Bà con dân oan đặt bát nhang và hoa nơi cụ bà Hà Thị Nhung qua đời tại khu tượng đài Lý Tự Trọng, đường Thanh Niên - Hà Nội để tưởng niệm. Ảnh do nhà báo Trần Quang Thành gửi đến.
Thông Tấn Xã Việt Nam còn xác nhận, sau khi bà Nhung đến khu vực vườn hoa được khoảng 15 phút thì ngất xỉu, và trước đó 'bà không hề làm mất trật tự, không dăng biểu ngữ khiếu kiện'.
Trái ngược với tuyên của cơ quan công an, những nhân chứng tại vườn hoa Lý Tự Trọng sáng nay đều khẳng định cụ bà Nhung 'vẫn khỏe, bình thường'. Khi lực lượng công an kéo đến đòi giải tán người dân khiếu kiện, bà Nhung đã đọc lớn những câu vè dân gian có nội dung chống tham nhũng.
Cũng theo lời người dân, bà Nhung bị lực lượng công an sắc phục lôi kéo và giắt đi. Sau đó người ta thấy bà nằm gục xuống ngất xỉu, rồi chết ngay sau đó.
Vụ việc xảy ra sáng nay liên quan cái chết của bà Hà Thị Nhung đã được tường thuật và ghi âm chi tiết qua lời kể của các nhân chứng. Các bạn có thể nghe lại âm thanh tại bản tin đã đăng trước đó trên Danlambao: Công an gây nên cái chết của một dân oan 76 tuổi?
Tin và ảnh của nhà báo Trần Quang Thành gửi đến cho biết: Ảnh trên là cụ bà Trần Thị Hiếu, 85 tuổi, dân oan tỉnh Bình Dương. Cụ bà Hiếu không có mặt trong lúc nạn nhân Hà Thị Nhung bị công an kéo đi. Nhưng cơ quan công an lại bắt cụ bà Hiếu làm nhân chứng về cái chêt của cụ Nhung bằng 1 tờ giấy trắng, ký khống tên cụ Hiếu.
Vụ việc xảy ra sáng nay liên quan cái chết của bà Hà Thị Nhung đã được tường thuật và ghi âm chi tiết qua lời kể của các nhân chứng. Các bạn có thể nghe lại âm thanh tại bản tin đã đăng trước đó trên Danlambao: Công an gây nên cái chết của một dân oan 76 tuổi?
Tin và ảnh của nhà báo Trần Quang Thành gửi đến cho biết: Ảnh trên là cụ bà Trần Thị Hiếu, 85 tuổi, dân oan tỉnh Bình Dương. Cụ bà Hiếu không có mặt trong lúc nạn nhân Hà Thị Nhung bị công an kéo đi. Nhưng cơ quan công an lại bắt cụ bà Hiếu làm nhân chứng về cái chêt của cụ Nhung bằng 1 tờ giấy trắng, ký khống tên cụ Hiếu.
TTXVN tiếp tục 'mô tả': "Người dân xung quanh tiến hành giúp đỡ và gọi cấp cứu 115 đến cứu chữa nhưng bà Nhung đã chết vào lúc 8 giờ 30 phút".
Trong cuộc phỏng vấn với Danlambao trưa nay, một nhân chứng là cô Trần Thị Quỳnh Mai - dân oan Bình Dương khẳng định: "Lúc đó cô có cầu cứu các anh (công an) kêu dùm xe cứu thương đến. Nhưng toàn bộ các chiến sỹ đều xa rời hết, không ai vào để cứu người"
"Cô rất là buồn, la lên cũng không ai hưởng ứng. Các chiến sỹ công an cũng không ai vào để cùng nhân dân cứu cô Nhung. Chỉ có nhân dân cùng nhau lo thôi".
Cô Trần Thị Quỳnh Mai, dân oan Bình Dương nói về cái chết của bà Hà Thị Nhung tại vườn hoa Lý Tự Trọng
Trong quá trình giải tán dân oan khiếu kiện sáng nay, được biết lực lượng công an và dân phòng đã có những lời lẽ hết sức thô lỗ đối với người lớn tuổi. Cụ bà Nhung đã qua đời trong uất ức sau nhiều năm chầu chực đòi quyền lợi chính đáng cho mình.
Cũng trong bản tin trưa nay, chị Bùi Thị Minh Hằng thông báo: Cơ quan công an đang tìm cách cô lập người nhà của cụ bà Nhung, không cho tiếp xúc với nhân chứng. Vụ việc đang có dấu hiệu bưng bít, làm sai lệch và che đậy tội ác.
* Bản tin trên VietNamPlus của Thông Tấn Xã Việt Nam: