Hoàng Thanh Trúc (danlambao) - “Dậu đổ bìm leo” một thành ngữ dân gian dù nó ẩn dụ trong trường
hợp nào củng là hành vi xấu xa hèn kém trong nhân cách, từ chuyện lặt vặt đến
hàng trọng đại.
Như tiên đế triều Nguyễn, vua Gia Long Nguyễn Ánh lợi dụng vua
Quang Trung băng hà , khởi binh đánh bại triều đại Tây Sơn, đã có những hành động “tận
pháp trừng trị” lên hài cốt của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và thân xác của Nguyễn
Quang Toản ( con trai vua Quang Trung
) tán hài cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn …, chừa lại ba đầu lâu
cho quân sĩ phóng uế vào rồi bỏ trong 3 cái vò, đậy nắp kỹ, niêm khằng, quấn
xích sắt, chú bùa để giam vĩnh viễn trong Nhà Đồ ngoại (sau đổi thành Vũ Khố)
vào tháng 11 năm Nhâm Tuất (1802).Đến năm 1822, Lệnh vua ban đưa 3 cái vò vào
giam ở Khám đường.
Đến
thời vua “con” Minh Mạng vẫn chưa thôi,dù nhân dân thương cảm cố dấu dím nhưng do sự tố giác của
người làng Nành, vua Minh Mạng lệnh cho đào phá toàn bộ hài cốt
của ba mẹ con Bắc Cung hoàng hậu Ngọc Hân, ở bải Cây
Đại làng Phù Ninh mang
ném xuống sông. Cũng ông vua này – Dù tả quân Lê Văn Duyệt Tổng
Trấn Gia Định Thành là công thần của tiên đế Gia Long nhưng vì ông khẳn khái
“pháp bất vị thân” nên sau khi chết cũng bị Vua Minh Mạng vì tư thù mà
san bằng mộ phần xiềng xích xung quanh nơi chôn cất .
Tuy
nhiên, lịch sử vốn không có trái tim nên cứ “thẳng mực tàu mà không sợ đau lòng
gỗ” nên hậu thế đặt hai vị vua này vào hàng hạ đẳng trong Vương Triều Nguyễn
chứ không Tôn Vinh . Không tuyệt đối, nhưng bên cạnh nét đẹp của quân tử :
Không khai đao với kẻ ngã ngựa và nghĩa tử là nghĩa tận thì nhân thế có nghĩ ấy
cũng là hành vi hạ sách hèn mọn đáng chê cười của “dậu đỗ bìm leo” thuận chiều
cùng lịch sử cũng có thể hiểu được .
Biệt thự cũ 24 Điện biên Phủ Hà Nội
Chi tiết tóm lược :
Biệt thự hai tầng củ , 24 Điện Biên Phủ Hà Nội từ 1954 có ba hộ
chia nhau sinh sống: đó là hộ : gia đình ông Cù Huy Cận (thân sinh Cù Huy Hà
Vũ), hộ : nhà thơ Xuân Diệu (mà Cù Huy Hà Vũ là cháu ruột gọi bằng cậu và cũng
là con nuôi ) người thừa kế hợp pháp duy nhất sau khi nhà thơ Xuân Diệu và em
gái đã qua đời , và hộ : gia đình ông Vũ Quốc Triệu (mới đến sau).
Ngày 17 tháng 6 năm 1996 được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
474/TTg giao lại cho UBND TP Hà Nội quản lý, giữ nguyên trạng ổn định nơi
cư ngụ cho cả ba hộ. Trong một văn bản quyết định gốc của Thủ tướng Chính phủ ,
Chị Nguyễn Thị Dương Hà (vợ Cù Huy Hà Vũ) còn giữ, có bút tích, nhằm bảo đảm
quyền thừa kế phần diện tích của nhà thơ Xuân Diệu cho gia đình Cù Huy Hà Vũ .
Ngày 21 tháng 3 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ lại ra thêm Quyết
định số 315/QĐ–TTg, căn cứ theo đề nghị của Bộ Văn hóa Thông tin, chiếu cố chia
thêm cho hộ ông Cù Huy Cận 50 m2 cũng trong khuôn viên 24 Điện biên Phủ, giao
cho UBND TP Hà Nội và Bộ Văn hóa Thông tin chịu trách nhiệm thi hành.
Ngày 11 tháng 12 năm 2003 thì UBND TP Hà Nội dựa trên Quyết
định số 21/2002 QĐ–BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin ra ngày 22 tháng 8 năm
2002 về việc lập Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, ban hành Quyết định số
7523/QĐ–UB “thu hồi một phần diện tích nhà – đất tại 24 Điện
Biên Phủ, quận Ba Đình, giao cho Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội quản lý, sử dụng
làm Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu”.
Nhưng mãi 5 năm sau ( 3 năm sau khi ông Cù huy Cận qua đời ) ngày
20 tháng 3 năm 2008 Quyết định số 7523/QĐ–UB mới được trao đến tay gia
đình Cù Huy Hà Vũ .
bà Ngô Thị Xuân Như phu nhân ông Cù Huy Cận, mẹ Cù Huy Hà Vũ
khiếu nại cực lực phản đối quyết định này .
Ngày 23 tháng 9 năm 2011( sau 2 năm bà Ngô Thị Xuân Như qua đời)
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà được mời tới trụ sở UBND phường Điện Biên, quận Ba
Đình, Hà Nội để nhận Quyết định số 4337/QĐ–UBND ra ngày
06/9/2010 của UBND TP Hà Nội, theo đó Nhà nước vẫn tiếp tục “vinh danh nhà thơ
Xuân Diệu” bằng cách “thu hồi một phần diện tích nhà – đất tại 24
Điện Biên Phủ, Hà Nội giao cho Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội (nay là sở Văn hóa
Thể thao Du lịch) quản lý, sử dụng” làm Phòng lưu niệm ông .( Trích từ trong văn bản diễn
giải của Luật Sư Dương Hà ) .
Trước
sự việc, bà Dương Hà phát biểu, “Mẹ chồng tôi, bà Ngô Thị Xuân Như,
em gái của nhà thơ Xuân Diệu, lúc sinh thời đã phản đối quyết định này, từ lâu việc này tưởng đã êm rồi, nhưng không ngờ giờ đây họ lại lợi dụng lúc chồng
tôi đang bị giam giữ, không có khả năng bảo vệ tài sản của gia đình, để chiếm
đoạt tiếp.” Cũng theo bà Dương Hà, việc lập nhà lưu niệm là việc của gia đình,
“phải để cho con cháu, gia đình và những người thừa kế cùng nhau quyết định,
chứ không phải là việc để cho nhà nước lấy cớ để chiếm đoạt tài sản”. Ông Cù
Huy Hà Vũ, vợ và hai con sử dụng phần đất còn lại ở tầng một từ nhiều năm nay.
Toàn bộ tầng hai và một phần ngôi nhà phụ nhìn ra đường Trần Phú hiện do bà
Trần Lệ Thu, người có hai con với cố nhà thơ Cù Huy Cận, sử dụng. Gia đình ông
Hà Vũ nói bà Thu cũng sử dụng chung một phòng khách ở tầng một”. không có chính
quyền nào trên thế giới này tôn vinh danh nhân bằng cách hất gia đình và con
cháu của người ấy ra đường! Để lấy chổ lưu niệm tôn vinh cũng chính con
người ấy ” .
Từ trái sang: Xuân Diệu, Ngô Thị Xuân Như, Huy Cận tại chiến khu Việt Bắc - Ảnh tư liệu do TS Cù Huy Hà Vũ cung cấp
Bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu và vợ nhà thơ Huy
Cận lúc còn sống đã nói với nhà nước : "...Còn nếu tôn vinh di sản đồng
nghĩa với truất quyền sở hữu của người chủ di sản thì có lẽ Vịnh Hạ Long,
Huế...sau khi được UNESCO công nhận là di sản thế giới hẳn đã không còn thuộc
chủ quyền Việt Nam mà là của Liên hiệp quốc từ lâu rồi!" (Bà Ngô Thị Xuân
Như tham gia Cách mạng năm 1945, là phó Chủ nhiệm Việt Minh , Hữu Thành, Bình
Định, Bà làm công tác y tế ở Ban kiểm tra 12 (Phủ Thủ tướng), phục vụ trực tiếp
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó bà công tác tại Cục Chuyên gia – Giao tế Trung
ương. Và là bác sĩ tại Viện Đông y, trước khi về hưu .)
Thông thường hiện nay, Hà Nội,TP/HCM và trên khắp các tỉnh thành
cả nước có rất nhiều nhà lưu niệm ( chứ không là phòng bé tẹo như thế ) hiện
diện trong khu dân cư vì nơi ấy ghi dấu ấn trong quá khứ che dấu nuôi nấng CBCS
nằm vùng trước kia, chính quyền khuyến khích người dân duy trì như dấu tích
truyền thống giáo dục cộng đồng có nơi chính quyền hổ trợ một phần để duy tu
bảo dưỡng nhưng hầu hết đều giao cho nhân dân người thân trong gia đình quản lý
bởi tài sản nhà đất thuộc người dân đang cư ngụ làm thế nào để tách ra làm nhà
lưu niệm độc lập ? nếu không thương lương mua lại với giá thỏa thuận ? Và vì
vậy cái Quyết định số 4337/QĐ–UBND thu hồi một phần diện
tích nhà – đất tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội giao cho Sở Văn hóa
Thông tin Hà Nội (nay là sở Văn hóa Thể thao Du lịch) quản lý, sử dụng” làm
Phòng lưu niệm cho chính người thân ruột thịt trong gia đình ấy là một điều
nghịch lý lạ lùng gần như chưa có tiền lệ -- Hãy nhớ rằng cả ba người : Ông Cù
Huy Cận,bà Ngô Thị Xuân Như,nhà thơ Xuân Diệu nếu không là công thần thì cũng
là những CB có “bề dày” ưu đãi trong chế độ hưu trí, so với những CB hưu trí
cùng cấp của cả ba thì nơi ở hiện nay là khiêm tốn và thay vì phải thu hồi cái
căn phòng 50 m vuông không lấy gì rộng rãi ấy mà những người thân của nhà thơ
Xuân Diệu đang xoay trỡ cư ngụ ổn định từ lâu. Sao UBND/TP/HN không vì cái gia
tài tinh thần vô giá của hai nhà thơ này mà không nghĩ tới cái Biệt Thự biệt thự số 12 Nguyễn
Chế Nghĩa, mà cựu chủ tịch thành phố Hoàng Văn Nghiên từng ở. Hơn một năm qua,
biệt thự 400m2 trị giá hàng vài chục tỷ đồng đang bị bỏ hoang. Trước đó, căn biệt thự này đã từng được cho thuê
với giá 5.000 USD/tháng. Nhưng Ông Nghiên được thuê lại căn nhà này với giá mỗi
tháng 500.000 đồng. Tháng 8/2006, ông Nghiên đã làm đơn xin mua nhà theo nghị
định 61. Tuy nhiên, sau khi báo chí phản ánh, việc mua
bán đã không được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận ?? .
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Bên
cạnh những phi lý khó lòng cho bất cứ ai có cái tâm trong sáng và trung thực để
đồng thuận cho một cách xử sự thiếu đạo lý, nhỏ mọn ,vặt vảnh gần như là thù
hằn cá nhân làm mất uy tín thể diện của một chính quyền Thủ Đô thì những “
Nghịch Lý” khác mà khi đặt ra chắc không ai trong chính quyền đủ tự tin để trả
lời trong quang minh chính trực :
Tại sao Quyết định số 21/2002 QĐ–BVHTT của Bộ Văn hóa Thông
tin ra ngày 22 tháng 8 năm 2002 về việc lập Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân
Diệu,khi ông Cù Huy Cận, một người thân ,một đồng chí cật ruột, cùng sống như
gia đình dưới một mái nhà nơi này, hiện diện, lại không được triển khai,mà phải
đợi đến khi ông qua đời, 3 năm sau mãn tang ông mới có quyết định ban hành –
Phải chăng đợi ( dậu “cha” đổ để bìm leo ) ??
Và tiếp theo – Vì sao Quyết định số 4337/QĐ–UBND
của UBND TP Hà Nội ban hành ngày 06/9/2010 là thời gian mà người chính thức
thừa kế di sản của nhà thơ Xuân Diệu là Cù Huy Hà Vũ đang là một công dân tự
do, vậy mà không giao ngay cho Cù Huy Hà Vũ trực tiếp xử lý, để đến nay, khi Mẹ
là bà quả phụ Cù Huy Cận qua đời và con là Cù Huy Hà Vũ đã lâm vòng tù tội thì
Quyết định ấy mới đến tay gia đình ? phải chăng đợi ( Dậu “con” đổ tiếp, để
bìm leo ) ?? – Và phải chăng cái cách hành sử như thế để mọi người dân phải
hiểu rằng : Như trong gia đình, nhân dân như con cái , trái lời chỉ dạy từ nhà nước
dù đúng hay sai, là có cái giá phải trả ??.
Trong sự việc này còn quá nhiều góc khuất cần soi rọi để sáng lên
chân lý của nhân cách trong phạm trù đạo đức mà một bài viết ngắn không thể
trang trải hết . Hy vọng có nhiều tiếng nói khác nữa cất lên cho đạo lý tiền nhân
còn giềng mối để phát triển,duy trì và tồn tại trong nhân cách Việt . Đừng để
quyền lực như con ngựa bất kham không có giây cương và chiếc roi kề cận .