Mẹ Nấm (Danlambao) - Ngày 12/05/2020, thông tin TNLT Huỳnh Đức Thanh Bình cùng 5 người trong Đội 32 bị đánh và bị biệt giam trong trại giam Xuân Lộc Đồng Nai được chị Nguyễn Thị Huệ đăng tải công khai trên Facebook cá nhân. Trong cuộc gặp gũi ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn vài phút với mẹ để đưa thông báo việc bị đánh và bị biệt giam, Bình đã bị công an dẫn đi.
Thứ Sáu, ngày 8/5/2020, Huỳnh Đức Thanh Bình gọi điện thoại về nhà thông tin về sức khỏe và việc được ra ngoài lao động tại phân trại K2, trại giam xuân Lộc. Đến sáng thứ Ba, ngày 12/05/ 2020, chị Nguyễn Thị Huệ lặn lội đi thăm con.
Sau khi thực hiện xong các thủ tục đo nhiệt độ, đăng ký thăm gặp, công an trại giam thông báo Bình bị kỷ luật nên người thân không được vào thăm.
Đây rõ ràng là cách thức gây khó dễ cho người thân của các tù nhân lương tâm vì nếu có kỷ luật không được thăm gặp thì phải có quyết định bằng văn bản được đưa ra. Khi chị Huệ yêu cầu làm rõ lý do kỷ luật thì với cuộc điện thoại, kéo dài khoảng 2 tiếng chờ đợi, chị Huệ đã giành được quyền thăm gặp con trai mình.
Nhìn thấy trên mặt Bình “chổ xương gò má dưới mắt có vết bầm tím đen”, chị Huệ được Bình thông báo rằng: “Con và 5 anh trong Đội 32 bị đánh và bị biệt giam do đấu tranh với cán bộ để được ra lao động suốt tuần.”
Ngay sau đó lập tức, Bình “đã bị ba công an xốc nách lôi vào”.
Một công an khác đến làm công tác tư tưởng cho chị Huệ và phủ nhận chuyện Bình bị đánh cùng thuyết phục gia đình khuyên Bình nhận tội!
Công an này là Cao Anh Hùng, người đang giữ chức Phó Giám thị Phân trại K2, trại giam Xuân Lộc Đồng Nai.
Nếu công an không đánh Bình và những người khác, tại sao cuộc gặp của gia đình lại bị cắt ngang như vậy?
Đối với các tù nhân bị kết án vì liên quan đến thái độ chính trị, công an thường rất hạn chế cho thông tin đến gia đình về đời sống thực bên trong trại giam. Trước mỗi cuộc thăm gặp hay gọi điện thoại về nhà, đa phần đều được nhắc nhở chỉ trao đổi hỏi thăm về sức khỏe và tình hình gia đình.
Tại sao cuộc gặp bị cắt ngang? Câu hỏi này Ban Giám thị Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) có trách nhiệm phải giải thích với gia đình và công luận.
Có hay không tình trạng ngược đãi tù nhân bên trong trại giam?
Nếu công an không đánh Bình và những người khác, tại sao cuộc gặp của gia đình lại bị cắt ngang như vậy?
Đối với các tù nhân bị kết án vì liên quan đến thái độ chính trị, công an thường rất hạn chế cho thông tin đến gia đình về đời sống thực bên trong trại giam. Trước mỗi cuộc thăm gặp hay gọi điện thoại về nhà, đa phần đều được nhắc nhở chỉ trao đổi hỏi thăm về sức khỏe và tình hình gia đình.
Tại sao cuộc gặp bị cắt ngang? Câu hỏi này Ban Giám thị Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) có trách nhiệm phải giải thích với gia đình và công luận.
Có hay không tình trạng ngược đãi tù nhân bên trong trại giam?
Gia đình tù nhân Huỳnh Đức Thanh Bình đã làm đơn gửi đến VKSND tỉnh Đồng Nai, Giám thị và Phó Giám thị Trại giam Xuân Lộc và mong mỏi cộng đồng cùng các tổ chức quan sát nhân quyền quốc tế cùng lên tiếng để tiếp tục giám sát và bảo vệ các TNLT khỏi đánh đập và bị phân biệt đối xử trong trại giam.
Huỳnh Đức Thanh Bình, sinh ngày 14/7/1996, là sinh viên Trường đại học Kinh tế tài chính. Bình bị bắt vào ngày 7/7/2018 cùng cha mình Huỳnh Đức Thịnh, và anh Michael Phương Minh Nguyễn, Facebooker Trần Long Phi, Facebooker Quốc Báo với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tại phiên tòa ngắn ngủi kéo dài 4 tiếng trong ngày 24/6/2019, Bình bị kết án 10 năm tù giam 3 năm quản chế. Ông Huỳnh Đức Thịnh bị kết án 1 năm tù giam vì tội “Không tố giác tội phạm”.
Lời nói sau cùng tại phiên tòa bất công, sinh viên 23 tuổi Huỳnh Đức Thanh Bình đã tuyên bố : “Tôi ý thức được công việc của tôi làm, hành vi của tôi mặc dù có vi phạm pháp luật Việt Nam, nhưng tôi muốn qua hành động này thể hiện tấm lòng yêu dân tộc, yêu đất nước.”
Trước đó, trong buổi gặp mặt luật sư trước phiên tòa, Huỳnh Đức Thanh Bình đã thể hiện lập trường với Luật sư Nguyễn Văn Miếng rằng: "Đối với tôi mức án cao thấp không quan trọng, cho nên luật sư đừng đưa ra các tình tiết giảm nhẹ." Các tình tiết giảm nhẹ được nhắc đến là giấy khen của Bộ Y tế trong thời gian chị Nguyễn Thị Huệ thực hiện một số chương trình thiện nguyện cộng đồng.
Làm sao những công an như Cao Anh Hùng hay tất cả các công an khác ở trên dãy đất hình chữ S có thể "cảm hóa", "giáo dục" được những người như Bình với mục đích thuyết phục họ nhận tội bằng đòn roi và bạo quyền?
Cả một hệ thống từ công an đến tòa án không khiến được Huỳnh Đức Thanh Bình khiếp sợ nên phải dùng bản án 10 năm để ngăn chặn khao khát tự do của em. “Nhận tội” để được giảm án trong thời gian chấp hành án, vừa là cách để Cộng sản thể hiện sự nhân đạo đối với các tù nhân chính trị, vừa là cách để công an trại giam lập thành tích với cấp trên. Chính vì điều này mà hôm nay, Huỳnh Đức Thanh Bình và 5 người khác bị ngược đãi trong trại giam.
13.05.2020