Phapluatvn - Theo nguồn tin chưa chính thức, ngày 7-8, tại TP Biên Hòa, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ Võ Thanh Tùng, PV báo Pháp Luật TP.HCM, thường trú tỉnh Đồng Nai. Nội dung chi tiết việc bắt giữ chưa được biết rõ.
Cũng trong chiều 7-8, lệnh khám xét nhà riêng của PV Võ Thanh Tùng tại TP Biên Hòa đã được cơ quan điều tra tiến hành. Công an đã thu giữ một số giấy tờ, máy tính, ổ cứng và hiện vật khác.
Cho đến cuối ngày 7-8 , báo Pháp Luật TP.HCM chưa tiếp nhận được thông tin chi tiết từ cơ quan chức năng. Báo đang tiếp tục theo dõi để có hướng xử lý cụ thể.
*
Cô Gái Đồ Long - Nửa đêm của ngày đầu tháng cô hồn, làng báo rúng động vì một phóng viên báo pháp luật Tp.HCM bị bắt. Sáng nay PLTP dè dặt với một mẩu thông báo ngắn ngủn, thì Tuổi Trẻ đưa tin hoành tráng quá. Hix.
Võ Thanh Tùng bút danh Duy Đông người vừa mới đoạt giải 3 báo chí TP.HCM năm 2013 với loạt bài điều tra "Nhức nhối nạn đóng hụi chết cho CSGT trên quốc lộ 20". Xem lại ở đây:
Bán xe, đóng “hụi chết” bằng tiền... âm phủ!
Khác với xe khách chung tiền cho CSGT khi bị tuýt còi, các tài xế xe tải phải vào tận nơi làm việc đóng tiền tháng cho CSGT để mua đường.
LTS: Mới đây, người đứng đầu Cục CSGT đường bộ, đường sắt bày tỏ: CSGT nhận dăm ba chục, một trăm ngàn đồng của người tham gia giao thông chỉ là những “tiêu cực” chứ không hẳn là tham nhũng...
Dù là tham nhũng hay “tiêu cực” thì hiện tượng này đã và đang làm nản chí các tài xế xe tải chạy trên QL20 (Đà Lạt - TP.HCM) vì họ phải đóng tiền tháng mà cánh tài xế gọi xách mé là “đóng hụi chết” cho hầu hết các chốt, trạm CSGT trên quốc lộ này.
Có người phải bán xe vì “chịu không thấu việc nai lưng ra cày cho CSGT ăn”, như lời một tài xế. Cũng có trường hợp CSGT cương quyết không nhận tiền từ tài xế nhưng đó là khi tài xế chung bằng... tiền âm phủ hoặc số tiền không đúng với “luật ngầm” ở đây!?
Phóng viên đã theo xe tải chở hàng từ Đức Trọng (Lâm Đồng) về TP.HCM và chứng kiến việc CSGT của gần chục chốt, trạm trên quốc lộ này thản nhiên nhận tiền tháng từ cánh tài xế xe tải.
Lâu nay giới tài xế xe tải chạy tuyến TP.HCM - TP Đà Lạt (Lâm Đồng) xem QL20 là “cung đường tử thần”: không chỉ con đường có hàng ngàn ổ gà, ổ voi, nhiều trạm thu phí… mà họ nản chí với nạn mãi lộ của CSGT trên cung đường này.
Dày đặc chốt, trạm thu “hụi chết”
QL20 bắt đầu từ ngã ba Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai) lên tới TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng chỉ hơn 230 km nhưng dày đặc trạm, chốt CSGT của hai tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng. Ngoài việc phục vụ nhu cầu du lịch, đây còn là tuyến đường huyết mạch giúp người dân vận chuyển các mặt hàng nông sản từ Lâm Đồng về miền Đông, Tây Nam Bộ tiêu thụ và chở các loại hàng thiết yếu như gạo, gạch men, sơn, vôi, xi măng… từ TP.HCM lên Đà Lạt. Phương tiện vận tải các mặt hàng trên chủ yếu bằng xe tải và các tài xế phải tự “chui đầu vào rọ”, đóng “hụi chết” cho CSGT để mua đường.
Sau khi đi hết địa bàn tỉnh Đồng Nai, với 160 km từ huyện Đạ Huoai đến Đà Lạt, thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng, các tài xế xe tải phải lần lượt chung cho khoảng chín trạm, chốt CSGT của tỉnh này. Trong đó ngoài bốn chốt của phòng CSGT, họ còn phải chung cho đội CSGT các huyện mà tuyến QL20 chạy qua.
Chẳng biết vị trung tá CSGT này nghĩ gì khi trong
phong bì “hụi chết” này là tiền... âm phủ. (Ảnh cắt từ clip)
Điều đáng nói là việc chung, lấy tiền không còn dừng lại ở chuyện lặt vặt như vòi vĩnh năm, ba chục ngoài đường mà nhà xe phải cho người vào tận nơi làm việc của CSGT đưa tiền theo một quy trình bất di bất dịch và phải thuộc làu giá chung nếu không muốn “ăn” biên bản trên đường.
Tài xế T. cho biết xe tải loại 5 tấn thì phải chung 600.000 đồng/tháng, xe 6 tấn thì 800.000 đồng/tháng, xe 8 tấn thì 1 triệu đồng cho mỗi trạm, chốt CSGT. “Muốn chung cho CSGT ở các trạm, chốt, chỉ cần bỏ tiền vào phong bì, ghi biển số xe bên ngoài rồi cho người vào các chốt, trạm CSGT “ơi” một tiếng là họ nhận “hơi bị nhanh”. Mỗi tháng các xe phải chung đủ cho gần chục trạm, chốt CSGT để “mua” sự bình yên cho chiếc xe tải chở hàng từ Đà Lạt về TP.HCM. Hầu hết xe tải chở hàng thường xuyên trên tuyến đường này đều phải thực hiện “nghĩa vụ” theo tháng. Xe nào không chung hoặc chung trễ chắc chắn sẽ bị “nhắc nhở” bằng biên bản vi phạm giao thông!” - T. nói.
Một tài xế khác tiết lộ: “Chung tháng thì chung, lâu lâu thiếu biên bản, các chú (CSGT) vẫn đè ra lập với lý do “lỡ thổi rồi thì xin một cái vì “đói”... biên bản!”.
Chung bằng tiền âm phủ!
Giữa tháng 11-2012, trong một lần theo xe đi thực tế nạn mãi lộ, một tài xế xe tải tên C. nói: “Họ ăn dữ lắm, chạy tuyến này không thể sống được khi mà đường thì quá xấu, trạm thu phí nhiều nên tiền công chở hàng không đủ tiền chi phí. Mấy ông CSGT cứ thấy tài xế đưa tiền là “bụp”. Đưa tiền âm phủ mấy ổng cũng “ăn” chứ nói chi tiền thật. Tôi chịu không thấu, giờ đã bán xe”.
Với 160 km từ Madagui (huyện Đạ Huoai) đến
TP Đà Lạt có đến chín trạm, chốt CSGT. Ảnh: VT - DĐ
Tưởng anh C. bức xúc nói chơi, không ngờ anh này làm thật. C. bỏ vào phong bì năm tờ tiền hàng mã giống tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng, bên ngoài phong bì C. ghi biển số chiếc xe mà anh đã bán chuẩn bị cho việc đi “đóng hụi”. Khi chiếc xe tải chở chúng tôi đi gần hết địa phận Lâm Đồng, C. bảo tài xế dừng lại rồi bước nhanh vào Trạm CSGT Madagui (huyện Đạ Huoai). Vào trạm, C. đưa cái phong bì cho một CSGT mang hàm trung tá đang ngồi ở bàn làm việc. Cũng như những hình ảnh ở hầu hết các chốt, trạm mà chúng tôi từng ghi lại được, sau khi lấy cái phong bì từ C., vị trung tá này hỏi: “Xe mấy tấn, bỏ trong đó bao nhiêu?”. C. nhanh nhẩu trả lời: “Dạ, xe 5 tấn, em gửi sếp 5 xị”. Vị này nhanh tay vạch phong bì ra đếm và thấy năm tờ tiền hàng mã. Khi thấy tiền âm phủ, vị này lắp bắp liên tiếp: “Gì đây mày, gì đây mày?”. Lúc này C. trả lời tỉnh rụi: “Mấy ông ăn quá, tôi chịu không nổi nên bán xe rồi, hôm nay vô chung cho mấy ông lần cuối!”. Nói xong C. cười và rời trạm trong sự ngỡ ngàng của vị CSGT.
Có lẽ cuộc đời làm CSGT của vị trung tá này có nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhưng việc nhận phong bì bằng tiền âm phủ chắc chắn sẽ khiến ông phải suy ngẫm. Vì dù hành động của tài xế C. chỉ khiến bạn đọc phì cười thì nó cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh lương tâm nghề nghiệp của những người được giao cho nhiệm vụ bảo vệ ATGT, góp phần đem lại bình yên cho xã hội.
Trong một công bố
mới đây, dựa trên kết quả điều tra xã hội học, Thanh tra Chính phủ và
Ngân hàng Thế giới cho biết: CSGT đứng đầu nhóm ngành tham nhũng. Kết
quả điều tra xã hội học dựa trên việc lấy ý kiến của 5.460 người (2.601
người dân, 1.058 doanh nhân và 1.801 cán bộ, công chức tại 10 tỉnh,
thành và năm bộ, ngành).
“Kết quả điều tra xã
hội học không làm dư luận ngạc nhiên mà một lần nữa khẳng định sự thật
đang diễn ra công khai, phổ biến từ nhiều năm qua. Điều mà người dân
mong mỏi ở lãnh đạo Cục CSGT là sự thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm để
sửa chữa” - một lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
|
Võ Tùng - Duy Đông
Nguồn: FB Cô Gái Đồ Long