Phong trào Thơ Mới và vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm - Dân Làm Báo

Phong trào Thơ Mới và vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm

Trúc Giang MN (Danlambao)
- Trước hết, Trúc Giang MN xin có lời cám ơn hai thân hữu trong “Gia Đình Quân Y Hải Quân” Việt Nam Cộng Hòa, là Bác sĩ Nguyễn Tích Lai và Dược sĩ Nguyễn Tất Tiên, đã gợi ý và cung cấp tài liệu dưới hình thức forward để viết bài nầy.

1. Mở bài

Trong phong trào thơ mới của Việt Nam, văn nghệ sĩ được tự do sáng tác, tự do diễn đạt tâm tư, cảm hứng và ý nghĩ của mình dưới hình thức thơ mới. Đoạn tuyệt với quy luật của thể thơ từ thời nhà Đường xa xưa bên Trung Hoa.

Các nhà thơ nổi danh trong phong trào thơ mới đã để lại cho nền văn học Việt Nam những kiệt tác được ghi nhớ và lưu truyền.

Đồng thời với tự do về hình thức của thể thơ, văn nghệ sĩ còn được tự do diễn đạt tư tưởng, quan điểm và lập trường của minh đối với con người, xã hội, chính trị, văn hóa, tư tưởng mặc dù đang sống dưới sự cai trị của thực dân Pháp.

Trái lại, và mỉa mai hơn nữa, là dưới chế độ "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc", văn nghệ sĩ bị khóa miệng, bắt đầu là việc đàn áp phong trào đòi tự do cho văn nghệ sĩ. Đó là phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm.

Người trực tiếp đàn áp Nhân Văn –Giai Phẩm (NV-GP) là văn nô Tố Hữu. Tố Hữu được dịch nghĩa là: Tố là đấu tố. Hữu là bạn bè. Tố Hữu là một nhà thơ nhưng thẳng tay đàn áp đồng nghiệp làm thơ của mình.

Tố Hữu được Trúc Giang xếp vào hạng "Đệ nhất thiên hạ nâng bi và bợ đít" hiếm có ở Việt Nam.

2. Vài nét tổng quát về Thơ Mới

Thơ cũ là những bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ (Thất ngôn bát cú), cũng còn có những thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt. Luật thơ nầy phải theo quy tắc về vần bằng, trắc, và phép đối theo Đường luật. Thể thơ nầy rất lỗi thời, phát xuất từ thời Nhà Đường bên Trung Hoa (Năm 618 đến 907)

Những năm đầu thập niên 1930, nền văn học Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, đó là phong trào Thơ Mới. Thơ Mới xóa bỏ những khuôn phép của thể thơ cũ, như thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt. Thơ mới không ấn định số câu, số chữ. 

Không còn những rào cản về luật bằng trắc, về phép đối của thơ cũ, các nhà thơ mới được tự do diễn đạt cảm xúc và tình cảm của mình một cách phóng khoáng, lưu lại cho đời những kiệt tác trong văn học.

Trên thi đàn Việt Nam xuất hiện những bài thơ bất hủ của các nhà thơ mới như: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa, Tô Kiều Ngân…

Riêng cặp thi sĩ nổi danh là Xuân Diệu và Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái đã có những tác phẩm nổi tiếng. Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình”

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Phong trào Thơ Mới

Thơ Mới

Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu...

Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ...

Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang...

Lưu Trọng Lư: Tiếng thu,...

Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín...


Chế Lan Viên: Thu...

Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô...

Vũ Đình Liên: Ông đồ...

Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương...

Tế Hanh: Quê hương...

Nguyễn Bính: Mưa xuân...

Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian...


Vũ Hoàng Chương: Say đi em...

T.T.Kh. (Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình): Hai sắc hoa Tigôn...

3. Nhà thơ Thế Lữ với bài thơ Nhớ rừng

3.1 Nhà thơ Thế Lữ

Thế Lữ và Song Kim những năm 1960.

Thế Lữ sinh ngày 10-6-1907 tại ấp Thái Hòa, Hà Nội, tên khai sanh là Nguyễn Đình Lễ. Có tài liệu ghi là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu. Ông cũng là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Thế Lữ nổi danh trên văn đàn với những bài thơ mới, đặc biệt nhất là bài thơ Nhớ Rừng. Ông là biên tập của hai tờ báo, Phong Hóa và Ngày Nay. Năm 1937, chuyển sang sáng tác kịch nói, đạo diễn sân khấu. Từ năm 1934 đến 1943 cho ra mắt 12 cuốn sách, đáng chú ý nhất là cuốn tiểu thuyết đầu tay, Vàng Và Máu.

Sau năm 1945, Thế Lữ tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong hàng ngũ Việt Minh, chỉ có chủ nghĩa Cộng Sản và triết học Mác-Lênin ngự trị, nên ông phải tách ra khỏi Tự Lực Văn Đoàn và phủ nhận những tác phẩm của ông trong nhóm nầy. Vì gia đình ông theo đạo Công giáo nên không được kết nạp vào đảng CSVN. Bất mãn vì bị kỳ thị, mặc dù đóng góp như nhau.

Về gia đình. Thế Lữ lập gia đình năm ông 17 tuổi. Người vợ đầu tên Nguyễn Thị Khương. Hai người có 4 người con. Vợ thứ hai là Phạm Thị Nghĩa, nghệ danh là Song Kim.

Năm 1954, người vợ cả, cùng 3 người con theo dòng người di cư vào Nam, Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1979, Thế Lữ vào Thành phố HCM sống với người vợ cả và các con.

3.2 Bài thơ Nhớ rừng

Nhớ rừng

Tác giả: Thế Lữ

Tặng Nguyễn Tường Tam 
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú) 

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, 
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. 
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, 
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm 
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm 
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. 
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, 
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. 

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, 
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa. 
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, 
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, 
Với khi thét khúc trường ca dữ dội 
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, 
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, 
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. 
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc 
Là khiến cho mọi vật đều im hơi. 
Ta biết ta chúa tể của muôn loài 
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. 

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, 
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? 
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn 
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? 
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội 
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? 
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? 

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu 
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi, 
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối: 
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; 
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng 
Len dưới nách những mô gò thấp kém; 
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu 
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u. 

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! 
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị, 
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa 
Nơi ta không còn được thấy bao giờ! 
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán 
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn 
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi 
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 

1936 Thế Lữ 

3.3 Phân tích bài thơ Nhớ rừng

Mở đầu bài thơ là cảnh chúa tể sơn lâm uất hận vì bị sa cơ thất thế, bị giam cầm trong cũi sắt ở vườn bách thú. Bị xem như một thứ đồ chơi lạ mắt để mọi người đến xem. Hận hơn nữa là bị nhốt ngang hàng với các loài hạ cấp như lũ khỉ, bọn gấu và cặp báo dở hơi, vô tư lự, không cảm thấy nhục.

Trong cảnh tù hãm, bị nhốt trong cũi sắt, con hổ nhớ lại một quá khứ tự do, hống hách, huy hoàng của một thời làm chúa sơn lâm.

Thế Lữ đã dùng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật uy danh và quyền lực của con hổ.

Những "cụm từ" như: tung hoành, hống hách, dõng dạc, đường hoàng, tấm thân như sóng cuộn, mắt thần khi đã quắc, khiến mọi vật đều im hơi.

Quyền lực không phải nhỏ, mà nó bao quát cả một vùng rừng núi bao la: "bóng cả, cây già", "gào ngàn thét núi".

Để chỉ quyền sở hữu duy nhất của chúa sơn lâm, những chữ "Ta" được dùng làm điệp từ, nhắc đi nhắc lại để khẳng chỉ có "Ta" là chúa sơn lâm. Ngoài ta ra thì không có ai khác nữa.

Quyền lực của con hổ bao trùm cả không gian và thời gian. Lúc nào cũng thuộc về ta. 

Về thời gian, "những đêm vàng bên bờ suối", "những ngày" mưa chuyển, những "bình minh", "giang sơn"…

Về không gian: "bên bờ suối", "bốn phương ngàn"…

Nhớ lại một thời vàng son trong quá khứ, con cọp thở dài ngao ngán. "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?".

Bài Nhớ Rừng là một trong những bài thơ hay nhất của Thế Lữ.

4. Nhà thơ Lưu Trọng Lư với bài thơ Tiếng Thu

4.1 Vài nét về nhà thơ Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch, sinh ngày 19-6-1912 tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Học hết năm thứ ba trường Quốc Học- Huế rồi ra Hà Nội làm việc.

Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ Phong trào Thơ Mới.

Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất ở Hà Nội.

4.2 Bài thơ Tiếng Thu và sự tích ai là “chinh phu” ai là “cô phụ”

 
Tiếng Thu
Tặng bạn Văn

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

Rừng chiều, lá vàng rơi khắp lối, âm thanh xào xạc của lá khô trong khung cảnh tĩnh mịch khiến cho con nai ngẩng đầu lên nhìn khắp lối tìm xem những gì xảy ra, và ít nhất là tìm những kẻ thù đe dọa và gây nguy hiểm cho bản thân.

Ai là “chinh phu”, ai là “cô phụ”.? 

Theo lời tường thuật của ông Lưu Trọng Văn, thì thuở nhỏ, cha của ông thường viết thơ hộ cho những phụ nữ nhà quê, không biết chữ, có chồng đăng lính vào quân đội viễn chinh Pháp, tham chiến trong đệ nhất thế chiến ở Âu Châu năm 1914-1918. 

Những người chồng viết thơ về thăm gia đình, nhưng những bà vợ không biết chữ nên nhờ cậu bé Lưu Trọng Lư viết thơ hộ gởi cho chồng.

Như thế, "chinh phu" là những người Việt Nam làm lính đánh giặc ở Âu Châu. "cô phụ" là những người vợ của họ ở Việt Nam.

Ông Lưu Trọng Văn còn cho biết, năm 1966, máy bay Mỹ đánh bôm Hà Nội, mọi người "sơ tán" ra vùng ngoại ô, ông chủ nhà cho ông xem một bài thơ được gói trong lá chuối khô, ký tên Lưu Trọng Lư. Đó lần đầu tiên ông biết bài thơ Tiếng Thu của cha ông.

Chủ nhà cho biết, nên giữ bí mật về bài Tiếng Thu vì nó bị cho là nhạc vàng, ủy mị, văn hóa đồi truỵ…

5. Ba cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam

Hồ Chí Minh là tên Cộng sản quốc tế, nhận tiền của Liên Xô nhuộm đỏ ba nước Đông Dương.

Phạm Văn Đồng tuyên bố: "Việt Nam là lá cờ đầu, là đội quân tiên phong, tiến hành cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa trên toàn thế giới. Việt Nam tiến lên Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) bằng ba cuộc mạng đồng thời với nhau: Cách mạng quan hệ sản xuất. Cách mạng văn hóa tư tưởng. Cách mạng Khoa học Kỹ thuật.

5.1 Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở Việt Nam

Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng văn hóa tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin phải bao trùm lên tất cả mọi sinh hoạt xã hội. Những tác phẩm của văn nghệ sĩ phải mang tính giai cấp đấu tranh, tính đảng.

Văn nghệ sĩ không được tự do sáng tác vì thế phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm ra đời từ năm 1955 và kết thúc vào tháng 6 năm 1958, do bị đàn áp. 

1). Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm

Cụ Phan Khôi và Nhân Văn-Giai Phẩm

Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng văn hóa tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin phải bao trùm lên tất cả mọi sinh hoạt xã hội. Những tác phẩm của văn nghệ sĩ phải mang tính giai cấp đấu tranh, tính đảng.

Văn nghệ sĩ không được tự do sáng tác vì thế phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm ra đời từ năm 1955 và kết thúc vào tháng 6 năm 1958, do bị đàn áp. 

"Nhân Văn" là tên bán nguyệt san văn hóa, xã hội, do nhà thơ Phan Khôi làm làm chủ nhiệm, Trần Duy làm thơ ký tòa soạn 

"Giai Phẩm" là tên tạp chí, đó là hai cơ quan truyền thông của các nhà văn, nhà thơ đòi tự do. Báo Nhân Văn do nhà thơ Phan Khôi làm Chủ nhiệm, Trần Duy làm Thơ ký tòa soạn. Trụ sở đặt tại số 27 Phố Hàng Khay, Hà Nội. 

Tạp chí Giai Phẩm do Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương. Cùng với báo Nhân Văn tạo ra phong trào đòi tự do cho văn nghệ sĩ, theo hiến pháp năm 1946 đã quy định. 

Tổng cộng, báo Nhân Văn ra được 5 số báo, Giai Phẩm được 4 số trước khi bị đóng cửa.

a). Những nhân vật của phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm

Những nhân vật đòi tự do: Hữu Loan, Đào Duy Anh, Phan Khôi, Nguyễn Văn Tý, Trần Dần, Hoàng Yến, Huy Phương, Lê Đạt, LS Nguyễn Mạnh Tường, Lê Đại Thanh, Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân, Phùng Quán, Quang Dũng, Trương Tửu, Văn Cao, Từ Phát…Còn rất nhiều người có bài đăng trên 2 tờ báo nầy.

b). Những văn nghệ sĩ quốc doanh tham gia đánh phá phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.

Những văn nghệ sĩ quốc doanh tham gia đánh phá NV-GP như: Chế Lan Viên, Chính Hữu, Đặng Thái Mai, Hằng Phương, Hoàng Trung Thông, Hồ Đắc Di, Huy Cận, Xuân Diệu, Ngụy Như Kontum, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Bổng, Tô Hoài…

2). Tố Hữu là hung thần của Nhân Văn – Giai Phẩm

a). Vài nét về Tố Hữu

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1938. 


Chức vụ Phó Thủ tướng từ ngày 7-2-1980 đến 21-6-1986, phụ trách kinh tế. Do sai lầm tạo ra hậu quả nghiêm trọng nên bị cách chức, và bãi nhiệm tất cả các chức quản lý. Chỉ còn lại chức danh đại biểu quốc hội. Sai lầm trong 3 vụ đổi tiền (22-9-1975, 2-5-1978, 14-9-1985) đưa mức lạm phát lên tới 700%. Sai lầm trong việc hợp tác hóa nông nghiệp. Tất cả những sai lầm khiến cho người dân phải ăn độn bo bo, khoai lang…

b). Tố Hữu thẳng tay “trừng trị” các văn nghệ sĩ Nhân Văn-Giai Phẩm

Tố Hữu khi đó là Ủy viên Trung ương Đảng, phụ trách về văn hóa, văn nghệ và tuyên truyền, được xem như là một hung thần, cương quyết đập tan phong trào đòi tự do của Nhân Văn-Giai Phẩm.

Tố Hữu tố cáo như sau: "Nhân Văn-Giai Phẩm thối tha, người ta thấy toàn là một ổ phản động, toàn là những tên mật thám, lưu manh, địa chủ, tư sản, qui tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm… Một đặc điểm chung là, hầu hết là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, cố tình chống lại cách mạng, chống lại nhân dân và chế độ".

Trong báo cáo tổng kết về vụ NV-GP, Tố Hữu viết như sau: "Xuyên tạc mâu thuẩn xã hội, khuyến khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng. Phản đối văn nghệ phục vụ chính trị. Đả kích nền văn nghệ kháng chiến. Đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng".

Tố Hữu dùng những lời cáo buộc nặng nề như thế để có lý do đàn áp thẳng tay những người trong phong trào.

Tố Hữu chỉ đạo nhóm văn nghệ sĩ quốc doanh đánh phá nhóm NV-GP. trên các tờ báo nhà nước.

Những người cốt cán trong phong trào NV-GP bị bỏ tù. Những người gởi bài đăng báo, và ngay cả những công nhân nhà in của 2 tờ báo cũng bị tập trung cải tạo.

3). Những tội ác của Tố Hữu

a). Tố Hữu là tên Việt Cộng khát máu


"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt"

Chủ trương giết đồng bào mình đề thờ "Mao Chủ tịch", thờ Stalin là một tội ác của Tố Hữu.

b). Tố Hữu. Đệ nhất thiên hạ về nâng bi và bợ đít

“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!”

“Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười”

Bợ đít quá trớn khiến cho tên đồ tể, tội phạm diệt chủng trở thành ông tiên hiền lành trên trời. Ở Việt Nam làm gì có “mây hồng” trên trời?. Lại cà chớn!

c). Tố Hữu là quái vật sinh ra quái thai

“Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!”

Đứa trẻ mới sinh ra, lớn lên theo từng bước: biết lật, biết bò, biết đi…, biết nói…Khi tập nói, bắt đầu bập bẹ, phát âm bờ, bờ, ba, ba…Đó là đứa trẻ bình thường. Trái lại, con của Tố Hữu không nói ba, ba, mà nói tiếng người ngoài, Stalin. Con Tố Hữu là một quái thai vậy Tối Hữu là quái vật. Tố Hữu cũng chính là một quái vật vì bợ đít trắng trợn hai tên đồ tể, Stalin và Mao Trạch Đông. Bợ đít là nhận toàn bộ đánh rắm mà khen thơm.

4). Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng thời hiện đại

"Mười Tên Biệt Kích Cầm Bút"

Những văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam bị Việt Cộng ghép vào tội "Biệt Kích Cầm Bút"

Ngày 2-4-1984, một vụ nổ lớn tại tháp Hồ Con Rùa, ở ngã tư Duy Tân – Trần Quý Cáp, khu vực nhà thờ Đức Bà, quận 1 Sài Gòn. Sau vụ nổ, hơn 200 văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo, giáo sư bị bắt đi tù.

Người chỉ huy vụ bắt là họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành, một tên Việt Cộng nằm vùng trong tờ báo Điện Tín của cựu đại tá Hồng Sơn Đông.

Những nhân vật nổi tiếng bị ghép vào danh sách “Mười Tên Biệt Kích Cầm Bút” gồm có: Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần Ngọc Tư, Lý Thụy Ý, và đặt biệt là nhà văn nữ Nhã Ca.

Ngoài ra còn có Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế, Lệ Khánh (Em là gái trời bắt xấu)…

Cuộc cánh mạng khoa học kỹ thuật

GS Stephen B. Young thuộc đại học Minnesota cho biết, các lãnh đạo đảng CSVN toàn là một bọn dốt nát. Hồ Chí Minh làm bồi dưới tàu

Amiral Latouche-Tréville, năm 1911. Tôn Đức Thắng làm thợ sơn tàu của xưởng Ba Son. Lê Duẩn làm cu li ở sở hỏa xa. Đỗ Mười làm hoạn lợn (Thiến heo). Lê Đức Anh làm phu cạo mủ ở đồn điền Michelin. Nguyễn Tấn Dũng, năm 13 tuổi tham gia cách mạng, được phong chức “chăn trâu” để làm giao liên. Nguyễn Tấn Dũng tự khai là cử nhân luật. Một nhà báo nước ngoài hỏi: “Thưa ngài, ngài học ở đại học nào?”

“Tôi tốt nghiệp High Jungle U-Minh University of Ca Mau”. (Đại học Rừng U - Minh Thượng, ở Cà Mau)

Đỉnh cao trí tuệ chỉ có bao nhiêu đó thôi. Những bộ óc bã đậu không thoát ra khỏi lũy tre làng, cái cày, con trâu, nhưng đặc biệt nhất là sở trường giết người trong cải cách ruộng đất…

Cách mạng khoa học kỹ thuật là như thế. Vì thế, Việt Nam như con vịt què, lê lếch đi sau các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc…

Để được sống còn, bắt buộc phải đổi mới, mở cửa hội nhập vào quốc tế.

Về khoa học kỹ thuật ở miền Nam, do chính sách tự do kinh doanh theo kinh tế thị trường, Việt Nam Cộng Hòa có Công ty xe hơi La Dalat, sản xuất 5,000 chiếc xe dân dụng Ladalat từ 1970 đến 1975.

Về dược phẩm, miền Nam đã có nhiều viện bào chế dược phảm như OPV (Office Pharmaceutique du Vietnam) của DS Nguyễn Cao Thăng, TVT của Trần Văn Tánh, TVA của Trần Văn Ái, Trang Hai của bà Nguyễn Thị Hai. Ngoài ra còn có những dược sĩ nổi tiếng như La Thành Nghệ, Nguyễn Chí Nhiều, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín…

Những ngành nghề khác như kem đánh răng Hynos đã xuất khẩu qua Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hongkong…

Những ngành công nghiệp theo kinh tế thị trường nầy bị Việt Công phá nát trong chiến dịch đánh tư sản để đưa người dân vào chế độ tem phiếu (Sổ gạo) khiến cho cả nước phải ăn đồ ăn dành cho súc vật như bo bo chẳng hạn.

Chắc chắn rằng trong thời gian nầy, miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa không có những cơ sở nêu trên.

Kết luận

Tóm lại, dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, văn nghệ sĩ được tự do sáng tác, tạo ra những bài thơ có giá trị cho nền văn học Việt Nam.

Trái lại, dưới chế độ "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc" thì văn nghệ sĩ bị khóa miệng. Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đàn áp vì đòi tự do cho văn nghệ sĩ. 

Tố Hữu là hung thần đàn áp NV- GP. Nổi tiếng là tên Việt Cộng khát máu. Xứng danh là "Đệ nhất thiên hạ về nâng bi và bợt đít". Bợ đít là hứng trọn đánh rắm mà khen thơm.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo