Đảng và Quốc Hội của Đảng ta ơi! Điện hạt nhân Nhật Bản lên hạng “number one” rồi, từ số 2 lên số 1
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Vậy mà nhân dân Nhật Bản vẫn chưa hài lòng? Tiếp tục đặt chỉ tiêu cho chính phủ và ủy ban An Toàn hạt nhân phải phấn đấu lên cho được “ngoại hạng” cuối cùng là hạng số “0” trong tương lai gần, nếu có thể.
Trước 11/3/2011 (động đất, sóng thần), “hạng” lò hạt nhân của Nhật là 54 sau thiên tai hủy hoại nhà máy điện hạt nhân Daiichi ở Fukushima, cận cảnh phơi bày một mối đe dọa phóng xạ tiềm ẩn kinh hoàng rộng lớn thật sự trong tầm tay chứ không còn là viễn cảnh giả tưởng mà sự che đậy là điều không thể, khi nó liên quan đến trách nhiệm và đạo đức trước giá trị cao quí không gì so sánh hay bù đắp được đó là sự sống của con người, tạo nên áp lực khiến Thủ Tướng Naoto Kan phải từ chức sau đó (26-8-11), thì từ “hạng” 54 lò hạt nhân, chính phủ Nhật tự động đóng cửa 52 lò để lên được “hạng nhì” còn 2 lò. Và hôm nay, một năm sau, mặt trái “lợi bất cập hại” từ di lụy của hoang tàn Daiichi, Fukushima để lại, Ủy ban an toàn khuyến cáo Chính phủ Nhật tiếp tục đóng cửa thêm lò thứ 53 để lên “hạng nhất” - với 1 lò duy nhất còn lại của nhà máy điện hạt nhân trên đảo Hokkaido nhưng tháng 5 tới cũng phải tạm dừng theo kế hoạch của Ủy ban an toàn để kiểm tra tổng quát, đánh giá lại.
Thủ Tướng Nhật Bản: Kaoto Kan phải từ chức, một phần ảnh hưởng từ sự cố “Fukushima”
Nhà máy ĐHN Dai-ichi ở Fukushima sau vụ nổ thứ 2 ngày 14/3/11. (Ảnh: Getty)
“Ngưòi giàu cũng khóc” Ảnh: VietNamNet.
“Người nghèo cũng đớn đau”
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đang có chương trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Việc này Đảng, Nhà nước chủ trương, Quốc hội thông qua, Chính phủ đã khởi động. Nhưng toàn dân là đại chủ thể chi trả và chịu mọi rủi ro trong kế hoạch nhiều tranh cãi này thì không được can dự phúc quyết dù có là gián tiếp trước khi đồng thuận ủy nhiệm cho Quốc hội. Cả 2 nhà máy đầu tiên đều đặt ở Ninh Thuận. Theo dự kiến, nhà máy thứ 1 sẽ do nước Nga xây dựng, nhà máy thứ 2 sẽ do Nhật xây dựng.
Vị trí hai NMĐHN VN rất giống với vị trí hai nhà máy Fukushima I
và Fukushima II tại duyên hải miền Trung Nhật Bản.
và Fukushima II tại duyên hải miền Trung Nhật Bản.
Như đàn trâu bị Đảng, Nhà nước mang cái cày đặt trước mặt, chúng ta và con cháu hơn tám mươi triệu người, ngoài gánh nặng nợ nần còn đối diện những rủi ro nguy hiểm lơ lững treo trên đầu có thể nhìn thấy được, đau đáu, trăn trở với sự “lợi bất cập hại” của NMĐHN.
Vẫn còn thời gian để trước khi máng cái cày vào cổ, chúng ta có quyền đặt câu hỏi với Đảng và Nhà nước VN: “… Điều gì khiến Nhật Bản một cường quốc hàng đầu về công nghiệp trên thế giới mà năng lượng điện như “hồng cầu” sinh tử sống còn, phải cắt bớt những “động mạch” quan trọng của chính mình? Dù người Nhật thừa tài chính và đủ khả năng kỹ thuật, thiết kế chế tạo lắp đặt những “động mạch” ấy (Điện hạt nhân cung cấp khoảng 1/3 nguồn điện tiêu thụ tại Nhật Bản)? Và Nhật Bản cũng được cộng đồng quốc tế xếp hạng là một trong những quốc gia có kinh nghiệm ứng phó với sự cố tai nạn hạt nhân. Trong khi Việt Nam không có được bất cứ một chuẩn mực nào (dù là tối thiểu) trong các điều kiện tất yếu cần phải có ấy lại tiến hành ký kết xây dựng NMĐHN như lao vào vết xe đỗ của hai đối tác Nga-Nhật - hai quốc gia “cường quốc nguyên tử” nhưng đã xảy ra và chịu nhiều di lụy nan giải từ tai nạn nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm nhất thế giới??…” (Chernobyl-Nga – Daiichi Fukushima-Nhật Bản).
Lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản. Fukushima Daiichi bị hư hại nghiêm trọng sau vụ nổ. Ảnh: AFP.
(Sơ đồ cụm lõi Trung tâm phản ứng nguyên tử lò hạt nhân NMĐHN).
Dù không giống bom nguyên tử nhưng sự vận hành vẫn lệ thuộc vào các thanh nhiên liệu chứa phóng xạ ghê gớm đến 50 triệu curies (mỗi curie là 37 tỉ phóng xạ) cực kỳ nguy hiểm cho con người và môi trường bởi rất khó khăn, tốn kém, nguy hiểm trong các giải pháp tẩy rửa hay thu hồi thì dù có giảm thiểu rủi ro do con người vận hành thì vẫn còn đó sự đe doạ tiềm tàng của thiên nhiên biến đổi khó lường và chiến tranh (tỷ lệ rất cao với VN) mà cơ chế phát tán phóng xạ khi nổ trung tâm phản ứng lò hạt nhân và bom nguyên tử không khác nhau là mấy thì mọi sự trấn an của các đối tác đang “chào bán” những công nghệ hạt nhân gọi là “thế hệ” mới an toàn mà nhân dân nước họ một mực lắc đầu, nếu không khập khiễng thì cũng là những màn “ảo thuật” (họ cố bán đi trang thiết bị hạt nhân đắt đỏ đã lỡ đầu tư sang các nước nhược tiểu để mong thu hồi lại vốn).
Người dân Nhật đã phải cương quyết giã từ NMĐHN là vì: “Iitate” từng là một ngôi làng, nơi người ta đạp xe đi làm, trẻ em vui chơi trong công viên và người già đọc báo bên hiên nhà. Nhưng Iitate giờ không có gì cả. Âm thanh còn lại chỉ là quạ kêu và chó sủa…
“… Bao quanh bởi ngọn núi Abukuma cao chót vót, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi 30km, ngôi làng nhỏ trên đất nước Nhật Bản này từng có đầy đủ những ngôi nhà, văn phòng, hai trạm xăng và ba cửa hàng tạp hóa, khung cảnh êm đềm của cuộc sống. Nhưng sau ngày 11/3/2011, nhà cửa, văn phòng, các trạm xăng và cửa hàng tạp hóa đã biến mất. Giờ đây, trong khung cảnh vắng lặng, tuyết đầy trên đường dành cho xe ô tô và vỉa hè cho người đi bộ. Cỏ dại mọc um tùm trên các cánh đồng. Các trang trại chăn nuôi gia súc trống không, bò chết sạch.Đây là vùng đất chết - vùng đất nhiễm xạ hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Daiichi…” (VnExpress.net),
Giàu nghèo, mạnh yếu có thể khác nhau nhưng sự khôn ngoan giữa người bình thường có rất ít sự khác biệt nếu không muốn tự nguyện làm cho mình “khờ dại” hơn vì nguyên nhân vụ lợi nhỏ nhen tăm tối khác! Người ta có thể nhắm mắt cho vay hay mượn tài sản nhưng không ai, dù là nguyên thủ quốc gia lại đem sinh mạng mình (hay nhân dân) để đánh cuộc! Việc đặt hoàn toàn hi vọng và tin cậy của mình vào nhà thầu nước ngoài: Liên bang Nga cho nhà máy ĐHN thứ nhất và Nhật Bản cho nhà máy ĐHN thứ hai của Việt Nam là một sự phiêu lưu không có biên giới! Không như sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26 tháng 9 năm 2007, 60 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương liên quan nhà thầu nước ngoài. Những rủi ro trong tai nạn NMĐHN xảy ra phức tạp và nguy hiểm rộng lớn hơn rất nhiều, không những bất hạnh cho người trực tiếp mà di lụy tiềm tàng khổ đau gián tiếp cho thế hệ kế thừa, môi trường sinh thái, thiên nhiên, tác hại không tiên liệu hết được.
(Đừng để con cháu chúng ta nếm trải “nhiễm xạ”)
Nhiều lắm những phản biện kỹ thuật hạt nhân đa chiều “lợi bất cập hại” đầy thuyết phục trong và ngoài nước để chúng ta, toàn dân Việt, không thể nào chấp nhận mãi là đàn trâu im lặng lầm lũi đi sau thiên hạ, cứ cam chịu uống nước đục thải loại của thế giới văn minh do sự dẫn dắt từ những “Tầm cao trí tuệ Cộng sản XHCN VN”? Đừng lấy sinh mạng, mồ hôi nước mắt của nhân dân đặt vào những “canh bạc, người chơi dù thua cũng được trả tiền” cuối cùng của chế độ.
Chúng ta, hơn tám mươi triệu dân Việt liệu có lòng tin, ngồi chung “sòng”!?.