Tào lao về cái bắt tay - Dân Làm Báo

Tào lao về cái bắt tay

Lẩn Thẩn - Đầu tuần, xem cái hình trên mạng thấy có anh dùng 2 tay ,có anh dùng 1 tay để bắt tay nhau, nom cũng hơi kỳ kỳ. Đem chuyện hỏi mấy ông anh lớn, câu chuyện tào lao về việc 2 tay hay 1 tay xem ra rất rôm rả.

- Còn nhớ cách đây mấy chục năm, anh em mình đi mót cá ở cái ao đình không ?, các bác xã viên chỉ bắt qua loa để chia trong dịp tết,còn để cho bọn mình đi mót, gia đình nào có nơm thì họ chụp liên tục, mỗi lần chụp thì họ thò một tay vào khoắng,có cá thì chỉ cần một tay là tom được, anh em ta tay bo, thấy tăm cá là dùng hai tay để bắt. Họ dùng một tay là họ đã nắm chắc kết quả, còn anh em ta dùng hai tay là cố chộp cho được, dùng một tay sợ hụt.

- Thế dân gian có câu : bắt cá hai tay là có nghĩa gì sâu xa chăng ?

- Nếu có một con cá hoặc chỉ muốn chộp một con thì phải dùng hai tay; nhưng có hai con cá mà muốn vồ cả hai rồi đưa hai tay ra bắt cả đôi thì hỏng ăn. Ý của câu này là đừng tham 2 miếng mồi một lúc.

- Em xem phim Chiến thắng Điên Biên Phủ thấy Tây ra hàng đều dơ hai tay, có đứa nào dơ một tay đâu ? Nếu dơ một tay chắc có âm mưu gì đó còn giấu giếm, bị xử liền.

- Xem đá bóng,ông trọng tài dơ một tay ra phía trước, thổi còi là trận đấu bắt đầu,còn ông ta dơ một tay chỉ lên trời là tạm dừng, còn dơ cả hai tay ra phía trước là trận đấu kết thúc.

- Hai bên giao tiếp với nhau, hai bên đều chìa một tay hay hai tay thì hiểu là chào nhau hay mời nhau. Nếu một bên chìa một tay còn bên kia chìa hai tay thì hiểu là bên chìa một tay là bên cho, còn bên chìa hai tay là bên nhận; hoặc hiểu bên chìa hai tay là bên biếu hay xin một điều gì đó, còn bên chìa một tay là bên nhận và cho.Bên chìa hai tay là loại đàn em, con cháu.

Bắt tay nhau cũng là cách giao tiếp nhưng cũng phân ra loại cho/nhận, loại biếu/nhận, loại trên/dưới, loại xin/cho hoặc ngang hàng xòng phẳng như hai anh lái trâu sau khi ngã giá, một anh ngửa tay thì anh kia đập bàn tay của mình vào đánh bẹt một cái, thoả thuận đã xong. Nếu một trong hai anh lại đưa cả hai tay ra nắm tay anh kia (kể cả nắm từ cổ tay đến khuỷu tay) thì anh đưa hai tay đã tỏ ý hàm ơn anh kia một điều gì đó, tự nhận là đàn em,yếu thế.

Bắt tay là kiểu tây,chắp tay vái chào là kiểu phương đông, có lẽ các vị đang dùng kiểu đông-tây hỗn hơp, bắt tay kiểu tây xong liền chắp hai tay vái chào một thể.

Tay bắt chuồn chuồn là gần đất xa trời, khi hai tay buông xuôi chưa chắc đã hết chuyện vì lúc đó là cau chuyện của nhà văn và nhà sử.
13/10/2011 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo