Tài chánh bi thảm- Nội bộ đảng sát phạt - Dân “thờ ơ” - “4 không” vẫn mập mờ? (*) - Dân Làm Báo

Tài chánh bi thảm- Nội bộ đảng sát phạt - Dân “thờ ơ” - “4 không” vẫn mập mờ? (*)


Trần Nguyên Thao (Danlambao)
- Bầu không khí tố cáo, bắt bớ, tù đầy đang diễn ra trong thời tiền đai hội 13 của đảng csVN dự báo dẫn tới bối cảnh “đẫm máu” ở Ba Đình; đan xen với tình trạng kinh tế, tài chánh rất bi thảm, càng thúc bách “kẻ chạy ghế” bất chấp thủ đoạn phải dẹp cho được “đứa ngáng chân” trên đường tới đích. Cùng lúc Hội Đồng Anh Quốc công bố cuộc khảo sát quy mô, cho ra kết quả “rất thờ ơ”, theo đó 70% dân Việt mang giấc mơ khiêm tốn làm sao “tìm được việc làm thuê kiếm lấy bữa ăn hàng ngày là mối quan tâm hàng đầu của họ”! Đối với việc chống tham nhũng, được Ba Đình xem là chủ trương lớn, bản khảo sát nói “Chỉ 26% tỏ ra quan tâm đến công cuộc chống tham nhũng đang diễn ra, vốn là chủ đề nóng ở Việt Nam trong những năm gần đây do ông Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch Nước cầm đầu” [1]. Sợ phong trào “thờ ơ” với đảng từ Dân lây sang cán bộ, Ba Đình vội ra lệnh mọi cơ quan phải mua báo của đảng và buộc cán bộ, công nhân viên phải đọc.


Theo thông lệ, chỉ còn vài lần họp Trung Ương nữa là đến đại hội 13. Cho đến nay, nhân sự cấp cao, dù già nua, bệnh hoạn vẫn chen vai xếp hàng giữ ghế, theo vết mòn “kẻ quyền lực đưa ra nguyên tắc có lợi cho riêng mình”. Nếu sát phạt nhau ngồi lỳ không phải để vơ vét thêm thì sao tràn ngập trên các trang mạng danh sách khoảng 700 Ủy Viên (vô ý để rò rỉ ra) từ cao đến trung cấp thuộc đảng csVN có từ trên 2 tỷ đến ít nhất là 250 triệu Mỹ Kim [2] - khối tài sản to lớn này đa phần đã chuyển khỏi Việt Nam. Hiện tượng này được người cs che giấu rất kỹ, vì là “phần chìm của tảng băng” thuộc lực lượng chân trong chân ngoài “tháo chạy âm thầm”, gồm toàn cán bộ có máu mặt trong đảng. Đám này chi hàng núi tiền mua nhà cửa, mở cơ sở kinh doanh tại các nước phương Tây, xin quốc tịch cho cả gia đình để con cái học ở ngoài nước. Ngay cả cán bộ cấp Huyện hay Xã cũng có biệt phủ và công ty sân sau nhan nhản, dân các đia phương ai cũng thấy.
Nhìn vào 12 hiệp định (FTA) Việt Nam đang giao thương với các quốc gia từ Á sang Âu mà dân vẫn nghèo đói, thì biết rằng phúc lợi từ nguồn thương mại lớn lao này được cán bộ các ngành chia nhau bỏ vào túi riêng để chuyển ra ngoài. Hiện tượng này được chính người đầu đảng, ông Nguyễn phú Trọng lượng định là “giặc nội xâm”, khi công khai thú nhận "Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta" [3]. 

Dân Việt đa phần biết rõ, chủ trương chống tham nhũng của Hà Nội chỉ để mỵ dân. Một số tham quan bị bắt chỉ vì ăn bẩn lộ liễu quá hay chia chác “không đúng quy trình” hoặc thuộc “phe bên kia” thì phải “xộ khám” để buộc lòi tiền ra. Đây là cách bọn Mafia loại trừ nhau để duy trì “luật bất thành văn” của băng đảng.

Phần lớn tình trạng ngân sách thâm thủng và có hàng triệu dân oan khắp nước Việt Nam là do quan tham chi tiêu hoang phí, ăn chặn tiền đóng thuế trong ngân sách và trấn áp dân lành để cướp tài sản. 

Dự toán ngân sách năm 2020, tổng thu hơn 1,51 triệu tỷ đồng, chi hơn 1,74 triệu tỷ đồng. Bội chi ngân sách là 234.800 tỷ đồng [4]. Năm 2019 bội chi gần 203.000 tỷ đồng. 

Chắc chắn năm 2020 bội chi ngân sách sẽ lớn hơn dự toán, vì phải chi tiêu bất thường trợ cấp trong đại dịch, nhưng thu thuế lại ít hơn do 75% doanh nghiệp thất thu hay phá sản và số công nhân mất việc lên đến 56%; kiều hối sút giảm ít nhất 20%; trả lãi cho món nợ công lên đến 3,5 triệu tỷ đồng...


Dự báo trong các tháng cuối năm sẽ có thêm khoảng 5 triệu người nằm trong khối lao động phổ thông sẽ mất việc (5+31=36 triệu), đưa tỷ lệ thất nghiệp lên gần 66%. Từ trước tới nay, nhóm này luôn chịu thiệt thòi, Vì không thuộc diện chính thức (*) được trợ cấp. Nếu không lo ăn cho lực lượng lao động phi chính thức thì nhiễu loạn trong xã hội sẽ vượt tầm kiểm soát của mọi cơ quan an ninh.

Mối họa còn đè nặng trên nền tài chánh, tiền tệ Việt Nam ngay khi Hà-Nội mở đường cho Bắc Kinh đưa đồng Nhân Dân tệ (CNY) vào lưu hành 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam, tháng 12 năm 2018 [5]. Đây là hành động Hà-Nội tự ý làm mất tính độc lập kinh tế tài chánh; suy yếu đồng tiền Việt Nam, sẽ gây ra các biến động tiền tệ và tâm lý phản kháng. 

Thực tế, không có cơ chế nào hữu hiệu để ngăn chặn đồng CNY được sử dụng ở những nơi khác ngoài bảy tỉnh cho phép ban đầu, theo nguyên tắc bình thông nhau; mặc nhiên CNY trở thành một loại tiền tệ chính thức (legal tender) ở Việt Nam.

Việt Nam còn chịu cảnh Tầu in tiền giả, chuyển lậu qua biên giới vào Việt Nam bán với giá “tứ lục”, 40 ngàn tiền thật mua được 100 ngàn tiền giả [6]. Trong năm nay, nhiều nhóm mua tiền giả từ người Tầu, và in tiền giả từ Bắc vào Nam đã bị lộ. 

Trong hoàn cảnh thiếu tiền, dù biết chắc lạm phát sẽ tăng, Ha-Nội cũng vẫn phải in thêm tiền để chi tiêu trong nước. Việc in thêm tiền, như thực tế cho thấy, có thể đẩy GDP danh nghĩa tăng cao, nhưng tổng sản lượng kinh tế không thay đổi, đó là mánh khóe của Ba Đình nhằm mỵ dân.

Năm ngoái Hà-Nội mua thêm 22 tỷ Mỹ Kim dự trữ. Đến năm 2020 đại dịch Covid ảnh hưởng khắp mọi nơi, làm cho mọi lãnh vực cần đến đồng Mỹ Kim như : nhập cảng, du học, du lịch... khưng lại, khiến quỹ dự trữ ngoại hối hiện nay của Việt Nam đã lên 92 tỷ Mỹ Kim, quá mức an toàn nhập khẩu cho 3 tháng. 

Đáng tiếc, với bằng chứng rành rành Hà-Nội khoe khoang quỹ dự trữ ngoại hối chưa bao giờ cao như vậy, thì đúng là cách tự nhận rằng có “thao túng tiền tệ”. Hiện các cơ quan tài chánh Việt Nam đang bàn bạc để chống lại “cáo buộc” của Hoa Kỳ. Nhưng lập luận về phía Ha-Nội có vẻ nghe “chẳng mấy nghe lọt tai”.

Hoa Kỳ viện dẫn 2 lý do (i) năm 2019, Hà-nội định giá đồng bạc Việt Nam thấp hơn 4,7%; (ii) giữ ngoại tệ quá mức an toàn nhập cảng là nguyên nhân Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, hôm 25 tháng 8 xác định rằng, Việt Nam sẽ bị Hoa Kỳ bắt đầu áp thuế lên mặt hàng vỏ lốp xe xuất khẩu. Biện pháp này được Mỹ áp dụng nhằm đối phó với các quốc gia bị cáo buộc thao túng tiền tệ [7]. 


Trong lúc đang gặp nhiều bất lợi đẩy nền kinh tế vào tinh huống bi thảm, thì qua chuyến ngoại giao “đi đêm tháng 07 vừa rồi” Bắc Kinh gây sức ép buộc Hà-Nội phải đền bù khoảng 1 tỉ Mỹ Kim cho các tập đoàn dầu khí quốc tế để hủy thăm dò ở Biển Đông. Về phía Bắc Kinh, đã ra lệnh cho ngân hàng AIIB, thông qua khoản tín dụng 100 triệu Mỹ Kim cho ngân hàng thương mại Việt Nam VPBank. Giới quan sát đánh giá tín dụng lần này của AIIB như chút quà từ đàn anh phương Bắc gởi “an ủi” phương Nam phải “bỏ của” cứu lấy đảng. 

Với hy vọng Bắc Kinh “ngại nặng tay” khi Hà-Nội đẩy mạnh hợp tác với tập đoàn ExxonMobil của Mỹ phát triển mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi bờ biển miền Trung, có trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Khí từ mỏ này sẽ được sử dụng để chạy 3 nhà máy điện khí sẽ xây dựng tại khu kinh tế Dung Quất gần đó. 

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, sức cung đang tăng của Mỹ cùng với nhu cầu ngày lớn của Việt Nam về khí đốt hóa lỏng mở ra một triển vọng mới cho hợp tác Việt-Mỹ, và nhất là sẽ cho phép Việt Nam giảm bớt thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ [8], một thực tại từng bị TT Trump gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng” thương mại. Và đe dọa áp đặt thuế quan đối với hàng nhập từ Việt Nam.

Trước các mốc biến cố lớn lần lượt diễn ra từ cuối năm nay: đầu tiên là cuộc tổng tuyển cử 03/11 tại Mỹ, sang năm 2021 là đại hội đảng csVN lần thứ 13, đến tháng 7 Bắc Kinh kỷ niệm 100 năm ngày đảng cs chính thức ra đời. 

Biến cố bầu cử ở Mỹ mang ý nghĩa hình thành một trật tự thế giới mới rất bận rộn với nghị trình kinh tế, mà đảng cs Tầu chắc chắn bị cô lập. Thực tế này thúc bách Hà-Nội phải chuẩn bị cho nội dung đại hội 13 cân bằng giữa sự tiếm đoạt vai trò bảo vệ dân, và đường lối ngoại giao bảo vệ đảng. Đảng csVN sẽ tiếp tục dựa vào lừa dối, trấn áp, nhà tù và cây súng để áp dặt tính chính danh lên Dân chúng. 

Trong tình thế Hà-Nội lệ thuộc vào Bắc Kinh quá nhiều về kinh tế và ý thức hệ, như “con tin” nằm trong tay phương Bắc, thì nhóm cầm đầu Ba Đình phải ra sức “đi dây” xoay xở tìm thế an toàn chính trị cho đảng csVN. 

Tuy rằng mới đây, do Bắc Kinh ngày càng hiếu chiến ở Biển Đông khiến Hà-nội xích lại gần hơn với Ấn Độ trên nhiều hồ sơ, nhưng biến chuyển này cũng chỉ mang ý nghĩa “bắn tiếng làm eo” với Bắc Kinh, chưa phải là chỉ dấu đáng tin Hà-Nội có ý định từ bỏ chính sách “4 không”, ít nhất là trong tương lại gần. 

Chú thích:










(*) Công nhân viên chức, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước được coi là chính thức.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo