CTV Danlambao - Sau khi Bộ Côn an mở chiến dịch trấn áp dân làng Đồng Tâm hồi ngày 9/1/2020, có ba công an tử vong do sa chân xuống giếng trời gần nhà ông Lê Đình Kình được cấp tốc phong liệt sĩ. Việc truy tặng danh hiệu này khiến dư luận bức xúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vừa có ý kiến về việc công nhận liệt sĩ, trong thời bình.
Trong buổi lấy ý kiến về dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), việc công nhận liệt sĩ, bệnh binh thời kỳ đất nước hoà bình là nội dung được đem ra bàn thảo.
Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung: "Với quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân mà chết thì được xem xét công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chết đuối nước khi cứu người, cứu tài sản hoặc tham gia phòng, chống bão lũ, chết do tai nạn khi làm nhiệm vụ... dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận trong xã hội song việc được công nhận liệt sĩ làm dư luận xã hội không đồng tình."
Hồi tháng 1/2020, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vội vã thông qua quyết định công nhận liệt sĩ sau khi Bộ LĐ-TB-XH có đề nghị khiến dư luận đặt câu hỏi về việc nhà cầm quyền coi nhân dân là kẻ thù. Ba công an tử vong do thiếu kinh nghiệm trong quan sát thực địa, sa chân xuống giếng trời và chết trong hoàn cảnh không hề minh bạch.
Để ghi điểm sau khi dư luận phản đối việc truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho ba công an trên, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, đề nghị nghiên cứu kỹ và làm rõ "đạo lý của vấn đề". "Liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu thì rõ ràng nhưng thời bình này không quy định chặt chẽ thì việc ai cũng đề nghị, bất cứ sự mất mát nào cũng đề nghị liệt sĩ thì phải cân nhắc”. “Tôi thấy đặc biệt dũng cảm, thực hiện công việc cấp bách cứu tài sản của nhân dân, nhà nước thì trường hợp đó mới có tôn vinh, hình ảnh mới lan tỏa rộng rãi trong xã hội." - Bà Ngân nói.
Có thể thấy rằng phe Quốc hội do bà Ngân dẫn dắt đang tìm đủ cách để hạn chế quyền lực của phe Chính phủ nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của Nguyễn Xuân Phúc đối với công an và quân đội.
12.08.2020
danlambaovn.blogspot.com