Hành vi xảo quyệt của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc trong dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận - Dân Làm Báo

Hành vi xảo quyệt của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc trong dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận

Dân Làm Báo - Bắt đầu từ ngày 13/9/2016, khởi đi từ cuộc họp thứ Ba hàng tuần của Ban tuyên giáo, toàn bộ báo chí lề đảng đã nhận lệnh tự bịt mồm tất cả mọi thông tin liên quan đến dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận sau khi dư luận từ lề dân đến lề đảng liên tục vạch trần những sai trái của dự án này.

Điều này cho thấy thủ phạm và những kẻ có thẩm quyền đứng đằng sau việc bật đèn xanh dự án và bật đèn đỏ báo chí này không phải là Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh mà phải là Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu chính phủ và Nguyễn Phú Trọng đảng trưởng Ba Đình.

Kẻ đứng đằng sau nhưng trực tiếp nhúng tay vào dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận do Lưu Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) đứng ra kiếm tiền là Nguyễn Xuân Phúc.

Trong hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016 vào ngày 27/8 tại Ninh Thuận, đích thân Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự và chỉ đạo hội nghị và công khai "hoan nghênh cam kết của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ khi đầu tư vào Ninh Thuận là nếu để xảy ra vi phạm môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy, nộp toàn bộ tài sản cho Nhà nước." (1)

Sau đó, với sự chống lưng của Nguyễn Xuân Phúc, ngày 6/9/2016, Lưu Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã vênh vang khẳng định trước các cổ đông rằng “cuối năm 2017 sẽ có thép bán.” và mặc dù chưa được cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động, lại xác nhận “Chúng tôi đang yêu cầu tỉnh Ninh Thuận khẩn trương đền bù, giải tỏa mặt bằng” (2)

Trước những chống đối của dư luận về hiểm họa môi trường, nhất là sau thảm họa Formosa, Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh - vừa để mị dân nhằm trấn an, vừa mở đường cho những hứa hẹn hão huyền cho Lưu Phước Vũ: “Không được xả nước thải ra biển, phải sử dụng công nghệ mới và cá phải bơi được trong nước thải...”

Tuy nhiên, tất cả đều không trấn an được dư luận và do đó Tuyên Giáo đảng đã ra lệnh cho báo chí lề đảng phải ngưng việc đăng tải mọi thông tin, bình luận liên quan đến dự án thép của tập đoàn Tôn Hoa Sen.

Sau hơn 3 tháng chờ dư luận lắng đọng, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Xuân Phúc và chắc chắn là được sự đồng thuận của Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị, Bộ Công Thương lại công bố văn bản ngày 4/11 theo chiêu trò bình mới rượu cũ, đưa ra một "dự thảo điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035". Bình mới của dự thảo này vẫn toàn là rượu cũ: dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen-Cà Ná do Lưu Phước Vũ và tập đoàn Tôn Hoa Sen làm chủ đầu tư.

Trong bản dự thảo mới này của Bộ Công Thương, mặc dù dự án thép Cà Ná vẫn chưa được cấp giấy phép chính thức, ngay cả bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ phận công nghệ liên quan khác chưa nhận được hồ sơ chính thức nào liên quan đến dự án thép Cà Ná, nhưng dự thảo của Bộ Công thương vẫn có quy hoạch cho Khu liên hợp thép Hoa Sen với tiến trình hoạt động 5 giai đoạn từ năm 2015 (tức là từ năm ngoái!) đến năm 2035, với tổng công suất thiết kế 32 triệu tấn gang, sắt xốp và phôi thép là các vật liệu đã dư thừa trong ngành thép hiện nay.

Điều cần lưu ý là đứng đằng sau dự án này là CISDI - Tập đoàn Công nghệ Luyện thép của Tàu cộng, là đơn vị tư vấn thiết kế cho họ tại Cà Ná. CISDI cũng chính là công ty tư vấn thiết kế cho nhà máy Formosa Hà Tĩnh.

Mà cái gì có Tàu cộng đứng sau thì nhất định phải có thái thú Nguyễn Phú Trọng. Chính vì thế mới có lệnh từ tuyên giáo đảng ra lệnh bịt mồm báo chí "tuyên truyền, nói xấu" Tôn Hoa Sen.

Để bạn đọc nắm rõ về âm mưu tàn phá môi trường Việt Nam để làm giàu và phục vụ Bắc Kinh của Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn tay sai bán nước Ba Đình, Dân Làm Báo đăng tải lại một số những bài viết liên quan đến đề tài này tại đây để bạn đọc làm tài liệu tham khảo.

03.12.2016





*

Liên minh Bịp-Bợm

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Liên minh này được cầm đầu bởi 2 tên: Lê Phước Bịp và Nguyễn Xuân Bợm. Trong viển ảnh tô màu lừa đảo "biển sẽ tự phục hồi, người dân miền Trung sẽ có cá lẫn thép và môi trường an toàn", trong bối cảnh chiếc xuồng Formosa đầy chất độc hại đang được đảng cho chìm theo đúng quy trình, liên minh bịp-bợm do Lê Phước Vũ cầm cờ, Nguyễn Xuân Phúc cầm sắc lệnh được thành hình theo tiêu chí: "ngu gì mà không làm thép".

"Ngu gì mà không làm thép!" (1). Với tiêu chí đó, dự án Liên Hợp Luyện Cán Thép Hoa Sen đã được bật đèn xanh bởi Nguyễn Xuân Phúc. Khi đa phần những dự án lớn hiện nay đã đi vào hoạt động, đã được phân chia "cổ phần" bởi phe đảng của đồng chí thủ tướng tiền nhiệm, Nguyễn Xuân Phúc phải mở cửa hàng làm ăn mới. Đây chính là thương vụ xúc-phân lớn, đầu tiên, theo đúng quy trình tiền-đâu, mở đường cho tưởng thú "khai thác thành quả" của cái ghế Thủ tướng nhằm lấy lại vốn lẫn lời. 

Buổi lễ ra mắt chính thức của Liên minh Bịp-Bợm diễn ra vào ngày 27-8-2016 tại Ninh Thuận. Dưới tấm bình phong của Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận năm 2016, đích thân Nguyễn Xuân Phúc đến chỉ đạo và tuyên bố: “hoan nghênh cam kết của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ khi đầu tư vào Ninh Thuận là nếu để xảy ra vi phạm môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy, nộp toàn bộ tài sản cho Nhà nước.” (2

Lời hoan nghênh này là con dấu phê chuẩn, bật đèn xanh chính thức đến từ Nguyễn Xuân Phúc, mở cổng, dọn đường cho Lê Phước Vũ cầm cờ chạy thong dong trên con đường bịp-bợm. 

Bịp bợm thứ nhất về sự chấp thuận về chủ trương của chính phủ: 

Từ cú bật đèn xanh "hoan nghênh" của Nguyễn Xuân Bợm vào ngày 27-8, Lê Phước Bịp đã dùng nó để chiêu dụ các cổ đông trong Hội nghị Cổ đông bất thường của Công ty CP tập đoàn Hoa Sen (HSG) tổ chức vào ngày 6-9 tại thành Hồ: “Thủ tướng Chính phủ thị sát và có chỉ đạo chấp thuận về mặt chủ trương đầu tư ngày 27-8 tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận vừa qua”. (1

Không riêng gì đối với thành phần cổ đông, Lê Phước Bịp cũng dùng uy thế của Nguyễn Xuân Bợm để chỉ thị cho giới cầm quyền địa phương: “Chúng tôi đang yêu cầu tỉnh Ninh Thuận khẩn trương đền bù, giải tỏa mặt bằng.” (3)

Cho đến nay, thật sự vẫn chưa có một công văn phê chuẩn chính thức từ chính phủ đề nghị tiến hành dự án 11 tỷ đô này. Với tầm vóc đầu tư lớn, tác hại đến môi trường nhất là với thảm họa Formosa vừa mới xảy ra, dự án này đúng ra phải được chính phủ đệ trình lên quốc hội để được phê chuẩn. Tuy nhiên, với liên minh Bịp-Bợm lãnh đạo bởi thủ tướng, dự án chưa được thông qua mà đã tăng ga chạy bừa. 

Bịp bợm thứ 2 về kỹ thuật: 

Trước những quan ngại của dư luận về một Formosa thứ 2 tại Cà Ná - Ninh Thuận, Nguyễn Xuân Phúc đã tụng lại câu thần chú "kiên quyết" quen thuộc của đảng: “Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người dân.” (4)

"Kiên quyết" như thế nào? Bằng một "chỉ đạo" rất bợm của Nguyễn Xuân tưởng thú: “Không được xả nước thải ra biển, phải sử dụng công nghệ mới và cá phải bơi được trong nước thải...” (5)

Đây là một chỉ đạo vừa bậm trợn, vừa láo khoét, vừa ngu dốt: 

- Không được xả nước thải ra biển thì thải đi đâu? Tức là thải trong đất liền. 

- Công nghệ mới nào để có nước thải sạch đến mức cá phải bơi được trong đó? Nếu có công nghệ đó thì liệu những tập đoàn như Formosa có phải bị tống cổ dự án luyện thép ra khỏi Đài Loan và chạy sang Việt Nam để xả? Liệu cá bơi được thì sau này Nguyễn Xuân Bợm có dám cởi trần nhảy xuống tắm như đám đàn em bộ trưởng trong vụ cá chết Formosa? 

Để hiệp đồng tác chiến lừa thiên hạ, sau phát biểu của Nguyễn Xuân Bợm, Lê Phước lại Bịp rằng: "Đừng thấy Formosa mà sợ. HSG sử dụng công nghệ luyện cốc nhưng không thu hồi hóa chất mà thu hồi nhiệt để làm phát điện thì chắc chắn không xảy ra như Formosa". (1)

Đây cũng là một phát biểu bịp bợm, láo khoét và ngu dốt. 

Công nghệ luyện than thành coke trên thế giới vẫn đang xả ra những khối lượng chất thải độc hại khổng lồ trên trái đất. Tiến trình luyện cốc nào chỉ sản sinh ra nhiệt mà hoàn toàn không có chất thải (rắn, lỏng, khí) độc hại từ lò luyện coke; không có xỉ than, khói than, bụi than, khí độc, nhựa than, dầu than; không có những hoá chất độc hại như phenolic, cyanide, aromatic, heterocyclic, sulfide, polycyclic organics, inorganics, ammonium và ammonia? 

Công nghệ "không thu hồi hóa chất" này sẽ được thực hiện bởi nhà thầu nào? Hãy nghe Lê Phước Bịp rằng: “Trung Quốc hiện có quá nhiều, quá rẻ về vật liệu cơ bản để chế tạo thiết bị. 90% dự án thép thế giới đều dùng của Trung Quốc chế tạo. Còn nếu nhập từ châu Âu thì làm gì có lời.” 

Và "Trung Quốc" đó là ai? Xin thưa, đó là nhà thầu CISDI. Đây là công ty con của MCC (China Metallurgical Group Corporation / Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc) - nhà thầu chính tại Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh, thủ phạm trực tiếp tàn sát môi trường biển vừa qua (6). 

“Chúng tôi cam kết 100% nước thải nằm trong dự án, không để một giọt nước nào chảy ra biển”. (6)

Không chảy ra biển thì "giọt nước" ấy đi về đâu? Đi vào cái hồ 20 ha xử thải chỉ đủ để chứa số nước thải ra trong 4 ngày? 

"Đừng thấy Formosa mà sợ!" Thấy Formosa đã sợ rồi, nhưng nghe Lê Phước Vũ bịp thì cá đang phơi bụng chết vì chất thải FSH cũng vùng dậy để mà sợ thêm! 

Và để cho tính thuyết phục của liên minh Bịp-Bợm được nâng cao, sau khi bợm rằng cá bơi trong nước thải, bịp rằng hoá chất sẽ không có thì 2 tên này dựa vào nhau để lừa đảo tiếp: 

Bịp hứa với Bợm: 

- “Chúng tôi cam kết 100% nước thải nằm trong dự án, không để một giọt nước nào chảy ra biển.” 

- “Nếu dự án thép của Hoa Sen để xảy ra ô nhiễm... tôi đứng trước Thủ tướng và các vị lãnh đạo xin hứa bằng lời rằng nếu xảy ra sự cố môi trường, chúng tôi sẽ đóng cửa nhà máy và giao hết tài sản cho Nhà nước.” (5

Bợm vuốt đuôi Bịp:

“Hôm qua, tôi nghe anh Vũ ở Tập đoàn Hoa Sen phát biểu trên báo Tuổi Trẻ là nếu dự án sắp đầu tư (khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná) bị sự cố môi trường sẽ giao nộp tài sản cho Nhà nước, đó là ý rất mới. Tuy nhiên chúng ta quan tâm kiểm soát ban đầu, lưu ý chặt chẽ về môi trường, không phải để xảy ra mới xử lý...” (5)

Bịp bợm thứ 3 về... tiền: 

Từ chuyện tuyên bố “...chúng tôi sẽ đóng cửa nhà máy và giao hết tài sản cho Nhà nước.” lại bật ra một trò bịp khác của liên minh Bịp-Bợm. 

- Cá nhân Lê Phước Vũ lấy tư cách gì để giao "tài sản" trong đó còn có vốn cổ đông, vốn mượn từ ngân hàng, vốn hỗ trợ từ nhà nước cho một dự án đầu tư lên đến 10,6 tỷ USD? 

- Vốn đầu tư cần cho giai đoạn hiện tại là 500 triệu USD, tương đương khoảng 11.150 tỷ đồng. Ngay trong 11.150 tỷ đồng này thì Hoa Sen chỉ có 2.500 tỷ đồng là vốn tự có. Còn lại là phải chạy đi vay (7). 

- Chỉ với 2.500 tỷ đồng tương đương với khoảng 110 triệu USD vốn tự có mà Lê Phước Bịp ngạo nghễ tuyên bố dâng hết dự án 10,6 tỷ USD tiền của bá tánh cho nhà nước? 

- Và dĩ nhiên, từ 2.500 tỷ đồng tương đương với 112 triệu USD làm cò mồi cho cho dự án 10,6 tỷ USD được sự bảo trợ của Nguyễn Xuân Bợm thì chưa nói đến "công đoạn" cá chết hàng loạt, tới lúc giao "tài sản" của thiên hạ cho nhà nước thì trước đó đường cống đô la đã chảy vào túi 2 tên bịp bợm này bao nhiêu? 

Từ trò bịp bợm có bảo kê của chú phỉnh, lừa đảo về công nghệ, vốn đầu tư kiểu mượn đầu heo nấu cháo... bào ngư, hệ quả việc làm của liên minh Bịp-Bợm này không chỉ nằm ở con số đô la; nó cũng không chỉ dừng lại ở một hiểm hoạ môi trường khác tại một trong những vùng biển xinh đẹp nhất Việt Nam. Nó còn tiếp nối một hiểm họa khác, giống như Formosa: thêm một căn cứ địa sát cạnh Cam Ranh cho kế hoạch tiêu diệt môi trường và con người Việt Nam của Tàu cộng. 

Formosa mang vỏ Đài Loan. 

Hoa Sen mang vỏ Việt Nam. 

Nhưng ruột của cả hai vẫn là nhà thầu chính Tàu cộng CISDI/MCC, kiểm soát toàn bộ hệ thống thanh lọc, xả thải với đa phần những sư đoàn công nhân được nhập cảng từ Tàu. 

Lê Phước Bịp tuyên bố: "Có mỗi một Formosa mà đã sợ". 

Chính xác! Phải thêm một Formosa thứ hai tại Cà Ná thì có lẽ người dân Việt Nam lúc ấy mới thật sự biết sợ. 

Từ Formosa đến Hoa Sen. Từ những thương vụ của thời đại Nguyễn-Tấn sang thương vụ của thời đại Nguyễn-Xuân, các nhóm lợi ích vẫn luôn hiện hữu, ra đời tiếp nối nhau như một quy luật không thể thoát được trong một thể chế độc tài: toàn quyền lãnh đạo, độc quyền cai trị thì "ngu gì mà không ăn!?"

Chú thích:








*

Dự án thép Hoa Sen Cà Ná - nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Người Quan Sát (Danlambao) - Dù không có tên trong các dự án đã được duyệt từ trước nhưng dự án thép Hoa Sen Cà Ná đã được Bộ Công thương bổ sung vào quy trình quy hoạch ngay trước thời điểm Chính phủ yêu cầu xây dựng lại quy hoạch ngành thép hơn nửa tháng. Một dự án được bổ sung vào quy hoạch ngành nhanh chóng mà chưa thông qua các cơ quan thẩm định, đánh giá. Điều này có gì bất thường hay không?

Không quá khó để tìm ra mối liên hệ giữa ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công thương hiện nay và ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen. Ông Trần Tuấn Anh, con trai của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương, sau khi kết hôn với người mẫu Thùy Hương (1) đã trở thành anh em cột chèo với ông Lê Phước Vũ. 

Ảnh đại gia Lê Phước Vũ và vợ là bà Mỹ Hạnh (em ruột bà Thuỷ Hương)

Ảnh Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và vợ là người mẫu Thuỷ Hương

Điểm qua một số sự kiện song hành của ông Trần Tuấn Anh trong quá khứ cùng tập đoàn Tôn Hoa Sen - kể từ thời còn làm Thứ trưởng. 

- Tháng 6/2015, tại khu công nghiệp Đông Hồi - Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An phối hợp với Tập đoàn Hoa Sen tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy Hoa Sen thứ 2 của Tập đoàn Hoa Sen tại Nghệ An. Dự lễ khởi công về phía khách mời có ông Trần Tuấn Anh – Phó Trưởng ban kinh tế Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công thương (2).

- Tháng 1/2016, Công ty Tôn Hoa Sen cùng tham gia đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu tại Bắc Kạn (3).

- Tháng 2/2016, Tập đoàn Hoa Sen tổ chức sự kiện xuất khẩu lô hàng 20.000 tấn tôn thành phẩm đến Hoa Kỳ. Đến dự sự kiện có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương (4).

- Tháng 3/2016, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh dự lễ khởi công nhà máy Tôn Hoa Sen Hà Nam.

Tháng 4/2016, Quốc hội đã bỏ phiếu kín phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc bổ nhiệm ông Trần Tuấn Anh làm Bộ trưởng Bộ Công thương thay ông Vũ Huy Hoàng.

Tháng 8/2016, Bộ Công thương bổ sung dự án thép Hoa Sen Cà Ná vào quy hoạch ngành thép tại tỉnh Ninh Thuận.

Chiều 27/8/2016, tại buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Tỉnh Ninh Thuận cùng với Bộ Công thương đánh giá về thiết bị, công nghệ của nhà máy này. Muốn đảm bảo môi trường phải sử dụng thiết bị hiện đại, đặc biệt không được xả nước thải ra biển" (5)

Ngày 6/9/2016, trả lời báo chí, đại gia Lê Phước Vũ công bố: "Hiện các tổ hợp luyện thép lớn trên thế giới đều sử dụng công nghệ Trung Quốc nên việc này không thành vấn đề..." (6)

Không quá khó để người ta xâu chuỗi các mối liên hệ kể trên với nhau để đưa ra kết luận cho sự hình thành của nhóm lợi ích mới sau cuộc thanh trừng thứ XII của nội bộ đảng Cộng sản.

Mối quan hệ mật thiết giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và đại gia Lê Phước Vũ đã có câu trả lời cho công luận về việc đưa Ninh Thuận vào quy hoạch ngành thép năm 2016 một cách quá dễ dàng.

Chú thích:


*

Dự án thép Hoa Sen Cà Ná và sự im lặng của báo chí

Mẹ Nấm (Danlambao) - Đến hôm nay, những thông tin phản biện dự án thép Hoa Sen Cà Ná gần như im bặt trên báo chí. “Dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen” là chỉ thị cuối cùng từ cuộc họp thứ Ba hàng tuần của Ban tuyên giáo kể từ ngày 13/9/2016 (1). Vậy là một lần nữa vai trò thông tin, khảo sát của truyền thông bị gạt ra bên ngoài một dự án có tầm ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống của người dân.

Chỉ thị “dừng đưa tin” lần này của Ban tuyên giáo được ban ra trong bối cảnh dự án thép Hoa Sen Cà Ná nhận khá nhiều phản hồi lo ngại từ báo chí kể từ sau thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung hồi tháng 4/2016. 

Hàng loạt câu hỏi liên quan đến công nghệ, nguồn vốn và tính khả thi của dự án chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng trong khi tỉnh Ninh Thuận khá ráo riết và mặn mà với dự án thép của tập đoàn Hoa Sen. Thậm chí ngay cả khi UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo về Festival Nho và Vang (chiều ngày 14/9/2016) ban tổ chức cũng tranh thủ phát thông cáo báo chí về dự án thép Hoa Sen Cà Ná (2). 

Có lẽ bài học từ Formosa vẫn chưa đủ lớn để chính phủ, Ban tuyên giáo và các lãnh đạo nghiêm túc đặt vấn đề cho sự phát triển bền vững thay vì phê duyệt cho các dự án xây dựng nhà máy thép dọc theo các bờ biển trải dài khắp Việt Nam. 

Yếu tố công khai minh bạch một lần nữa lại bị xem nhẹ trong việc phê duyệt đầu tư và chỉ thị phương thức thông tin liên quan đến dự án thép Hoa Sen Cà Ná. Việc Bộ Công thương đưa dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận bổ sung vào quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025 thực chất còn nhiều thiếu sót trong quá trình đánh giá và phê duyệt.

Những câu hỏi liên quan đến công nghệ, quy trình, và nguồn vốn của dự án thép này vẫn đang nằm trong trạng thái chờ xử lý bởi chủ đầu tư chưa hoàn thành hồ sơ trình cho tỉnh.

Tại sao báo chí lại nhận được chỉ thị im lặng trong lúc này. 

Bài toán đặt ra cho tỉnh Ninh Thuận hiện nay có lẽ không khác gì bài toán mà ông Võ Kim Cự đã từng đặt bút giải cho Hà Tĩnh ở những năm trước. Thu hút đầu tư, phát triển FDI bằng mọi giá, dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp để phát triển tương lai… Và kết quả là đời sống kinh tế - xã hội của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung bị đảo lộn.

Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và những bài học có thể nhìn thấy và tránh ngay từ đầu chứ không thể xây dựng kinh tế bằng cách rút kinh nghiệm như hàng chục năm qua Việt Nam đã và đang làm.

Buộc báo chí đứng ngoài cuộc trong việc thông tin về dự án thép Hoa Sen Cà Ná hôm nay, một lần nữa Ban tuyên giáo đang chứng minh chủ trương bịt miệng đã từng được sử dụng trong dự án bauxite, Dung Quất, Formosa Hà Tĩnh… là phương thức cuối cùng để khẳng định tính khả thi của một dự án mà người dân không có quyền lựa chọn.

*

Dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận quy hoạch đã vào nhiệm kỳ?!

Mẹ Nấm (Danlambao) - Sau hàng loạt phát biểu gây sốc của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Hoa Sen, chủ đầu tư dự án thép Hoa Sen Cà Ná, lãnh đạo Bộ Công thương chính thức lên tiếng khẳng định việc sản xuất thép tại Cà Ná vốn được phê duyệt từ trước, và sẽ được đưa lại vào quy hoạch.

Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận vừa được Bộ Công Thương bổ sung vào quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025. Với tổng số vốn đầu tư 10,6 tỷ đô la, dự án thép này đang gây ra nhiều tranh cãi trước khả năng cung cấp nước, điện của địa phương cho dự án.

Trả lời câu hỏi của báo VnExpress về quyết định bổ sung dự án thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận vào quy hoạch ngành được Bộ Công Thương ký ban hành chỉ 2 ngày trước khi dự án này được công bố rộng rãi tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận (ngày 27/8/2016), ông Trương Thanh Hoài - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho biết:

“Thực tế dự án thép Hoa Sen Cà Ná được “thừa kế” từ dự án tổ hợp thép Vinashin - Lion từng được Thủ tướng xem xét, phê duyệt cách đây 8 năm. Nghĩa là trước đây, dự án này đã có trong quy hoạch của ngành thép. Năm 2008, doanh nghiệp đã nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, nhưng sau đó không thể triển khai do Vinashin đổ vỡ, đối tác Lion cũng gặp khó khăn về tài chính… Vì thế, Bộ Công Thương khi đó quyết định tạm rút ra khỏi quy hoạch...

Để dự án triển khai, xây dựng thì còn phải trải qua rất nhiều bước nữa. Nhưng ngay cả khi tỉnh Ninh Thuận không đề xuất nhà đầu tư là Tập đoàn Hoa Sen làm thì Bộ cũng đưa dự án thép tại Cà Ná trở lại quy hoạch ngành và tìm nhà đầu tư sau, vì đây là thời điểm tiềm năng để đầu tư vào ngành thép.”(1)

Mặc dù Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng liên tục phủ nhận về việc Bộ Công thương “ưu ái” cho tập đoàn Hoa Sen trong dự án thép đầu tư vào Cà Ná (Ninh Thuận), nhưng sự thật không thể phủ nhận là người ta hoàn toàn có thể hoài nghi về mối quan hệ cột chèo giữa ông Lê Phước Vũ và ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương hiện nay.

Bày tỏ mối lo ngại về tính khả thi của dự án thép Hoa Sen Cà Ná, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cựu thành viên trong Ban cố vấn Thủ tướng lên tiếng:

“Về chi phí cho đầu tư, muốn làm một nhà máy thép với mức độ, công nghệ hiện đại để có thể không gây ra ảnh hưởng về môi trường thì thực sự là tốn kém đấy chứ hoàn toàn không dễ dàng đầu tư được đâu. Khi mà nó tốn kém, đắt đỏ như vậy thì liệu một lúc nào đó có dẫn đến việc ông (tức Lê Phước Vũ) không chịu được chi phí về môi trường rồi như Formosa phải thay đổi bài toán môi trường đi, hạ thấp chuẩn môi trường xuống, dùng công nghệ, thiết bị lạc hậu để thải ra môi trường Việt Nam, bắt xã hội gánh chịu. Tôi nghĩ là bài toán này hoàn toàn không chủ quan được đâu...” (2)

Ninh Thuận là tỉnh có bờ biển đẹp, địa thế hoang sơ thích hợp để phát triển du lịch nếu được đầu tư bài bản. Tuy nhiên, một lần nữa tư duy nhiệm kỳ và thuộc tính kế thừa phát huy của đảng Cộng sản đã chọn thép. Cam kết bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ổn định của nội các mới dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rồi đây sẽ chỉ là màn hô khẩu hiệu với quyết tâm làm thép bằng mọi giá như hiện nay.

Dự án thép Hoa Sen Cà Ná, quy hoạch đã vào nhiệm kỳ sẽ chỉ bị chặn đứng khi toàn dân lên tiếng.

*

Khi chính phủ bảo vệ môi trường bằng lời hứa

Mẹ Nấm (Danlambao) - Thảm họa môi trường đã xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế do nhà máy thép Formosa xả thải chưa được giải quyết triệt để hậu quả. Mới đây, Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận với công suất 16 triệu tấn/năm đã chính thức được phê duyệt. Mặc dù ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã có nhiều “hứa hẹn”, “cam kết” khủng về mức độ an toàn của dự án nhưng có một điểm chung không thể phủ nhận là dự án thép Hoa Sen đã mời nhà thầu phụ là CISDI. Đây không chỉ là nhà thầu tại Formosa mà còn là công ty con của MCC (China Metallurgical Group Corporation (Công ty - Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc) - nhà thầu chính tại Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh.

Bên lề Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận được tổ chức vào ngày 27/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đến dự án luyện thép do Tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư: “Không được xả nước thải ra biển, phải sử dụng công nghệ mới và cá phải bơi được trong nước thải...”

Khẳng định sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp ven biển, phải đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu, ông Lưu Xuân Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - phát biểu: “Tỉnh sẽ làm chặt chẽ từ thủ tục ban đầu với tinh thần rút kinh nghiệm từ Formosa.” (1)

Kinh nghiệm nào sẽ được rút ra khi Formosa không hề nhận sai, họ đã từng công bố rằng sai sót gây ra thảm họa môi trường là do các nhà thầu phụ (2). Và những sai sót đó thực chất là gì thì đến nay vẫn không ai biết được ngọn ngành. Không biết thì lấy gì để rút kinh nghiệm!?

Từ xưa đến nay, trước các dự án kinh tế đã được bôi trơn đủ cho khâu phê duyệt thì mọi bài toán về môi trường, kinh tế, an ninh... đều sẽ được lý giải là đúng chủ trương của đảng hết. Hãy nhìn lại từ dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án thép Formosa... đều có chung một bài "sẽ rút kinh nghiệm". Và hậu quả khắc nghiệt đều do nhân dân gánh lấy.

Sau khi Bộ chính trị và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận bật đèn xanh cho dự án thép, hãy nghe ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen cam kết: “Tập đoàn Hoa Sen cam kết kiểm soát chặt chẽ môi trường, hạn chế tối đa trong việc xả thải ra bên ngoài bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại và khép kín.” “Chúng tôi cam kết 100% nước thải nằm trong dự án, không để một giọt nước nào chảy ra biển”.

UBND tỉnh Ninh Thuận cũng cho biết nếu triển khai dự án thép Cà Ná thì trong khuôn viên dự án có quỹ đất để làm khu xử lý nước thải tập trung chứ không thải ra biển (3). Đã có nhà báo thử làm phép tính với biện pháp dành 20ha xây hồ chứa nước thải của ông Lê Phước Vũ. Và kết quả là với lượng nước thải hơn 180.000m3/ngày thì cái hồ 20ha, tức 200.000 m2 nếu có độ sâu 4m thì cũng chỉ chứa được số nước thải trong 4 ngày.

Mặc dù khi trả lời báo chí ông Lê Phước Vũ luôn né tránh câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc khảo sát dự án thép Hoa Sen được thực hiện bởi Tập đoàn CISDI Trung Quốc, là tập đoàn đã xây lò thép Formosa. Trên thực tế, ngày 15/6/2015, tập đoàn Hoa Sen đã có công văn số 36/CV/HSG/2015 gửi UBND và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Thuận để thông báo lịch trình khảo sát đầu tư cùng đơn vị tư vấn thiết kế (CISDI).






Ảnh công văn. Nguồn: FB Mạnh Quân

Hãy lắng nghe tuyên bố chấp nhận bị tịch thu tài sản của ông chủ tập đoàn Hoa Sen (4) và đặt câu hỏi xem nguồn vốn ở đâu ra để ông ta đầu tư cho dự án có giá trị đến 10 tỷ đô la này?


Hãy xem công ty nào, từ quốc gia nào sẽ xây dựng những lò cao và hệ thống xả thải cho nhà máy thép Cà Ná?


Làm sao tránh khỏi một Fomorsa phiên bản Cà Ná (Ninh Thuận) khi các cam kết bảo vệ môi trường đến nay chỉ toàn là lời hứa - theo kiểu "không để một giọt nước nào chảy ra biển" trong khi hồ chứa thải chỉ đủ để chứa được số nước thải trong 4 ngày?


Câu trả lời phụ thuộc về sự lên tiếng và hành động của những công dân Việt Nam còn quan tâm đến vận mệnh của đất nước trong đó có vận mệnh của con cháu mình.

Chú thích:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo