An Thu, độc giả Dân làm Báo - Với người Sài Gòn thì buổi sáng không có tờ Tuổi Trẻ thì rất nhàm. Bên ly cà phê thì tờ Tuổi Trẻ luôn là đề tài cho mọi người bàn tán. Bất luận cà phê vỉa hè hay nơi sang trọng cao cấp. Từ lâu Tờ Tuổi Trẻ đã là tờ báo lớn nhất nước, là anh cả trong làng báo. Những sự kiện « Thư bác hồ gởi vợ» đã chấm dứt chấm dứt chức vụ Tổng biên tập của bà Kim Hạnh, rồi bài báo đòi thả 2 nhà báo cũng đưa anh Lê Hoàng về vườn. Nhưng gần đây, bạn đọc chúng tôi chả buồn đọc Tuổi Trẻ, ai cũng trèo tường lửa vào đọc báo hải ngoại hay hơn. Người ta đã quay lưng với báo chí Việt Nam như từng chán báo Nhân Dân. Báo Tuổi Trẻ cũng là một nạn nhân đáng thương.
Sau 1975, phải nói cách làm báo của Tuổi Trẻ đã dạy cho đám "cán ngố" nhiều bài học. Người Miền Nam dù mất vị thế nhưng còn Tuổi Trẻ với các thế hệ Hùynh Sơn Phước, Nam Đồng, Vũ Như Lanh, Kim Hạnh có chút gì an ủi. Rồi từ từ những tên tuồi ấy bị lu mờ và thay thế bới những nhân vật được « cơ cấu» và « quán triệt». Nhiều người làm báo lẫn lộn giữa «l» và «n» thì người Sài Gòn bắt đầu...chán
Cái tình yêu thời khó khăn ấy của người Sài Gòn dành cho báo Tuổi Trẻ nhạt dần. Nhiều khi vừa giận vừa thương. Người ta thương vì « chất anh hùng của người Nam Bộ» bị bán rẻ và những Lục Vân Tiên thời nay luôn bạc nhược. Ngay cả khi bị bịt miệng thì anh chàng trong mộng của Kiều Nguyệt Nga chả dám hó hé gì. Buồn.
Nhưng hôm nay một con én lại bay về khi tình cờ đọc lại tờ báo ngày xưa với những bài tàm tạm:
Lê Đức Dục sau loạt phóng sự về người Trung Quốc tràn ngập các công trường từ Nam chí Bắc không có tờ báo nào dám đăng. Anh phải cho « nương nhờ» trên trang Blog nhà báo , nhà thơ Đỗ Trung Quân. Hôm nay thấy anh xuất hiện trên chính tờ báo anh đang làm với tựa. « Ngọn sóng Biển Đông trong lòng người Việt» thất ý nhị và tinh tế: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/440082/Ngon-song-bien-Dong-trong-long-nguoi-Viet.html
Chưa hết ngạc nhiên, anh Bút Bi cũng góp gió với bài nhỏ to tâm sự trên trang mục « Chuyện thường ngày». http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Chuyen-thuong-ngay/440031/Thu-gui-bac-hang-xom.html . Chép lại kẻo không thì anh 3, anh 7 nào ra lệnh xóa mất ở đây:
Thư gửi bác hàng xóm
TT - Bác hàng xóm thân mến của tôi ơi, đây là lần thứ hai tôi gửi thư cho bác.
Nói rất thật lòng, tôi rất vui khi thấy bác ngày càng ăn nên làm ra, con cháu đông đúc.
Nhưng bác càng giàu thì lại càng xem thường hàng xóm. Nhà bác ở đã to lắm rồi, so với nhà tôi thì chẳng khác nào cỗ xe ngựa với con châu chấu. Thế mà nay thì bác lấn cái cổng, mai bác dịch cái hàng rào qua phía nhà tôi, thiệt là phiền nhiễu lắm lắm.
Bác hàng xóm thân mến, hôm nay tôi viết thư này chỉ muốn kể lại với bác về mấy câu mà tôi với bác vẫn thường đàm đạo với nhau lúc trà dư tửu hậu thuở hàn vi. Ngày ấy, khi nhắc đến cái tay ở đầu phố giàu có, thường ức hiếp người nghèo, bác vẫn cười khẩy bảo: “Châu chấu mà đòi đá xe/Tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng”.
Còn đây là một câu bác thường ngâm nga: ”Cao nhân tắc hữu cao nhân trị”. Khi nhà tôi gặp căng thẳng với cái tay nhà giàu ngoài phố, bác vẫn khuyên tôi rằng: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”...
Còn nhiều nữa nhưng tôi xin chỉ nhắc chừng ấy thôi. Và tôi mong bác sống tốt như thuở chúng ta còn hàn vi. Bởi những câu bác hay nói, mà tôi nhắc lại ở trên, đến giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Thôi, vắn tắt vài dòng, chúc bác mạnh khỏe và sống tốt để tạo phúc đức cho đời sau.
BÚT BI
Lâu lắm mới thấy lại những hình hài ngày xưa của báo Tuổi Trẻ. Có nên vui chăng? Chưa vội. Hôm vừa rồi ông Đinh Thế Huynh vừa họp « quán triệt» các báo phía Bắc, ông đang trên đường vào Nam để « quán triệt» các cơ quan báo chí và xuất bản trong Nam. Tranh thủ, khi chưa « vào lớp» báo Tuổi Trẻ chỉ đánh du kích một vài bài nhẹ nhàng như vậy . Sau đó thì « mèo lại hoàn mèo» cả thôi.
Thế bao giờ các tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên tìm lại tình yêu của đôc giả? Câu trả lời phụ thuôc vào lòng dũng cảm và bản chất «người nam bộ» của chính các tờ báo này
Nhưng không sao, nếu không có Tuổi Trẻ và Thanh Niên thì ngày nay người ta cũng có thể dễ dàng đọc blog hay báo ở « lề sự thật» người ta thích những tờ báo thuộc « lề của nhân dân» hơn là của « lề đảng». Thấy số phận tờ « nhân dân» không?
Riêng các anh chị nhà báo, chúng tôi hiểu cho cái thế của anh chị như anh Lê Đức Dục, Hà Thạch Hãn, chi Thu An...và nhiều nữa đã từng trãi qua. Nếu phải chọn giữa miếng cơm và một lương tâm trong sạch thì các anh chị chọn cái nào nhỉ?
Báo Tuổi Trẻ chả từng truyền cho thế hệ chúng tôi những U 40, U 50 về tinh thần: « thà chết vinh còn hơn sống nhục» đó sao?
Đi xe hơi sang trọng, ăn nhà hàng cao cấp mà mất nuớc nào có hay ho gì? Gào thét những lý thuyết trống rỗng và giả dối mà mất đất, mất biển , mất tài nguyên của cha ông để lại nào có tốt lành gì?
Tôi trở lại với ly cà phê vỉa hè và làm người Việt Nam khốn khó để tin rằng: đất nước và tổ quốc trên hết. Những ai cam tâm bán nước sẽ đền tội. Lẽ nào chúng ta cam tâm đồng lõa với những kẻ hèn mãi sao?
An Thu, độc giả DLB.