Phải gọi đúng bản chất là ăn cướp chứ không phải “chấm mút”! - Dân Làm Báo

Phải gọi đúng bản chất là ăn cướp chứ không phải “chấm mút”!

Ngàn Hương (Danlambao)
- Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị cho các địa phương không được gây khó khăn cho các đoàn cứu trợ. Vì mạng xã hội đã lột trần những thủ đoạn bẩn thỉu của những con ve chó, luôn tìm mọi cách để ăn chặn tiền cứu trợ. Nếu không ăn chặn được thì chúng gây khó khăn. Chúng ngáng đường không cho xe đoàn cứu trợ đi vào. Bà con miền Tây muốn gửi bánh tét bằng đường hàng không thì chúng đòi hỏi gấy của Mặt trận. Đến Mặt trận xin giấy thì họ nói cá nhân họ không chứng. Vậy là bánh tét bị thiu mà đồng báo vùng lũ lụt thì đang đói khát...

*

Trên trang VOV.VN ra ngày 27/8/2019 có đăng bài của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng với tựa đề: “Nhiều người chưa làm đã nghĩ đến 'chấm mút'".

Theo đó: "Cứ nghĩ trong cuộc sống mà xem, có những người có thiếu thốn gì đâu, nhưng tham thế, chưa làm cái gì đã nghĩ đến chấm mút"(1)

Liên hệ với việc cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung hiện nay, sẽ thấy tình trạng ăn chặn xảy ra khắp nơi mọi chốn. Đây không phải là “chấm mút”, mà là móc họng dân ra để lấy cho bằng được những món tiền, hàng cứu trợ của người dân trong cơn nguy khốn.

Báo Người Lao động hôm 25/10/2020 có bài: “Đoàn cứu trợ ra khỏi nhà dân, thôn đến thu lại tiền hỗ trợ”.

Báo Thanh Niên ngày 23/10/2020 đưa tin: “Cán bộ lấy lương khô cứu trợ đem chia làm quà vì ăn ngon.”

Tờ Thanh Niên online ngày 23/10/2020 đưa tin: “Khẩn cấp Bắt tạm giam hàng loạt cán bộ, chủ tịch xã ‘ăn chặn’ tiền hỗ trợ bão lũ cho bà con”:

Ngày 1-10/2020, một nguồn tin xác nhận, Công an huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Triệu Công Tấn, thủ quỹ UBND xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn về tội tham ô tài sản.

Ngày 24/9/2020, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố và bắt tạm giam đối với Phạm Văn Tem, Chủ tích xã Ba Xơ và Phạm Thị Giang, kế toán xã, về hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ hộ nghèo của địa phương.

Ngày 11/12/2019, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố và bắt tạm giam Lê Khả Nguyên, Chủ tịch UB xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) về hành bi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi và nhận hối lộ v.v...

Việc ăn chặn tiền cứu trợ không phải bây giờ mới có, mà nó đã trở thành… “truyền thống”.

Báo Người Lao động ra ngày 25/01/2010, có bài: “Đem tiền cứu trợ đi gửi ngân hàng”.

Theo đó: “Hàng chục tỉ đồng tiền quỹ ủng hộ thiên tai, bão lụt tại Ủy ban MTTQ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã không đến tay người nghèo vì lãnh đạo đơn vị này đem gửi ngân hàng lấy lãi để chi dùng bừa bãi”.

Chỉ đến khi Kiểm toán nhà nước vào cuộc thì mới lòi ra một bầy chuột, từ Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Trần Văn Thức, đến các cấp dưới như Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Mãi bị kỷ luật.

Trên đây là những phần nổi của tảng băng đã bị báo chí phanh phui, vạch mặt. Còn phần chìm của tảng băng chưa bị lộ diện thì khủng khiếp biết chừng nào.

Khi những người dân hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp công sức và tiền của của mình, là mồ hôi nước mắt của người lao động nghèo, nhằm cứu trợ, giúp đỡ các nạn nhân trong cơn hoạn nạn. Thì lại có những “con ve chó” chỉ biết chờ chực và hút máu đồng bào khốn khổ. Sau khi chặn đường tiền hàng cứu trợ, họ phân phát nhỏ giọt cho các nạn nhân, để gọi là ơn của họ. Còn phần lớn tiền hàng chia nhau và chia các cho bà con dòng họ là chính.

Vì vậy việc gần đây, có những cá nhân có tấm lòng nhân ái, khi họ đứng ra kêu gọi quyên tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, thì được người dân hưởng ứng rất đông.

Cho đến ngày 24/10/2020, sau 2 tuần kêu gọi, Thủy Tiên đã nhận được số tiền 150 tỷ đồng.

Thủy Tiên đã công khai bản sao kê của ngân hàng và tin nhắn các khoản chi để chứng minh sự minh bạch. Thủy Tiên cũng khẳng định mọi chi phí đi lại, sinh hoạt cá nhân cô đều tự bỏ tiền túi, không dùng đến quỹ từ thiện trên vì cô quan niệm "tiền quỹ nghiệp nặng nên nói rõ ràng, Tiên không muốn một số bạn lấy cớ nói ra nói vào không hay"…

"Trong đoàn, Tiên phải lo ăn uống cho tài xế các xe tải và tình nguyện viên. Họ chủ yếu ăn bánh mì chay. Các bạn làm không lấy công, chỉ lấy tiền xăng dầu thôi. Vì vậy Tiên có mời các bạn đi ăn nhà hàng cảm ơn. Riêng tiền mời này Tiên tự chi, không lấy tiền quỹ"

Thế nhưng vẫn có người lo Thủy Tiên có động cơ xấu.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó CT UBTƯ MTTQVN cho rằng “các cá nhân làm từ thiện như ca sĩ Thủy Tiên nên giao số tiền đã vận động được cho các tổ chức như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ… để dư luận khỏi hoài nghi”.

Đúng là “suy bụng ta ra bụng người”.

Với tình trạng ăn cắp có tổ chức và có truyền thống từ xưa đến nay như vậy, không biết số tiền mà ông Phúc hứa cáp cho mỗi tỉnh 100 tỷ, thực sự sẽ đến được tận tay người dân là bao nhiêu. Nói là Thủ tướng cấp, nhưng thực chất đây là tiền thuế, là mồ hôi xương máu của dân, chứ không phải của riêng Thủ tướng.

Dư luận cho rằng Mặt trận nếu có uy tín và có thực tâm muốn giúp đỡ đồng bào miền Trung, thì hãy tự mình đứng ra kêu gọi người dân ủng hộ, đừng “dây máu ăn phần”, đừng bám váy Thủy Tiên để lấy tiếng thơm rồi kể công với nhân dân.

Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn ca sĩ Thuỷ Tiên lại có thể quyên góp được số tiền lớn như thế?

Thứ nhất là lòng tin. Dân tin tưởng vào cách làm của Thuỷ Tiên, số tiền đóng góp sẽ đến được tay người dân. Nếu Thuỷ Tiên nhờ vào tổ chức nhà nước cùng làm, chắc chắn mọi người sẽ ngưng ủng hộ. Người ta sẵn sàng chuyển cho Thuỷ Tiên hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mà không lo ngại, không băn khoăn. Vì người ta tin cô ấy. Niềm tin là sức mạnh.

Lẽ ra nhà nước phải biết đặt câu hỏi: Vì sao người dân không tin nhà nước mà tin Thủy Tiên? Để từ đó sửa chữa sai lầm mà lấy lại lòng tin trong dân. Nhưng không. Họ cố tình bao che cho hành động ăn cắp. Khi cán bộ tỉnh Quảng Trị chia nhau 22 tấn lương khô của quân đội hỗ trợ đồng báo lũ lụt, thì ông Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lại nói rằng, đó không phải là tham nhũng. Như vậy là “nối dáo cho giặc”.

Thứ hai: Thái độ của Thuỷ Tiên rất thân thiện, nhẹ nhàng. Cô xoa dầu cho những cụ già bị lạnh, thì thầm vào tai nói nhỏ điều gì đó như là thân quen từ lâu.

Ông cha ta dạy: “Của cho không bằng cách cho”.

Đoàn cứu trợ của nhà nước thì đến với dân với sự kênh kiệu của kẻ ban ơn. Nếu Thủy Tiên đi vào cứu trợ lúc người dân gặp khó khăn nguy cấp nhất, thì cán bộ chỉ chờ lúc nước rút và đã an toàn, thì đến để quay phim chụp hình và lên báo là chính.

Thứ ba là minh bạch: Thuỷ Tiên đi đến đâu, làm đến đâu thông tin kịp thời đến đấy, bằng người thực việc thực cũng là yếu tố làm nên niềm tin cho mọi người góp sức.

Còn đoàn nhà nước thì với truyền thống “ăn không từ cái gì của dân”, thì không bao giờ công khai minh bạch số tiền hàng nhận về được phân phối như thế nào. Trong danh sách những người được nhận, chủ yếu là bà con dòng họ nhà họ mà thôi.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị cho các địa phương không được gây khó khăn cho các đoàn cứu trợ. Vì mạng xã hội đã lột trần những thủ đoạn bẩn thỉu của những con ve chó, luôn tìm mọi cách để ăn chặn tiền cứu trợ. Nếu không ăn chặn được thì chúng gây khó khăn. Chúng ngáng đường không cho xe đoàn cứu trợ đi vào. Bà con miền Tây muốn gửi bánh tét bằng đường hàng không thì chúng đòi hỏi gấy của Mặt trận. Đến Mặt trận xin giấy thì họ nói cá nhân họ không chứng. Vậy là bánh tét bị thiu mà đồng báo vùng lũ lụt thì đang đói khát.

Tóm lại là những lúc người dân gặp hoạn nạn do thiên tai lũ lụt gây ra, thì có rất nhiều tấm lòng nhân ái bất chấp khó khăn nguy hiểm tìm cách giúp đỡ đồng bào mình trong cơn hoạn nạn.

Thì cũng không thiếu những kẻ lợi dụng lúc đồng bào mình gặp hoạn nạn khó khăn, đã trổ hết ngón nghề tích lũy trong nhiều năm đã học được, để tìm cách ăn chặn, ăn cướp trên nỗi đau đồng loại bằng nhiều thủ đoạn.

Đó là những con ve chó hút máu dân, chứ không phải là “chấm mút” đâu. Thưa ngài Tổng-Tịch.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo