Ai là người chấp bút cho các bài phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc? - Dân Làm Báo

Ai là người chấp bút cho các bài phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc?

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Đó là nhà văn Nguyễn Minh Sơn, người cùng huyện Quế Sơn với ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây. Nguyễn Minh Sơn trước đây là phóng viên thường trú của báo Người Lao Động tại thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung- Tây Nguyên. Sau đó thì Nguyễn Minh Sơn viết văn và xuất bản nhiều cuốn sách viết về cuộc sống vùng quê của tỉnh Quảng Nam. Khi viết văn, thì nhà báo Nguyễn Minh Sơn lấy bút danh Hoa Ngõ Hạnh.

Khi Nguyễn Xuân Phúc hất cẳng thành công Nguyễn Bá Thanh và sau đó phản bội nhóm của Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Xuân Phúc dắt theo Nguyễn Minh Sơn ra Hà Nội. Từ đây Nguyễn Minh Sơn rút lui các hoạt động ồn ào khác mà tham gia vào nhóm cố vần bí mật của Nguyễn Xuân Phúc. Nguyễn Minh Sơn là người duyệt cuối cùng các bài phát biểu viết sẵn cho Nguyễn Xuân Phúc khi ông Phúc xuất hiện trước đám đông chỉ cầm tờ giấy và đọc mà thôi.

Các chuyên gia cố vấn khác như ngân hàng tiền tệ, y tế, giáo dục, ngoại giao, quân sự, pháp lý, khoa học kỹ thuật... viết báo cáo xong thì đưa qua Nguyễn Minh Sơn phê duyệt. Sau đó nhóm cố vấn cùng Nguyễn Minh Sơn biên tập trở lại cho Nguyễn Xuân Phúc. Từ các bài phát biểu ở tỉnh thành cho đến các bài nói chuyện ngoại giao, phát biểu trước Đại Hội Đồng của Liên Hiệp Quốc thì Nguyễn Minh Sơn có trách nhiệm duyệt lại lần cuối trước khi đưa cho Nguyễn Xuân Phúc đọc. Đi các tỉnh thì chỗ nào Nguyễn Xuân Phúc cũng cho: "Tỉnh ta là đầu tàu về..." và có khi không biết các chữ viết tắt là gì ông Phúc đọc luôn là "cờ nờ mờ lờ" ngay trên các diễn đàn quốc tế.

Nguyễn Minh Sơn thuộc thế hệ 7X sinh ra và lớn lên ở thôn Trung Hạ xã Quế Trung, Huyện Nông Sơn. Trước đây xã Quế Trung là xã Miền Núi của Huyện Quế Sơn tức cùng huyện nhà của ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng sau đó thì tách Huyện thành Huyện Nông Sơn và Huyện Quế Sơn. Ngày nay, xã Quế Trung thành lỵ của Huyện Nông Sơn. Đây là xã thuộc miền Tây tỉnh Quảng Nam, thượng nguồn sông Thu Bồn. Đây là quê hương của nhà thơ Tường Linh, nhà thơ Tạ Ký nổi tiếng. Đặc biệt thi sĩ Bùi Giáng cũng có một thời sinh sống tại nơi này.

Trong thời gian làm trong ban cố vấn của Nguyễn Xuân Phúc thì Nguyễn Minh Sơn có công với quê hương là đề án xây dựng cầu Giao Thuỷ nối liền 2 huyện Duy Xuyên và Đại Lộc. Ngày khánh thành chiếc cầu lịch sử này thì chính Nguyễn Xuân Phúc đến đây đọc diễn văn và cắt băng khánh thành. Đây là chiếc cầu có trước 1975 do chính quyền Việt Nam Cộng Hoà xây để đưa Khu Kỹ Nghệ An Hoà phát triển. Ngày đó thì chính cha của Nguyễn Bảo Hoàng (con rễ của Nguyễn Tấn Dũng) làm giám đốc khu kỹ nghệ An Hoà này. Chiếc cầu cũ đã bị lũ lụt cuốn trôi từ thập niên 80 thế kỷ trước. Dưới thời Nguyễn Xuân Phúc chiếc cầu này mới xây dựng lại và khánh thành năm 2017. Tiếng là chiếc cầu nối 2 Huyện Duy Xuyên và Đại Lộc nhưng người dân thụ hưởng nhiều nhất là dân của Huyện Nông Sơn. Nguyễn Minh Sơn đã thuyết phục Nguyễn Xuân Phúc xây chiếc cầu này cho quê hương của anh ta. Chiếc cầu này rất gần Thánh Địa Mỹ Sơn rất nổi tiếng vì đã được Unesco công nhận là di sản Văn Hoá của nhân loại. Thánh Địa Mỹ Sơn nằm trên trục đường từ Huyện Nông Sơn ra thành phố Đà Nẵng.

Nguyễn Minh Sơn được Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng cho nên rất cẩn trọng trong các mối quan hệ của mình. Các đồng nghiệp thậm chí sếp của Nguyễn Minh Sơn trước đây ở Báo Người Lao Động cũng không ai biết vai trò hiện nay của Nguyễn Minh Sơn trong quyền lực nội các chính phủ Việt Nam. Ngay cả nhà văn Bùi Bình Thiết vừa là sếp của Minh Sơn, vừa là bạn văn, là thế hệ nhà văn đàn anh của Minh Sơn cũng không hề biết Minh Sơn ra Hà Nội hoạt động "bí mật" trong nhóm cố vấn của Nguyễn Xuân Phúc. Bùi Bình Thiết người Hà Nội là em ruột của nhà văn Bùi Bình Thi dòng dõi quan chức cao cấp danh tiếng tại Hà Nội cũng không được trọng dụng như Nguyễn Minh Sơn. Nguyễn Xuân Phúc chỉ tin vào đồng hương của mình mà thôi.

Huỳnh Bá Hải


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo