Bộ trưởng Phạm Bình Minh bỏ rơi cán bộ nơi xứ lạ? - Dân Làm Báo

Bộ trưởng Phạm Bình Minh bỏ rơi cán bộ nơi xứ lạ?

Cao Minh (viết cho Dân Làm Báo) - Một cán bộ ngoại giao cao cấp của đại sứ quán Việt Nam tại Berlin (Đức) hiện đang nằm chờ chết vì không có tiền chữa bệnh ung thư máu. Khi nghe tin ông ta lâm bệnh hiểm nghèo đại sứ quán Việt Nam đã sa thải ông ta để khỏi phải lãnh trách nhiệm. Báo "Nước Đức mới" (Neues Deutschland), cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Đông Đức trước đây, ra ngày 26 tháng 7 năm 2012, đã tường thuật về vụ này dưới tựa đề "Liệu Việt Nam có để cho cán bộ ngoại giao của mình chết hay không?" (*). Vụ này đang gây xôn xao dư luận Đức.

Theo tờ "Báo Ngày" phát hành ngày 27 tháng 7 năm 2012 (Tageszeitung, http://www.taz.de/An-Leukaemie-erkrankt/!98185/) thì bệnh nhân là ông Phạm Toàn P., một cán bộ cao cấp làm việc nhiều năm trong sứ quán Việt Nam tại Berlin. Ông bị ung thư máu và đang được điều trị từ 10 tuần nay tại bệnh viện Vivantes Krankenhaus ở Berlin (http://www.vivantes.de/kfh/). Ông đã nhận được hai đợt hóa trị (chemotherapy). Ông tự trả tiền được một đợt. Còn một đợt do bệnh viện giúp. Tuần tới ông cần được hóa trị thêm một đợt nữa nhưng bệnh viện không tìm được người trả tiền nên chưa biết phải làm sao để giúp ông. Mỗi đợt hóa trị trị giá khoảng từ 15.000 Euro đến 17.000 Euro. Ngoài ra bệnh viện muốn đưa một thân nhân của ông ta sang Đức để ghép tủy sống cho ông với hy vọng chữa khỏi bệnh ung thư máu cho ông.

Việc tìm tiền để điều trị cán bộ ngoại giao Việt nói trên đã hầu như vô vọng. Theo một người hiểu nội vụ, việc điều trị cho ông ta gặp trục trặc ngay từ đầu vì cán bộ ngoại giao này chỉ được nhà nước Việt Nam đóng cho loại bảo hiểm sức khoẻ bình thường. Loại bảo hiểm này không trả tiền cho các loại trị liệu đặc biệt tốn kém như đối với bệnh ung thư. Thay vì đưa ông ta về nước hoặc đồng ý trả mọi chi phí cho ông ta thì đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã vô trách nhiệm khi xa thải ông ta khi biết ông ta lâm bệnh ung thư máu khiến ông phải tự lo mọi chi phí bệnh viện và điều trị.

Cũng may ông gặp được một người bác sĩ từ tâm tìm đủ mọi cách để xoay sở tiền viện phí cho ông. Bệnh viện đã xin sở xã hội Berlin trả chi phí điều trị. Sở xã hội Đức nói rằng họ không được phép trả chi phí điều trị cho các nhân viên ngoại giao ngoại quốc ở Đức. Bộ ngoại giao Đức cũng cho biết họ cũng không thể trả các chi phí này vì trên nguyên tắc, quốc gia chủ quản là Việt Nam hoặc các công ty bảo hiểm sức khoẻ Việt Nam phải trả tiền điều trị cho các cán bộ ngoại giao ở Đức. Cho đến nay đại sứ quán Việt Nam ở Berlin không trả lời các câu hỏi của bệnh viện và các phóng viên về vụ việc này. 

Hành động vắt chanh bỏ vỏ của ngành ngoại giao cộng sản Việt Nam nói trên đang làm dư luận Đức bất bình. Một tổ chức thân cộng có tên là Hội Đức-Việt (Deutsch - Vietnamesische Gesellschaft) đã gửi thư đến nhiều tư nhân để xin tiền nhưng giấu nhẹm lai lịch ông ta là cán bộ của đại sứ quán Việt Nam ở Berlin. Sau khi hiểu rõ nội vụ và biết lai lịch của đương sự, nhiều người đã phản ứng mạnh mẽ. Họ cho rằng hội này đã tìm cách lợi dụng lòng từ thiện của họ. Họ không muốn giúp vì không muốn tiếp tay cho một nhà nước gửi người bệnh sang một quốc gia khác với ý định để cho ngân sách xã hội và những nhà hảo tâm của quốc gia đó trả tiền điều trị.

Người chịu trách nhiệm chính trong vụ xì căng đan này là bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Dù biết hay không biết thì Phạm Bình Minh cũng phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp ông không biết thì lỗi của ông là không quản lý được thuộc cấp. Người chịu trách nhiệm trực tiếp là bà Nguyễn Thị Hoàng Anh hiện giữ chức "Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức". Bà Hoàng Anh là người từng học luật tại Đức và có nhiều năm làm vụ trưởng vụ luật pháp quốc tế trong bộ ngoại giao. Như vậy viên đại sứ này hẳn phải đọc được các bài báo Đức nói trên và am hiểu thông lệ ngoại giao. Đại sứ Hoàng Anh phải chịu trách nhiệm vì đã làm ngơ không giúp một cán bộ trong cơn thập tử nhất sinh và không báo cáo về cho bộ chủ quản giải quyết.



___________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo