9 cái lỗ giả, chờ đêm khuya tự đem xương mẹ mình chôn vào một lỗ, đánh dấu cẩn thận, rồi lấp cả 8 lỗ huyệt còn lại không cho bạn mình biết. Hầu chủ nhờ mả mẹ táng long mạch nên làm vua. Nhưng hầu hết kẻ tìm được long mạch để mả thì dòng họ thất đức, vô phúc, chỉ có thiên táng phúc trạch mới bền và tốt. Mả mẹ Hồ Chủ đặt đúng long mạch, nhưng dòng họ thất đức, vô phúc tuyệt tự. Chị ruột không ai dám lấy, anh ruột ế vợ, em trai chết non. Vô phúc hơn nữa, Hồ chủ có một đứa con rơi, nhưng y lang thang, cầu bơ cầu bất, Hồ không dám nhận làm con, chỉ khi chết cho về quỳ dưới chân bố một chút rồi từ đó hòn máu rơi này tuyệt tích giang hồ. Triều đình viết sử phong Hồ Chủ làm thánh, nói Hồ hết lòng vì dân tộc nên không lập gia đình; mà nhiều lần Hồ cũng tự nhận trước đám cháu ngoan là mình còn đồng trinh, cho nên dù có đến hàng chục hòn máu rơi ở đâu đó đều phủi trắng tay, coi như bụi. Dòng dõi Hồ tuyệt tự chẳng còn ai lo bát nhang nên Bí Thư Ban, Chính Trị Bộ đứng đầu là Tổng Chủ họ Nguyễn làm đủ cách bắt dân thờ. Hồ Chủ, người tự nhận là cộng sản vô thần được đưa vào chùa thờ cúng, cũng được gọi là Phật, ngang vai với Ngài Thích Ca Mâu Ni. Thái miếu Hồ chủ ý được xây dựng làm nơi nhang khói cho Đức Phật Hồ và các Bồ Tát, La Hán trong gia đình Hồ là vậy.

Báo công an tay sai chính thống của băng đảng triều Hồ viết rõ thế này về việc tìm đất, để mả mẹ Hồ Chủ (2):

Lời kể của chị ruột Hồ Chủ:

"Mãi tới năm Canh Thìn (1940), cậu Tất Đạt mới được về quê. Cậu ở lại quê được ít lâu, cậu mời chú Hồ Phi Huyền cùng đi xem cát địa để cát táng mẫu thân của chị em o. Chú Hồ Phi Huyền, cậu Tất Đạt đi khắp từ Đông Nam sang Tây Nam dãy núi Đại Huệ, đi qua cả truông Hến, truông Băng, truông Bồn… Cậu giáo Tôn Quang Duyệt (em học giả Tôn Quang Phiệt) hàng ngày đi theo mang bầu rượu và nước trà cam thảo lão mai phục vụ hai "thầy địa lý". Cuối cùng tìm được hai điểm Động Tranh và Đại Hài, về sau quyết định lấy một. Năm Tân Tỵ (1941), cậu Tất Đạt chọn Động Tranh làm nơi thiên thu an lạc tĩnh thổ cho mẫu thân… Mùa thu Ất Dậu (8/1945), Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới ra đời, o ra Thủ đô thăm cậu Tất Thành lần thứ nhất, tại nhà cậu mợ Đặng Thai Mai, o có nói với cậu Tất Thành việc o chuyển di hài mẫu thân về quê, việc o vào Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc chịu tang phụ thân năm Kỷ Tỵ (1929)…

Nguyễn Sinh Khiêm đã kể với Sơn Tùng về địa điểm chôn cất mộ mẹ như sau:

"Ngày 22 tháng Chạp năm Mậu Tý (1949), bác Nguyễn Sinh Khiêm đưa cho tôi một cái rựa, chai rượu, thẻ hương bài rồi dặn "Cháu đi ra đường cái trước, ghé vào mua giúp bác năm quả cau, bốn lá trầu. À, cháu nhớ xin nhà hàng một ít vôi quệt lên giữa lá trầu không…”.

Tôi theo bác cả Khiêm đi bộ leo lên một quả núi, bác Khiêm nói:

- Nơi bác cháu mình đang đứng là Động Tranh. Cháu hình dung nơi đây là chốt của bộ nan quạt xòe rộng mà góc phải là núi Dăng Màn ở phía Tây, thượng nguồn sông Lam, góc trái là núi Song Ngư ở phía biển Đông, hạ lưu sông Lam, gọi là Cửa Hội. Ngoài khơi là đảo Mắt, tên chữ là Mục Sơn, con mắt núi nhìn thẳng vào Lam Hồng, đất "địa linh nhân kiệt". Thời xa xưa người Tàu đã gọi đảo Mắt là núi "Bất nghĩa sơn" không chịu chầu về Bắc quốc của họ: "Chu Sơn giai củng Bắc, duy hữu Mục triều Nam". Bắc triều đã cho thầy địa lý đến "yểm" đảo Mắt, "yểm" đất Lam Hồng để triệt phá nhân tài hào kiệt….

Bác cả Khiêm đi lên cao mấy bước đến một ngôi mộ ẩn dưới mấy khóm mua, sim và cỏ chỉ đan lưa thưa. Bác nói khe khẽ: "Phần mộ mẹ của bác. Cháu giúp bác phát đám cây cho quang đãng...”.

Bác cả Khiêm trải trước mộ mẹ tấm khăn bông quàng cổ chín màu mồ hôi, đặt rượu, trầu cau lên, thắp cả mười cây hương trầm cắm giữa đỉnh mộ. Bác quỳ xuống lạy khấn… Một linh cảm lạ thường! Tiếng rì rầm như nước nguồn tuôn chảy trên tầng cao Đại Huệ. Gió quấn quýt khói hương trầm ôm tròn ngôi mộ, hòa quyện mái tóc trắng bác cả Khiêm rung rung dưới làn mưa bay!..."

Về thân phận bố đẻ của Hồ chủ. Nguyễn Sinh Sắc đang ở chốn phồn hoa thì phải thuyên chuyển nhiệm sở lên tận nơi đìu hiu, hút gió nên coi đó là một cực hình. Ông Sắc chán đời, uống rượu say rồi đánh chết người. Bị kiện lên triều đình, may nhờ thế lực ông Hồ Sĩ Tạo nên chỉ bị cách chức quan thành dân thường.

Ông Sắc đi lang thang các tỉnh miền Nam làm nghề bốc thuốc, bói dịch và dạy chữ Nho. Bởi lang thang thế ông tiếp xúc được nhiều người. Lịch sử đảng CSVN nói ông Sắc gặp người này, người kia, tổ chức này, tổ chức kia có thể là thật. Nhưng lịch sử cũng không ghi ông gặp để làm gì, bàn gì. Chẳng qua nghề ngỗng của ông liên quan chữ nghĩa viết thuê, dịch thuê hồi ấy thì có thể gặp ai đó tình cờ kiểu qua đường mà thôi.

Ông Sắc lang thang đến Sa Đéc rồi định cư đổi thành họ Vương làm nghề bốc thuốc, lấy một người vợ trẻ hơn cả Nguyễn Tất Thành, người vợ này trẻ tên là Mai và sinh ra một người con đặt tên là Vương Chí Nghĩa.(3)

Ông Sắc chết dân làng Cu Lãnh chôn ở khu hoang địa, đầm lầy, hoang dại, cạnh gò đất giống hình cái miếu gọi là Miếu Trời. Sau mộ ông nằm lọt vào vòng đai phi trường Câu Lãnh. Vương Chủ đất Nam Việt, Ngô Đình Diệm, là người quân tử, lấy lòng lân tuất đối đãi với kẻ thù Hồ Chủ, ra lệnh ngày tư ngày tết hàng năm, địa phương Cao Lãnh phải bồi đất đắp mộ ông Sắc, quét vôi lại. Sau Ngô Vương bị ám sát, nhưng lòng nhân từ và ân lệnh của Ngài vẫn được các quan đầu tỉnh tuân theo, nhờ vậy mộ Sắc không bị mất đi. 

Sau khi chiếm được đất Phương Nam, quần thần cho xây dựng lại mộ cha mẹ Hồ, nhưng vẫn để hài cốt mẹ Bắc, cha Nam. Đây là chuyện tối mật của Chính Trị Bộ, mà vài năm nữa bang đảng Hồ tan vỡ người dân mới biết được.

Thái miếu triều Hồ Chủ khánh thành mấy ngày trước đây rập khuôn theo ý tưởng các triều đại quân chủ phong kiến của Tàu.

Đó là nơi thờ cúng các hoàng đế của triều đại, hoàng tộc và các quan có công với triều đình.

Quần thần Hồ triều cho mang tất cả bài vị thành viên gia đình Hồ Chủ vào cho người dân bái lạy, bài vị các vua khác như Tổng Chủ Trong v.v... sẽ được đem về nơi đây nhang khói, thờ cúng như chư Phật. Vì vậy, Thái miếu này chiếm hàng trăm mẫu công điền, công thổ cũng là điều bình thường như việc chiếm đất xây lăng cho Hồ Chủ và bố mẹ trước đó.

Thái miếu Hồ triều ở đâu, thế nào, khánh thành, lạy lục ra sao... các báo đảng Hồ đã vẽ vời đủ cả, bài này không nói thêm. Nhưng điểm cực kỳ quan trọng cần nói thái miếu này là tử điểm của Hồ Triều. 

Theo Kủy KoK Tử Tiên Sinh, sau khi thái miếu nhà Hồ Chủ được khánh thành, Hồ triều bắt đầu tan rã và kết thúc một cách ê chề. Kuỷ Kok Tử Tiên Sinh không cho biết tại thời điểm kết thúc Hồ Triều và kết thúc như thế nào vì thiên cơ bất khả lậu. Tuy nhiên ai đã từng theo dõi Dân Làm Báo từ mấy năm trước hẳn thấy lời Tiên Sinh vô cùng ứng nghiệm qua bài viết về con rồng Thăng Long bắt đầu từ Sân bay Nội Bài (hỏa) chúi đầu xuống sông Hồng (thủy). 

Cầu Rồng với con rồng khạc lửa (hỏa) trên sông Hàn (thủy) Đà Nẵng đã kết thúc mạng Nguyễn Bá Thanh thế nào và đang đốt cháy các quan lại tỉnh này ra sao ai cũng biết.

Tham khảo:

Trần Trọng Kim. Một Cơn Gió Bụi, nhà xuất bản Vĩnh Sơn, Saigon, 1969, trang 70




21.05.2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo