Khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên thế giới - Dân Làm Báo

Khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên thế giới

Ian Bremmer (Business Insider )/Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) - Bản tiếng Việt dưới đây dựa trên một cuộc phỏng vấn ông Ian Bremmer, chủ tịch công ty tham vấn về địa chính trị Eurasia Group, được thực hiện tại Davos, Thụy Sĩ bởi tạp chí Business Insider. Bài phỏng vấn với văn nói được viết lại thành một bài bình luận. Nhưng nội dung không thay đổi. 

oo0oo 

Hình (U.S. Department of Energy): Bản đồ tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản. 

Trung Quốc và Nhật Bản xem ra sắp bước vào một cuộc chiến súng đạn về một vài hòn đảo nhỏ mà hai bên đang tranh chấp. Sự căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng bất kể những hòn đảo và là một mối lo ngại quốc gia lớn lao đối với Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới. 

Chuyện gì sẽ xảy ra với Trung Quốc và Nhật Bản? 

Vấn đề to lớn là quan hệ, cân bằng sức mạnh giữa hai nước này đã thay đổi và đang thay đổi một cách đột ngột, gây ấn tượng sâu sắc – thật sự và rất mạnh mẽ, không có lợi cho Nhật Bản. 

Từ những phối cảnh về an ninh, chính trị, và kinh tế nẩy sinh ra những vấn đề lớn lao cho Nhật Bản. Hiện nay sau cùng Nhật Bản đã có một nhà lãnh đạo [Shinzo Abe] có khả năng tại chức một thời gian. Ông ta không những có khuynh hướng quốc gia dân tộc mà còn có khuynh hướng ngày càng ủng hộ dân chủ. Ông đã là thủ tướng trước đây và là một người thực tiễn hơn, nhưng nếu chúng ta gặp ông, ông nói về sự mong muốn thành lập một liên minh các nước dân chủ tại Á châu [và] hướng nhiều hơn về Ấn Độ, Úc châu, và Tân Tây Lan. Ông [xứng đáng với biệt hiệu] là Ông Chuyển Hướng trước khi vấn đề chuyển hướng trở thành một thời trang. 

Nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản bước vào một lãnh vực mà Hoa Kỳ đã hành động vì lo ngại về thử thách của Trung Quốc ở trong vùng. Nhìn từ phối cảnh của chính sách ngoại giao, đây là một cố gắng chiến lược đơn thuần lớn nhất mà chánh quyền Obama đã cam kết. 

Chúng ta phải nghĩ rằng Trung Quốc sẽ xem tất cả những thứ này là những hành động khiêu khích. Câu hỏi thật sự là chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để phản ứng tới mức nào trong cách leo thang? Đây có phải là trường hợp xung đột giữa Nga – Georgia hay không? Đúng một chút. Chúng ta đang chọc con gấu phải không? Tôi không có câu trả lời về vấn đề này, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó không tốt. 

Tôi có một vài điểm vắn tắt sau đây: 

Trước hết, trái với Ông Hồ Cẩm Đào, Ông Tập Cận Bình có quyền hành đối với quân đội. Ông củng cố trực tiếp được nhiều những thứ như Ban Thường Vụ xung quanh. Ông ta là một nhân vật mạnh mẽ hơn, cá tính mạnh mẽ hơn, và dược lòng trung thành của Quân Đội nhiều hơn. Như vậy, nếu muốn leo thang, ông có thể cảm thấy thoải mãi hơn và tự tin rằng ông có thể tăng, giảm mà không mất khả năng kiểm soát. Điều này nguy hiểm cho Nhật Bản. 

Nếu chúng ta cũng nhìn vào cách Trung Quốc tiến hành về vấn đề này trước đây: cho phi cơ bay sát địa phận trước những cuộc bầu cử, hầu như là Trung Quốc không muốn Ông [Shinzo] Abe đắc cử, [nhưng] họ chắc chắc không phiền hà nếu Ông Abe thắng. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc bài Nhật là màn kịch Trung Quốc đóng dễ dàng. Nó cho phép Trung Quốc giải tỏa một số việc nếu không sẽ gây ra bất mãn và như vậy tạo ra những khó khăn cho chính phủ Trung Quốc. 

Một điểm chót về vấn đề này. Khi chúng ta nhìn vào vấn đề Trung Quốc - Nhật Bản, so với tất cả những lãnh thổ khác trong vùng – chúng ta nói về Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam – với tất cả những nước trong vùng Biển Hoa Nam, Trung Quốc có một nền kinh tế lớn hơn bất cứ nền kinh tế nào của những nước này, nhưng Trung Quốc cũng lại có những cộng đồng dân Trung Quốc ở hải ngoại chế ngự nền kinh tế địa phương. Họ là những doanh nhân, và với thời gian điều này làm cho Trung Quốc thoải mái. Những doanh nhân này biết chuyện gì xẩy ra bên trong nước, tạo ra sự minh bạch. Nhưng điều này cũng có nghĩa là với thời gian, Trung Quốc thật sự cảm thấy như thể là nếu họ chỉ cần xây dựng một quan hệ kinh tế, an ninh sẽ được bảo đảm. 

Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng chính trị, họ sẽ có ảnh hưởng an ninh song phương. Tất cả Trung Quốc có thể làm được là nắm chắc rằng Hoa Kỳ không có khả năng để tạo ra những liên hệ đa phương ở trong vùng. 

Đối với trường hợp Nhật Bản, điều này không đúng. Không có người Trung Quốc có ảnh hưởng thương mại quan trọng trong nước Nhật. Họ rất mơ hồ về cách thức hệ thống hoạt động. Nhật Bản lớn hơn nhiều, do đó, nếu chúng ta là Trung Quốc, chúng ta nghĩ làm thế nào để có thể thay đổi cán cân theo chiều hướng có lợi cho chúng ta. Khi chúng ta trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi chúng ta xây dựng một quân lực lớn mạnh hơn, vấn đề của chúng ta là Nhật Bản. 

Một quốc gia mà chúng ta chuẩn bị để xông xáo tới – bây giờ tạm gọi là quyết đoán – nhưng sau này có thể là xông xáo – là Nhật Bản. Tất cả những yếu tố cấu trúc này thật sự làm tôi lo ngại. Không có gì để nghi ngờ rằng những liên hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn quan trọng. Không có gì phải thắc mắc rằng Hoa Kỳ chắc chắn không muốn thấy tranh chấp giữa nước đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ có thể cố gắng tới mức nào để ngăn chặn cuộc tranh chấp này với một tiền đề là Hoa Kỳ và Nhật Bản có quan hệ mật thiết; Tôi không rõ nếu cuộc tranh chấp sẽ không trở thành nghiêm trọng hơn. Nếu tôi phải đánh cuộc ngay bây giờ, tôi nghĩ rằng sẽ có tình trạng sẽ leo thang nghiêm trọng trong năm 2013. 

Tôi nghĩ cho đến nay, Trung Quốc – Nhật Bản là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên căn bản tranh chấp trực tiếp song phương trong những năm sắp tới. 

Sẽ có chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản? 

Hình (Getty Images): Siêu thị Jusco với vốn đầu tư Nhật Bản tại Qingdao, Trung Quốc bị đập phá và hôi của. 

Tôi nghĩ rằng hai nước đang có chiến tranh rồi. Tôi nghĩ rằng cuộc chiến vi tính chống các ngân hàng Nhật đã gia tăng rất nhiều. Tôi nghĩ chúng ta nhìn vào những cuộc biểu tình chống Nhật Bản do chính phủ rõ ràng khuyến khích và ảnh hưởng trực tiếp đối với đầu tư của Nhật tại Trung Quốc. Chiến tranh ngày nay được điều khiển bằng những phương tiện khác. Chúng ta có thể chắc chắn không nói rằng những kẻ này là bạn. Câu hỏi là họ là kẻ thù hay là vừa là bạn vừa là kẻ thù? 

Nhìn vào nhóm 20 quốc gia (G-20), liên hệ song phương tệ nhất trong bất cứ hai nước nào trong G-20 hiện nay là Trung Quốc – Nhật Bản. Tôi nghĩ điều này rõ ràng. Nhân tiện đây, mười năm trước là trường hợp Nga – Nhật Bản. Vào thời điểm đó cũng liên hệ đến tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản thật sự đã phải làm việc vất vả để cải thiện liên hệ này. 

Vì nhiều lý do tình trạng trước đây dễ dàng hơn nhiều. Chúng ta không có vấn đề văn hóa. Nga thấy Nhật có khả năng trả tiền và tất cả những thứ như vậy. Trường hợp Trung Quốc – Nhật Bản vô cùng khó khăn hơn. 

Tôi có nghĩ rằng hai nước sẽ trực tiếp đối đầu nhau không? Đây không phải là trường hợp Nga xâm chiếm Georgia với xe tăng, nhưng chúng ta có thể chắc chắn thấy những cuộc giao tranh nhỏ trên lãnh thổ tranh chấp. Sự kiện này có khả năng lôi cuốn sự có mặt nhiều hơn của Hoa Kỳ trong vùng. Nguy hiểm là điều này có thể làm cho quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trở nên tồi tệ. 

Nếu ở trong đúng tình trạng này, những gì sẽ xẩy ra? Một phi cơ Nhật sẽ bắn đạn lửa vào một phi cơ Trung Quốc. Phi cơ Trung Quốc phản ứng lại và bắn rơi phi cơ Nhật. Cái gì sẽ xẩy ra? 

Trước hết chúng ta sẽ thấy bang giao giữa hai nước bị cắt đứt. Dĩ nhiên những đại sứ sẽ bị triệu hồi tức khắc. Không phải là hoàn toàn đoạn tuyệt, nhưng đây là việc đầu tiên xẩy ra. Chúng ta sẽ thấy [những hoạt động] bài Trung Quốc và [những hoạt động] bài Nhật ở khắp nơi. Chúng ta sẽ thấy một vài trường hợp liên hệ đến bạo lực. 

Hình (Reuters): Ngoại Trưởng Nhật Fumio gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton trong lần viếng thăm Washington vào giữa tháng 1, 2013. Hoa Kỳ tuyên bố không ủng hộ bất cứ một hành động đơn phương nào về cuộc tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản. 

Có thể sẽ có một số người gốc Nhật sống tại Trung Quốc sẽ bị đánh đập và giết chết. Việc đánh phá các cơ sở của Nhật Bản tại Trung Quốc được xem như không chịu đựng nổi. Những công ty Nhật sẽ phải rời khỏi Trung Quốc hàng loạt. 

Tình trạng xấu đủ. Đây là những điều thật chắc chắn xẩy ra nếu có kiểu đương đầu như vậy. Câu hỏi đặt ra là hai bên có thể quay ngược trở lại được không? 

Về viễn cảnh quân sự, tôi nghi ngờ hai nước muốn như vậy. Hoa Kỳ lập tức sẽ biểu dương sức mạnh. Đây hiển nhiên sẽ là một báo động cao nhất cho cả hai phe, nhưng cũng sẽ có nhiều biện pháp để tạo sự tin cậy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thử bảo đảm cuộc tranh chấp quân sự giữa Nhật – Trung Quốc không bị vượt ra khỏi khả năng kiềm chế. 

Bây giờ hãy nhớ rằng Nhật Bản chi tiêu vào khoảng 1% tổng sản phẩm nội địa về quốc phòng. Nhật Bản không tự bảo vệ như chúng ta. Điều này làm cuộc sống dễ dàng hơn khi nghĩ về tình trạng tồi tệ có thể gặp phải, nhưng không có nguy hiểm về chiến tranh – xung đột quân sự trực tiếp – tình trạng này làm cho hai bên tin tưởng rằng việc leo thang là có thể xẩy ra. 

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nếu có xung đột – Đông và Tây Đức – người ta nói tới Thế Chiến Thứ III. Nhưng ở đây không ai nói như thế. Một phần bởi vì Nhật quá yếu. Một phần vì Nhật, Trung Quốc, và Hoa Kỳ có quá nhiều quyền lợi kết nối với người Trung Quốc. 

Nhưng nếu Hoa Kỳ biểu dương lực lượng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản? Hoa Kỳ sẽ phải làm như thế vì Nhật Bản là đồng minh của chúng ta. Hoa Kỳ cũng có những quyền lợi tại Trung Quốc. Chúng ta đã chọn phe. Nếu nhìn vào lời tuyên bố của Bà Hillary Clinton về điểm này, chúng ta rõ ràng đã lựa chọn phe: “Chúng ta không muốn dính líu vào cuộc xung đột này, nhưng hãy để cho chúng ta làm sáng tỏ một cách rất tường tận rằng chúng ta ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản.” Chúng ta dành cho Nhật Bản những hòn đảo này. Họ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Chúng ta cam kết về điều đó. 

Chúng ta có những quyền lợi to tát tại Trung Đông trong lãnh vực năng lượng. Những quyền lợi này đang giảm xuống với thời gian. Do Thái là đồng minh của chúng ta. Điều này làm chúng ta gặp khó khăn. Đây là rõ ràng là một tình trạng tương tự, nhưng Trung Quốc rất quan trọng đối với chúng ta về phương diện kinh tế hơn bất cứ nước nào tại Trung Đông. 

Hoa Kỳ có đánh nhau với Trung Quốc hay không? 

Nếu Trung Quốc quyết định lấy những đảo này, chúng ta có bảo vệ Nhật Bản hay không? Chúng ta có đánh nhau với Trung Quốc hay không? 

Tôi nghĩ rằng xác suất của kịch bản này quả thật rất thấp, chính vì Hoa Kỳ dính líu vào việc này. Thật vậy, trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị hành động gây gỗ không thỏa hiệp với Nhật Bản, tôi không tin rằng Trung Quốc sẵn sàng để hành động như vậy với Hoa Kỳ. 

Việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc xung đột Trung-Nhật sẽ có những ảnh hưởng kinh tế gián tiếp không thể tránh được. Nó sẽ có tác động trên quan hệ thương mại Trung-Mỹ, và chắc chắn sẽ làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên lạnh nhạt hơn nhiều. Nó cũng sẽ làm cho tiềm năng hợp tác mới mẻ về Syria không đáng kể qua thời gian. Bắc Hàn và nhiều nơi khác chúng ta cần sư hợp tác sẽ trở thành khó khăn hơn nhiều. 

Đây là hai cường quốc quan trọng nhất thế giới hiện nay. 

Tôi nghĩ xác suất về việc Trung Quốc xung đột quân sự trong vùng với Hoa Kỳ đang bảo vệ Nhật Bản quả thật rất thấp. Đối với tôi đây là lối cổ võ sự sợ hãi mà thôi. 

Tôi nghĩ rằng đối với cuộc đụng độ quân sự lẻ tẻ, vấn đề tiềm tàng nằm ở trong cuộc xung đột kinh tế nghiêm trọng thực sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là điều thực sự đúng hiện nay, nó có thể xẩy ra ngày mai. 

24-1-2013 

The Japan-China Crisis Is The Most Significant Geopolitical Tension In The World 






o0o

China and Japan appear to be on the verge of a shooting war over some tiny islands that are the subject of a territorial dispute. 

Henry Blodget and Paul Szoldra (Business Insider) - Tension between these countries is escalating irrespective of the islands, and it is a matter of immense national concern for the United States and the rest of the world. 

Yesterday in Davos, I sat down with Ian Bremmer, the president of geopolitical consulting firm Eurasia Group, to get his take on the situation. 

Blodget: What’s going to happen with China and Japan? 

Bremmer: The big problem is that the relationship, the balance of power between these two countries, has changed and is changing dramatically—and really, very strongly not in Japan’s favor. 

From a security perspective, a political perspective, an economic perspective, this is just creating big, big problems for the Japanese. And now they finally have a leader that has a good shot at staying around for a while. He has a more—not just nationalist inclination—but a more pro-democracy inclination. He was prime minister last time and people said he was more pragmatic, but if you met with him, he talked about wanting to create a league of democracies in Asia [and] orienting much more towards India and Australia and New Zealand. He was Mr. Pivot before pivoting was fashionable, right? 

Now he comes into a context where the U.S. is already acting in a way that’s concerned about a Chinese challenge in the region. It’s the single biggest strategic effort that the Obama administration has engaged in, from a foreign policy perspective. 

And you have to think that the Chinese are going to see all this as provocative. The real question is, to what extent is the Chinese government prepared to respond in an escalatory fashion? Is this Russia vs. Georgia? A little bit, right. Are you poking the bear? 

And I don’t know the answer to that, but I suspect it’s not good.

A couple of quick points on that: 

First of all, unlike Hu Jintao who really didn’t have control over the military, Xi Jinping does. He has much more direct consolidation of these, sort-of standing committees around him. He’s a much stronger figure, much stronger personality, has much more loyalty from the military. So, if he wants to escalate, he can feel much more comfortable and confident that he can ratchet up and ratchet back without it getting out of control. 

That’s dangerous for Japan. 

Also if you look at the way the Chinese have engaged before on this issue: buzzing the territories with planes right before the elections, almost as if they didn’t want [Shinzo] Abe in, [but] they certainly didn’t mind Abe in. Anti-Japanese nationalism is a fairly easy play for the Chinese to engage in that allows them to defuse some of what would otherwise be discontent with things that would be more problematic for the Chinese government. 

One final point on this: when you look at China vs. Japan, compared to all of the other territories in the region — you talk about East China Sea, South China Sea — with all those countries in the South China Sea, the Chinese themselves are a much larger economy than any of those countries, but also the Chinese have very large diaspora communities that dominate the economies of those countries. They are the key business people, and over time, that makes the Chinese much more comfortable. They know what’s going on inside the country, it creates more transparency. But also it means that over time the Chinese really feel like if they just build the economic relationship, the security will come. 

They are going to get the political influence, they’re going to get the security influence, bilaterally. All they can do is make sure the U.S. isn’t able to create strong multilateral ties in the region. 

With Japan that’s not true. 

There are no Chinese in Japan that have significant business influence. It’s very opaque to them the way the system actually works. Japan’s much bigger, so if you’re China, [you are] thinking about how you’re going to tip the balance over time in your direction. When you become the world’s largest economy, as you’re building out your military, your problem is Japan. 

The country that you’re prepared to be more aggressive towards — call it assertive now — but over time perhaps aggressive is Japan. And all of these things, all of these structural factors, really worry me. There’s no question that the economic ties are still important between these two countries. There’s no question that the United States certainly does not want to see conflict between their allies Japan, and the Chinese. But how much effort the U.S. will be able to put into stopping it and given how tied the Americans are to the Japanese; it's not clear to me this isn’t going to get worse. If I had to bet right now, I think there is [going to be] a significant run of escalation in 2013. 

And I think by far, China-Japan is the most significant geopolitical tension on the map, in terms of direct bilateral conflict in the coming years. 

Blodget: Do you think they’ll go to war? 

Bremmer: I think they are at war. I think that cyberwarfare against Japanese banks has gone up greatly. I think you look at the anti-Japanese demonstrations that were clearly stimulated by the Chinese government, and the impact that’s had directly on Japan investment in China. Warfare is conducted by other means today. And we can certainly not say that these guys are friends. The question is are they frenemies or are they enemies? 

I would tell you that looking at the entire G20, the single worst bilateral relationship among any two countries in the G20 is China-Japan, right now. I think that’s clear. By the way, 10 years ago, it was Russia-Japan. Now, at that point it was also over contested territories. The Japanese actually worked really hard to try to improve that relationship. 

It was a lot easier for many, many reasons. You didn’t have the cultural issues. The Russians saw Japanese as being able to write checks, and all this sort of thing. In China-Japan, it’s radically harder. 

Do I think that they will come to direct [confrontation]? This isn't Russia invading Georgia with tanks, but we could absolutely see direct military skirmishes over the contested territory, sure. And that potentially could involve escalation of American presence in the region. The danger here is that it has the knock-on impact of deteriorating U.S.-China relations as well. 

Blodget: So what happens if we get exactly that. A Japanese plane shoots tracers at a Chinese plane. The Chinese plane responds and shoots down the Japanese plane. What happens? 

Bremmer: Well, first of all, you’re gonna see a cut-off of diplomatic ties between the two countries. The ambassadors of course, will immediately be withdrawn. Not complete secession, but that’s the first thing that happens. You’ll see anti-Chinese and anti-Japanese across the board. You’ll see some violence. 

There will probably be Japanese ex-pats living in China that will be roughed up and killed. Japanese exposure in China which has already taken a beating would be considered unsustainable. Japanese companies would be leaving China in droves. 

That’s bad enough. Those are things that are virtually certain to happen if you had that type of a confrontation. The question would then be, can both sides dial it back? 

I suspect from a military perspective they would. The Americans [would] immediately have a show of force. There obviously would be highest alert for both sides, but there would also be a lot of confidence-building measures between the U.S. and China to try to assure the Japanese-China military conflict would not spill out of control. 

Now keep in mind, Japan spends something like 1% of its GDP on the military. The Japanese aren’t defending themselves on this stuff, we are. That makes life easier in terms of thinking about how bad it can get, but because there’s no danger of going to war, right — direct military conflict — that allows both sides to believe that escalation is more feasible. 

The Cold War, if there had been conflict — East and West Germany — people were talking World War III. No one’s talking about that here. 

Blodget: Because Japan’s so weak. 

Bremmer: In part because Japan’s so weak. In part because Japan, China, and the United States have so many interlocking interests with the Chinese. 

Blodget: But if the U.S. has a show of force, it is to protect the Japanese? 

Bremmer: Has to be. Japan’s our ally. 

Blodget: We have huge interests in China as well. 

Bremmer: Yes, we do. 

Blodget: We’re going to take a side immediately? 

Bremmer: We have taken a side. If you look at Hillary Clinton on this point, it is very much, “We don’t want to get involved in this conflict, but let’s be very clear: we support Japanese territorial integrity.” And look, we gave the Japanese administration over these islands. They are our strategic ally. We are committed to that. 

We have huge interests in the Middle East in energy that are going down over time. Israel is our ally. That gets us into trouble. This is clearly an analogous-type situation, but China is much more important to us economically than all these folks in the Middle East. 

BIodget: So if China decides to take these islands, we defend Japan? Do we go to war with China? 

Bremmer: I think the likelihood of that scenario is very low indeed, precisely because the United States is involved. And so, while the Chinese have prepared to play hardball with Japan, I don’t believe the Chinese are prepared to play hardball with the United States. 

And that’s going to have a knock-on economic effects. It’ll impact U.S.-China trade relations, and it’ll certainly make it much colder between the two countries. It makes the potential for a nascent cooperation on things like Syria over time very de minimis. North Korea and plenty of places where we need to cooperate are much, much harder. 

These are the world’s two most important powers right now. 

But, I think the likelihood of the Chinese [engaging militarily] with the Americans in the region defending the Japanese is very low indeed. That to me, is fear mongering. 

Where I think the potential is — for actual serious economic conflict between Japan and China, over a military skirmish. That’s actually real, that’s on the table right now, that could happen tomorrow. 

That’s a real thing. 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo