Đại Nghĩa (danlambao) - Giấc mơ thiên đàng Xã hội chủ nghĩa là dân giàu nước mạnh, tự do dân chủ, công bằng, bình đẳng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, ấy thế mà mãi cho đến ngày hôm nay mục tiêu ấy vẫn còn xa vời và chắc hẳn không bao giờ trở thành hiện thực vì sự thoái hóa của những người cộng sản biến chất.
Xã hội ngày nay sự phân cách giàu nghèo và quyền lực làm cho nhân dân không còn tin tưởng được vào những người cầm quyền trong quyết tâm làm cho dân giàu nước mạnh. Thử nhìn qua tình trạng xã hội Viêt Nam ngày nay rồi sẽ đánh giá được tinh thần dân tộc sẽ đi về đâu. Trong một bức thư gửi đến Đại hội XI của đảng CSVN trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, một vị lão thành cách mạng nói lên sự trăn trở của mình, ông viết:
“Nguy cơ phân hóa giàu nghèo, nông thôn thành thị, vùng miền; nguy cơ tệ nạn tham nhũng, lãng phí trong nội bộ bộ máy cầm quyền, tạo cơ sở xã hội cho diễn biến và tự diễn biến…Trong đó có một số giàu to là nhờ lợi dụng các kẻ hở của pháp luật để đầu cơ đất đai, nhà cửa, môi giới xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, chứng khoán v.v…Trong lúc đó, đại đa số nhân dân lao động, nông dân, công nhân, trí thức, cán bộ hưu trí đời sống bấp bênh, nhiều người không đủ ăn, không đủ tiền chửa bệnh, cho con đi học, không có nhà ở…Cả nước có trên 10 triệu lao động không ổn định, bán hàng rong, nhặt phế liệu…” (Đối Thoại online ngày 12-1-2011)
1- Giai cấp bị trị: Công -Nông dân nghèo.
Tình trạng xã hội bi đát nói trên được mô tả rõ ràng hơn qua những sự việc điển hình sẽ tuần tự được lượt kể ra dưới đây:
Khoản cuối năm 2007 ông bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, báo điện tử VNExpress trích lời như sau:
“Việt nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm.
“Ông Phát nói mức phát triển tại nông thôn Việt nam vẫn còn rất thấp, và rất nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo chỉ sau một đợt thiên tai như lũ lụt, dịch bệnh…
“Khoản cách giàu nghèo gia tăng giữa nông thôn và thành thị tại Việt Nam đang là vấn đề khiến các giới chức đau đầu”. (BBC online ngày 17-11-2007)
Cái bất công và bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam phần thiệt thòi vẫn thuộc về lớp người thấp cổ bé miệng, và kẻ ngồi mát ăn bát vàng luôn về phía có quyền có thế. Giáo sư Tương Lai, nguyên cố vấn các vấn đề xã hội của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn của đài BBC ông nói rõ:
“Nông dân Việt nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi…
“Cống hiến nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất là thứ hai. Hưởng thụ ít nhất là thứ ba. Thứ tư là họ được giúp đở kém nhất. Thứ năm là họ bị đè nén thảm nhất. Thứ sáu là họ bị tước đoạt nặng nhất. Thứ bảy, họ cũng là người cam chịu lâu dài nhất. Nhưng thứ tám, họ là người tha thứ cao nhất”. (BBC online ngày 19-8-2008)
Cái đau lòng nhất ở Việt Nam ngày nay là nhìn thấy được hình ảnh của các cụ gìa như cụ Đặng Huyền ở Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) tuổi đã ngót nghét 100 mà vẫn còn phải còng lưng đạp xích lô để nuôi cụ bà. Đặc biệt có một cụ bà tên Nguyễn Thị Chương tuổi sắp 90 ở huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh hàng ngày phải chăn giữ một đàn trâu trên 30 con. Đau lòng hơn là những đứa trẻ lang thang nơi đầu đường xó chợ bán từng tờ giấy số, hoặc khom mình trong những đống rác kiếm cái ăn, cái mặc, ôi tuổi thơ của chúng là thế và tương lai của dân tộc Việt Nam là thế.
“Những bàn tay chai sần, đầy sẹo bới móc đống rác. Những đôi vai gầy guộc, đen đúa khoác túi ve chai. Suốt ngày“ngập mặt” trong rác nhưng ước mơ tới trường luôn rực sáng trong đôi mắt đám trẻ lam lũ…
“Dẫu nắng chói chang hay mưa tầm tã, bọn trẻ vẫn lầm lũi trên các nẻo đường. Những bàn tay, bàn chân nhỏ xíu chai sần, đầy những vết thương ngang dọc bởi các vật sắc nhọn”. (Dân Trí online ngày 11-10-2010)
Chắc hẳn trong ký ức chúng ta chưa quên được ngày Hà nội tưng bừng đón lễ 1.000 năm Thăng Long, trong lớp người vui vể ấy họ có biết đâu những đứa trẻ bất hạnh ngày ấy ra sao? Câu chuyện dưới đây được nhà báo cựu đại tá QĐND Bùi Tín kể, chắc có lẽ ông cũng đau lòng khi nhớ rằng chính ông cũng là người góp phần gây ra thãm cảnh:
“Đó là các cô bé bán kẹo cao-su, những chú bé đánh giày, chừng 1.600 em tất cả, thường lẫn quất quanh bờ hồ, dọc các quán xá trong hẻm phố. Một bà bán nước mía đá vỉa hè cho tôi biết“chúng nó chạy về quê hết rồi, vì sợ bị công an chặn bắt”.
“Một em gái 13 tuổi bán kẹo cao-su cho tôi biết năm ngoái em đã bị bắt và đưa đến“trại xã hội” ở Ba Vì, ngoại ô Hà Nội.
“Tại trại em đã bị công an đánh bằng gậy bởi vì em không chịu khai ra tên người“thủ lãnh” đở đầu của em. Em bị giam suốt một tháng, mỗi ngày chỉ được một nắm cơm nhỏ. Các em bị giam chung với bọn du thủ du thực, người tàn tật và kẻ ăn mày. Có em cho tôi biết tại một trại ở Đông Anh, bốn em phải nằm chung trên một chiếc giường nhỏ”. (VOA online ngày 12-10-2009)
Trong khi một bữa ăn của công nhân lao động nghèo chỉ ăn những bữa ăn đạm bạc thì một bát phở bò Kobe mà những đại gia dùng điểm tâm mỗi sáng phải mất 850.000 đồng Việt nam. Ôi còn cái bất công bất hạnh nào bằng?
“Một bữa ăn nghèo nàn của 3 công nhân thời buổi gía cả leo thang chi hết 15.000 đồng, nghĩa là chi phí một bữa ăn cho một người chỉ 5.000 đồng. Bữa ăn công nhân chưa được cải thiện, nhưng bát phở thì đã được“cải thiện” về gía, từ 750.000 đồng lên 850.000 đồng, vậy quán phở vẫn đông khách”. (Saigon Tiếp Thị online ngày 30-3-2011)
Không có gì nghịch lý và chua xót hơn đồng lương của một người công nhân lao động cật lực suốt một tháng trời giải nắng dầm mưa mà không đổi được một tô phở:
“Ngày 4-4, thay mặt chính phủ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định số 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1-5-2011 là 830.000 đồng/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng so với mức lương 730.000 đồng/ tháng hiện đang áp dụng”. (Dân Trí online ngày 4-4-2011)
2- Giai cấp thống trị: Cộng sản đỏ, đại gia
Khi đề cập đến những tên cộng sản đỏ, những đại gia thì ôi thôi không biết bao nhiêu chuyện họ chơi ngông không kể sao cho hết. Có một bữa tiệc đám giổ khi nghe nói đến gía tiền đặt hàng mà chuyên gia ẩm thực Võ Quốc nhận phục vụ tại nhà gía một phần ăn nghe qua mà chóng mặt, tôi nghĩ khó có ai hình dung ra nổi:
“Võ Quốc chỉ giới thiệu ba thực đơn căn bản khoảng 5 món, với gía từ 2 triệu, 5-6 triệu và 8 triệu đồng/ khách…
“Chúng tôi tò mò hỏi: trong lúc lạm phát kéo dài, những người chịu bỏ 8 triệu đồng/khách cho dịch vụ tiệc này là đối tượng nào? Võ Quốc bảo“không thể tiết lộ về thông tin cá nhân khách hàng, chỉ có thể nói rằng đấy là giới thượng lưu và rất sành ăn”. Đơn đặt hàng mới nhất mà anh nhận được là ra miền Trung phục vụ một đám giổ sang trọng và hoành tráng cho hơn 100 thực khách”. (SaiGon Tiếp Thị online ngày 13-6-2011)
Cái ngông nghênh của bọn đại gia ngày nay còn thấy trơ trẻn hơn nữa là đã làm tiệc sinh nhật cho con chó của sếp, ấy thế mà cũng đã có gần 60 thực khách tham dự với những bao thơ kính cẩn:
“Những tràng pháo tay chúc mừng sinh nhật cùng giai điệu bài hát“Happy Birthday” vang lên. Sau đó từng khách đến vỗ về LeVy bằng những động tác, cử chỉ trìu mến và không quên tặng quà cho chú chó này với những phong bì cầm sẳn trên tay. Thắng bật mí trong phong bì mà mình tặng có 200 USD mới cứng”. (VietnamNet online ngày 26-7-2011)
Ngày nay cái kiểu khoe khoang thường tranh nhau mua sắm những cổ xe đắt tiền để loè thiên hạ của bọn trưởng gỉa học làm sang.
“Bản tin đề cập làn sóng người giàu đua nhau mua sắm xe hơi tại Việt Nam, dù thuế nhập khẩu đánh vào xe hơi lên tới 80%. Hai thông tấn xã vừa kể trích tin của VietnamNet nói về trường hợp của con một viên chức sắm một xe hơi trị gía một triệu 500 ngàn đô la, dù trong tay đã có 5 xe hơi cùng một loại, hoặc trường hợp những đại gia sẳn sàng để bỏ tiền nhập khẩu xe hơi bằng đường hàng không, thay vì chờ đợi một thời gian để xe được đưa vào bằng đường biển”. (VOA online ngày 22-1-2009)
Báo chí trong nước bây giờ thường dùng chữ “khủng” hoặc“siêu khủng” để diễn tả những sự việc quá tầm như tựa đề bản tin “Dàn xe cưới‘siêu khủng’ của đại gia đất cảng” được mô tả như sau:
“Dàn xe siêu sang tham dự trong một đám cưới của đại gia trẻ Hải Phòng chiều 25-12, trong đó có chiếc Phantom mang bản tứ quý 99K-9999.
Sử dụng xe siêu sang cho ngày cưới đang trở thành trào lưu của các đại thiếu gia. Hải Phòng là nơi mới nhất trình diễn bộ sưu tập xe sang gồm Rolls-Royce Phantom, Mercedes CLS, Porsche Cayenne, Porsche Panamera trong đám cưới của chú rể tên H. (sinh năm 1984). Anh hiện đang kinh doanh bất động sản của tập đoàn tài chính Hoàng Huy tại Hà nội”.(VietnamNet online ngày 27-12-2010)
Sau cùng chuyện một “Đại gia ly hôn: Tranh cải quanh 500 triệu USD” tính ra là hơn 10 ngàn tỷ đồng Việt Nam.
“Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ ly hôn giữa bà Nguyễn Thanh Thuỷ- TGĐ Công ty TNHH giải trí Thiên Đường Bảo Sơn…
“Một trong những nội dung hai bên còn tranh cãi là các tài sản chung mà hai vợ chồng cùng góp vốn làm ăn. Trong đó, có liên quan đến các dự án bất động sản có trị gía được ước tính lên đến 500 triệu USD như khách sạn, các khu du lịch nổi tiếng ở Hà Nội”. (Đối Thoại online ngày 12-7-2011)
3- Nhận định của người trong cuộc:
Trong một cuộc hội nghị bàn tròn cấp cao với sự tham dự của gần 300 diễn gỉa ở Hà Nội bàn về 20 năm đổi mới ở Việt Nam, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói về cái nghèo của giai cấp bị trị như sau:
“Hội nghị đã thống nhất đánh gía rằng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật, gây ấn tượng về xóa đói giảm nghèo. Nhưng hội nghị cũng nêu lên nghèo đói không phải chỉ là nghèo vật chất mà còn là nghèo về quyền lợi chính trị, còn là sự thiệt thòi không có tiếng nói, không được bảo vệ bằng pháp luật. Vì vậy hội nghị cũng nêu lên những mặt cần phải chú ý hơn”.(BBC online ngày 19-6-2006)
Theo nhận định của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, người đã từng trăn trở với cái xã hội mà ông đang sống có quá nhiều điều bất công đáng buồn. Có những người quanh năm phải làm nghề bán máu, bán huyết tương để nuôi gia đình hoặc lấy tiền đóng học phí cho con. Trong lần trả lời phỏng vấn của đài LSR, ông nói:
“Mức độ chênh lệch nghèo giàu ngày càng nhiều. Con ông cháu cha, con cháu thành phần tư bản đỏ đem xe hơi ra chạy đua trên đường phố, làm quà cho nhau bằng xe hơi mới, trong khi đó nhiều người sống vất vưởng, trẻ em lang thang cơ nhở và nhiều gia đình nghèo đói xác xơ, thậm chí phải bán máu, phải sống cơ cực”. (Việt Tide số 130 ngày 9-1-2004)
Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, cố vấn trong nhiều chương trình nghiên cứu về nông thôn cũng chua xót mà nhận định:
“Khoảng cách nông thôn-đô thị hiện nay cách nhau quá xa. Đó là vấn đề rất lớn người ta chưa cách nào đuổi kịp được. Bởi vì khẩu hiệu xóa bỏ ngăn cách đô thị-nông thôn từ lâu đã nói, nhưng không những không đạt được, mà ngày càng doãng ra và liên quan đến vấn đề phân hóa giàu nghèo nữa. Đến bây giờ chính là mối lo lớn”. (BBC online ngày 19-8-2008)
Sống ở cái xã hội bất công như thế bạn có buồn không khi mình thuộc giai cấp nghèo bị trị hoặc bạn có vui không khi gia đình bạn thuộc giai cấp ngồi mát ăn bát vàng? Tôi còn nhớ chuyện em bé gái tên Nguyễn Thị Bình ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc suốt 13 năm làm người“ở đợ” bị vợ chồng chủ nhà hành hạ tàn nhẫn cũng như em Nguyễn Hoàng Anh (Hào Anh) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau hành hạ một cách dã man. Ôi đau đớn lắm thay khi mà cái xã hội chủ nghĩa này đã sau 36 năm thống nhất, hòa bình mà đời sống của nhân dân Việt nam vẫn còn nghèo khổ và vẫn còn cách biệt hơn bao giờ hết.