Cơn mê chiều - Dân Làm Báo

Cơn mê chiều

Xin làm người soi đường đi xoá hết đau thương...

Babui (Danlambao) - Nếu so với bác Cao-Đắc Tuần và bác Hữu Liêm, tôi chỉ là kẻ ngoại đạo của âm nhạc, một nốt bẻ đôi cũng không biết nên không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng tình cờ được bác Hữu Liêm nhắc lại bài hát Cơn mê chiều trong bài viết Và người ơi xin chớ quên đăng trên Danlambao đã làm cho tôi như sống lại nỗi niềm riêng của mình.

Ôi âm thanh và hình ảnh qua những nhân chứng sống và phim ảnh của Mậu Thân 1968 như hiện về... nào là tiếng đập của cuốc xẻng, tiếng kêu là thất thanh và tiếng nổ của đạn AK khô khốc rợn người khi thành phố Huế rơi vào địa ngục của hủy diệt và thảm khốc, được che đậy bằng danh từ tổng nổi dậy và giải phóng. 

Hình ảnh của những cán binh cộng sản trong cái rét lạnh đầu Xuân mặc quần tà lỏn, tay đeo băng đỏ, vài vác AK đầu đội mũ tai bèo, mặt xanh như tàu lá chuối vì đói ăn khát uống đi gõ cửa từng nhà như thần chết gõ cửa điểm danh sự sống sao mà ghê rợn kinh hoàng!

Ảnh Babui

Bài hát Cơn mê chiều ra đời trong thời điểm 1968 đặc điểm là không có âm thanh và ánh sáng đi kèm trong lời ca như tiếng nổ và hỏa châu, mà chỉ có gươm đao, loại vũ khí cổ điển gây nên cái chết dã man và mọi rợ. 

Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn...

Lời mở đầu cho bài hát báo trước một biển mưa nước mắt và tang tóc chia lìa sẽ đến với những địa danh: Đường nội thành, Cầu Tràng Tiền, Hương Giang, đồi Ngự Bình... 

Nhưng có lẽ không còn cảnh nào thê lương chia lìa buồn man mác như ở bên sông. 

Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò...

Và hơn thế nữa: 

Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi...

Một khi mà tiếng chuông chùa không còn ngân lên ở đất Thần Kinh thì xem như Huế tắt thở và niềm tin bị hủy diệt bởi cộng sản.

Nhưng tính nhân bản của miền Nam của tác giả đối với tội ác của công sản không là hận thù mà là ngọn đuốc hải đăng soi đường cho những thế hệ mãi sau. 

Tôi là người trong đêm, mang ngon đuốc về nội thành
Xin là người soi đường đi xóa hết đau thương...

Phải nói qua bài hát Cơn mê chiều nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi là kẻ tung và ca sĩ Thái Thanh là người hứng. 

Giọng hát được mệnh danh là vượt thời gian của Thái Thanh được sự phụ họa của những giọng hát không chuyên oan hồn trong tết Mậu thân ở Huế, đã làm cho người nghe phải sởn gai ốc khi nghe Thái Thanh cất tiếng hát Cơn mê chiều.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo