Sự thật về “cái nhìn toàn diện lạm phát” của Chính phủ! - Dân Làm Báo

Sự thật về “cái nhìn toàn diện lạm phát” của Chính phủ!

Một Người Dân (danlambao) Chiều ngày 26/09/2011 Chính phủ Việt Nam họp báo tuyên bố rằng: "Chính phủ đã có cái nhìn toàn diện về lạm phát". Nào là lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu các bộ ngành vào cuộc mổ xẻ nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao, và kết quả đã cho ra cái nhìn toàn diện... Sự thật đây chỉ là một vở kịch mà Chính phủ diễn để hướng dân chúng Việt nam đến một cách nhìn nhận khác của vấn đề.

Những cảnh diễn vụng về của vở kịch 

Chính phủ tuyên bố rằng: “Chính phủ: Đã có cái nhìn toàn diện về lạm phát …”. Nếu vậy thì bấy lâu nay Chính phủ có cái nhìn... phiến diện về lạm phát chăng?!. Chưa hết, Chính phủ còn nói “Lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành vào cuộc mổ xẻ nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao …”. Chẳng lẽ lạm phát đã xảy ra mấy chục năm rồi mà các bộ ngành đến bây giờ mới là “lần đầu tiên” mổ xẻ tìm nguyên nhân. Nếu vậy thì bấy lâu nay hàng loạt các cơ quan bộ ngành ăn lương từ tiền thuế dân nộp đã làm cái việc gì cho dân, để đến bây giờ các quan mới chịu ra tay nghiên cứu mổ xẻ chống lạm phát. 

Nhìn lại lạm phát trong quá khứ 

Việt Nam đã có một quá khứ siêu lạm phát, những nguyên nhân, điều kiện và diễn biến của lạm phát ngày nay không khác mấy lạm phát khi xưa, nhưng Chính phủ chẳng có chút nào nhìn nhận về lạm phát khi xưa để rút ra bài học cho lạm phát hôm nay. (Vậy mà cái nhìn nhận ấy vẫn được cho là toàn diện!). 

Siêu lạm phát khi xưa là do ngân sách Nhà nước không gánh nổi lương cán bộ công nhân viên Nhà nước. Giai đoạn trước Nhà nước chủ trương toàn bộ nền kinh tế là của Nhà nước, và tệ hại hơn là xem doanh nghiệp Nhà nước cũng là cơ quan Nhà nước nên bao cấp toàn bộ cho doanh nghiệp Nhà nước. Dẫn đến tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên Nhà nước từ ngân sách bao gồm luôn cả những công nhân lao động trong các công trường. Và rồi ngân sách Nhà nước không thể nào gánh nổi việc trả lương, buộc Nhà nước phải in thêm tiền để trả lương, cuối cùng là dẫn đến siêu lạm phát. 

Để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm phát khi đó, Nhà nước buộc phải chuyển đổi cơ chế, từ doanh nghiệp Nhà nước bao cấp sang cơ chế doanh nghiệp Nhà nước tự chủ. Tức là cắt bỏ hàng triệu dân lao động không còn ăn lương từ ngân sách Nhà nước nữa, chuyển sang ăn lương doanh nghiệp, doanh nghiệp tự hạch toán trả lương. Vào thời điểm đó có hàng triệu người lao động bị đói nhưng rồi tình hình cũng vượt qua được. 

Lạm phát hiện nay… vẫn như xưa! 

Khi lạm phát lại xuất hiện như xưa, người dân giật mình nhìn thấy hàng triệu người vẫn đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mà những người này không làm gì để tạo ra của cải vật chất cho xã hội cả. Đó là những người làm việc trong các cơ quan Đảng, Đoàn, Hội, Mặt trận… ở tất cả các cấp từ trung ương đến tận cùng ngõ hẻm của đất nước. 

Những người này là kẻ ăn bám, đeo bám vào xã hội, vào nền kinh tế Việt Nam, khiến cho nền kinh tế như một cỗ xe quá nặng ì ạch chạy, để rồi không bao giờ đuổi kịp các nước lân bang. Đến khi máy xe có vấn đề bị yếu đi như hiện nay thì cỗ xe này đành phải đứng lại và không chạy nổi nữa. 

……………….. 

Nền kinh tế, xã hội có vấn đề mới dẫn đến khủng hoảng siêu lạm phát. Năm 1986 một lần như thế nhưng Nhà nước đã một lần cải tổ về mặt kinh tế chính trị nên đã vượt qua được. Nay tình hình khủng hoảng như vậy đang đến. Đúng ra là một lần nữa Nhà nước phải cải tổ kinh tế chính trị. Nhưng Nhà nước đang sợ sự trỗi dậy của dân chúng nên không dám cắt giảm bớt những người đang ăn lương ngân sách của Nhà nước vốn chỉ làm cái việc hỗ trợ cho sự tồn tại của Nhà nước để thực hiện việc cải tổ. Nhà nước đã chọn cách chống đỡ với lạm phát là cách bán biển, bán đất cho Tàu để lấy tiền bù cho ngân sách trả lương, hạn chế bớt phần nào việc in ra tiền mặt. 

Trên đây mới là sự thật của cái nhìn toàn diện về lạm phát. Còn “cái nhìn toàn diện về lạm phát “bao gồm những cái như là: tăng trưởng tín dụng tối đa 17%, lạm phát cao do đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, giá xăng dầu: không phải là chuyện lớn ? … mà Chính phủ đưa ra hôm họp báo vừa rồi chỉ là… lừa dân ! Những liệu pháp chống lạm phát ấy là của kinh tế thị trường nhưng Việt Nam đã có kinh tế thị trường đâu mà nói đến. 

Than ôi, những đứa con Việt Nam giờ đây không chịu tự làm ăn mà đành lòng đem bán đất mẹ, hèn chi chúng nó không tiếc tiền may cho mẹ cái áo mới, thật to !!! 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo