Phạm Xuân Ẩn chẳng có “chuyên môn” Việt Cộng và Tình Báo. (Bài 3) - Dân Làm Báo

Phạm Xuân Ẩn chẳng có “chuyên môn” Việt Cộng và Tình Báo. (Bài 3)

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Chuyện kể của Ẩn cho ta thấy Ẩn không có “chuyên môn” Việt Cộng cũng chẳng có “chuyên môn” Tình Báo.

I. Ẩn không có “chuyên môn” Việt Cộng

1. Đang đi bộ đội của Việt Minh rồi xin nghỉ nuôi cha ốm

“Tháng 10 năm 1945, Ẩn rời trường trung học ở Cần Thơ và gia nhập lực lượng Việt Minh chuẩn bị vào rừng để đánh Pháp. Khi tàu chiến Pháp bắn phá Hải Phòng vào tháng 11 năm 1946, chiến tranh toàn diện đã nổ ra giữa Pháp và Việt Minh. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, ông Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phần chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Nhưng rồi Ẩn đã không thể vác súng hay gậy để lao vào cuộc chiến này. Cậu buộc phải trở lại Sài Gòn vào năm 1947 để chăm sóc người cha đang bị bệnh lao rất nặng. Tại đây, cậu trở thành người tổ chức các cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh nhằm phản đối người Pháp và sau này là người Mỹ. Ẩn còn nhớ rất rõ một ngày vào tháng 3 năm 1950, khi chiến hạm USS Richard B. Anderson thăm Sài Gòn, mang theo hàng tiếp tế giúp quân Pháp chống lại Việt Minh.(20) Cậu là một trong những người tổ chức các cuộc xuống đường phản đối chiếc tàu Mỹ neo đậu tại cảng Sài Gòn." (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 15, chương 2)

Nhận xét: Không thể nghỉ việc bộ đội của Việt Minh để nuôi cha ốm! Điều này cho thấy Ẩn không có “chuyên môn” về Việt Cộng mới kể như vậy!

Ẩn có biết gì về “Kỷ luật sắt” của quân đội Cộng Sản không?

2. "Một phụ tá thân cận từ rất sớm của Hồ Chí Minh" gặp

"Sự nghiệp lãnh đạo biểu tình của Ẩn nhanh chóng kết thúc khi cấp trên trực tiếp là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nói với cậu rằng cách mạng có nhiệm vụ mới giao cho cậu. Bác sĩ Thạch, một phụ tá thân cận từ rất sớm của Hồ Chí Minh, bảo Ẩn không được tham gia bất cứ cuộc xuống đường nào để tránh bị bắt hoặc bị chú ý. Ẩn cảm thấy băn khoăn và thất vọng, trong lòng tự hỏi không biết cách mạng có nhiệm vụ gì mới cho mình. Ít lâu sau, Ẩn được triệu tập lên căn cứ Việt Minh tại Củ Chi ở phía bắc Sài Gòn và bác sĩ Thạch nói rằng cậu sẽ được tham gia lớp tình báo chiến lược đầu tiên của Việt Nam.(21)" (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 15, chương 2)

Nhận xét: Như vậy ông Thạch đã gặp Ẩn sau “tháng 3 năm 1950, khi chiến hạm USS Richard B. Anderson thăm Sài Gòn”.

Một người thanh niên, chưa kết nạp đảng, đang đi bộ đội thì bỏ về để nuôi Cha ốm (Hài), hoặc bị đuổi về vì không phải “thành phần cơ bản” (Xem bài 2) có đủ tiêu chuẩn để “Cán bộ cấp cao nhất của Việt Minh hoạt động ở miền Nam” gặp và “bác sĩ Thạch nói rằng cậu sẽ được tham gia lớp tình báo chiến lược đầu tiên của Việt Nam”?

Cộng Sản Việt Nam không thể tin tưởng những người không phải “thành phần cơ bản”!

3. Thầy dạy và học nghề tình báo

“Hà Nội cử hai điệp viên vào Sài Gòn để huấn luyện Ẩn những điều cơ bản của công việc tình báo, nhưng chính công việc mới thực sự giúp Ẩn hoàn thiện kỹ năng. Ban đầu, Ẩn làm nhân viên kế toán và thủ quỹ cho Công ty dầu mỏ Caltex nhưng sau đó được giao nhiệm vụ vào làm thanh tra cho hải quan Pháp, từ đây cậu chuyển các báo cáo về tình hình chuyển quân của Pháp cũng như việc Mỹ viện trợ cho Pháp. Cậu cũng tìm cách nắm bắt mọi thứ liên quan tới các nhân vật tai to mặt lớn của Pháp và Mỹ tại Việt Nam. “Tôi theo dõi và sau đó viết báo cáo, cũng không nhiều lắm” Ẩn kể.” (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 15, chương 2)

Nhận xét: Thầy dạy là ai vậy? “hai điệp viên vào Sài Gòn để huấn luyện Ẩn” mà không lộ sao?

Ẩn lúc này đang là Công Chức của Pháp cơ mà?

4. Kết Nạp Đảng 1953 ở Cà Mau: “Cán bộ cấp cao nhất của Việt Minh hoạt động ở miền Nam, ông Lê Đức Thọ, chủ trì ”

“…Ẩn trở thành đảng viên Cộng sản vào tháng 2 năm 1953 trong một lễ kết nạp ở tỉnh cực nam Cà Mau, cách Sài Gòn 350 cây số. Cán bộ cấp cao nhất của Việt Minh hoạt động ở miền Nam, ông Lê Đức Thọ, chủ trì lễ kết nạp và sau đó đã kéo Ẩn ra nói chuyện riêng. Ông Thọ tham gia nhóm cách mạng của Hồ Chí Minh từ rất sớm và là một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông từng bị người Pháp cầm tù mười năm, trong đó có khoảng thời gian lao động khổ sai tại Poulo Condore(*), về sau gọi là Côn Sơn, một hòn đảo với hệ thống nhà tù khét tiếng khắc nghiệt.

…"Anh Sáu Búa”, biệt danh mà các đồng chí đặt cho Lê Đức Thọ, cảnh báo Ẩn rằng khi cuộc chiến chống Pháp kết thúc, Mỹ sẽ không để cho người Việt Nam tự quyết định tương lai của mình. Những tên đế quốc mới sẽ thay thế thực dân Pháp, và cuộc chiến sắp tới sẽ lâu dài và tàn khốc. Ẩn được chỉ thị phải chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ nhiệm vụ nào mà đảng giao phó trong công cuộc bảo vệ đất nước.(9)” (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 14, chương 2)

"Buổi chiều ngày 7 tháng 4, một chiếc xe gắn máy chở ông Lê Đức Thọ, người đã chủ trì lễ kết nạp Phạm Xuân Ẩn vào Cộng sản hai mươi năm về trước, chạy tới sở chỉ huy của Đại tướng Dũng, ông Thọ mang chiếc túi xách bên trong đựng tờ mệnh lệnh thực hiện cuộc tấn công cuối cùng mang tên, “Tiến tới thắng lợi cuối cùng”, trong đó khẳng định ông Dũng là Tư lệnh trưởng, còn Trần Văn Trà và Lê Đức Anh làm tư lệnh phó. " (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 35, chương 6)

Nhận xét: 1. Lê Đức Thọ chủ trì?

Xin thưa, đây là 1 điều chứng minh Ẩn không có “chuyên môn” về Đảng cs vn mới kể như vậy!

Vì việc “chủ trì lễ kết nạp” là việc của bí thư Chi bộ! không phải là việc của: “Cán bộ cấp cao nhất của Việt Minh hoạt động ở miền Nam”!

5. Ẩn đang làm cho Pháp đi tới đó mà không lộ sao?

Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý quân đội Liên hiệp Pháp.

“Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn bị chính quyền miền Nam gọi nhập ngũ và được trưng dụng làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp. Nơi đây, Ẩn kết thân với đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), thực chất là chỉ huy CIA ở Đông Dương…” (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 1, Báo Tuổi trẻ, 30-09-2013)

"Ẩn trở thành thành viên của Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào tháng 2 năm 1956"

"Ẩn nhanh chóng tập trung sự chú ý vào các nỗ lực ngầm được tiến hành để xây dựng một bộ máy mới và huấn luyện lực lượng cho quân đội Nam Việt Nam.(24) Phái bộ Cố vấn Quân sự Mỹ (MAAG) tại Sài Gòn đã được thành lập vào năm 1950 để “giám sát việc triển khai chương trình hỗ trợ thiết bị quân sự cho lính lê dương Pháp chống lại Việt Minh trị giá 10 triệu đôla”.

Trong một giai đoạn ngắn, MAAG còn được giao nhiệm vụ giúp nâng cao năng lực của các đơn vị Quân đội Nam Việt Nam càng nhanh càng tốt. Một nhóm cán bộ khung đã được thành lập với văn phòng trực thuộc MAAG để điều hành một tổ chức huấn luyện song phương với tên gọi là Chương trình Tư vấn và Huấn luyện Quân sự (TRIM). Một trong những nhiệm vụ của TRIM là hỗ trợ và tư vấn cho các cơ quan quân sự của Việt Nam về xây dựng lực lượng vũ trang. TRIM bao gồm 209 sĩ quan Pháp và 68 sĩ quan Mỹ (khi người Pháp ra đi thì có thêm 121 sĩ quan Mỹ nữa), không có ai trong số sĩ quan Mỹ nói được tiếng Việt và chỉ có chưa đầy mười người biết tiếng Pháp.(26)

Ẩn học tiếng Anh từ những nhà truyền giáo ở Cần Thơ trong thời kỳ Nhật chiếm đóng. Sau đó, ông làm bạn với ngài Webster ở Đại sứ quán Anh tại Sài Gòn, người mỗi lúc rảnh rỗi lại dành hàng giờ luyện tiếng Anh với ông. Rồi sau đó thì Ẩn làm việc chung với ông Newell nên đến thời điểm muốn đầu quân cho TRIM, ông đã là một trong những người Việt giỏi tiếng Anh nhất, khiến ông trở thành một tài sản quý giá đối với người Mỹ và Việt Nam, giúp ông thiết lập quan hệ với hàng chục người sau này sẽ trở thành tư lệnh quân đội Việt Nam Cộng hòa và những người Mỹ có nhiều ảnh hưởng.

Ẩn trở thành thành viên của Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào tháng 2 năm 1956, hoạt động ở vùng Đồng bằng sông Mê Kông với nhiệm vụ chính là triệt phá cơ sở hạ tầng của Việt Minh. “Trên thực tế, tôi phục vụ cho ba quân đội”, ông Ẩn nói.

“Quân Pháp trong quá trình chuyển giao; là một hạ sĩ quan của Việt Nam Cộng hòa, nơi tôi giúp thiết lập sư đoàn bộ binh hạng nhẹ đầu tiên; và lực lượng vũ trang của Mặt trận Giải phóng”. (27) Khi Ẩn được thăng hàm lên tướng một sao (thiếu tướng) vào năm 1990, ông đã nói với các lãnh đạo Cộng sản, “tôi thân thiết với cả năm quân đội - quân Việt Minh, quân Pháp, quân Việt Cộng, quân Mỹ, và quân Việt Nam Cộng hòa - nên tôi đáng được năm sao. Tôi không nghĩ rằng họ hiểu ý hài hước của tôi”. 

Ẩn nhớ về hai cố vấn người Mỹ cùng làm việc chung với một sự trân trọng đặc biệt. “Họ là những người tốt muốn giúp đỡ nhân dân Việt Nam, và chúng tôi đã nói chuyện rất tâm đắc về đất nước của tôi. Họ còn giúp tôi luyện tiếng Anh và sau đó còn dạy tôi hút thuốc đúng kiểu. Tôi chưa bao giờ biết rít thuốc và họ đã chỉ cho tôi, rồi cho tôi những điếu Lucky. Họ làm việc rất giỏi”, Ẩn kể lại với một nụ cười ấm áp.

Phái bộ Huấn luyện Quân sự Hỗn hợp (CATO) thay thế TRIM vào tháng 4 năm 1956, và hoạt động như là ban phụ trách chiến dịch cho chỉ huy trưởng của MAAG, cơ quan kiểm soát tất cả các đơn vị chiến trường trực thuộc các trường và bộ chỉ huy của Việt Nam. Ẩn chuyển từ TRIM sang CATO để phụ trách công tác xử lý tài liệu và thực hiện các cuộc phỏng vấn đối với sĩ quan Việt Nam Cộng hòa sắp đi Mỹ tham dự các khóa huấn luyện chỉ huy." (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 15 - chương 2)

Nhận xét: Liệu Quân đội Pháp và Mỹ có thể dùng nhầm người?

Một người “Đang đi bộ đội của Việt Minh rồi xin nghỉ nuôi cha ốm… năm 1947”, sau 1950 thì “Ẩn được triệu tập lên căn cứ Việt Minh tại Củ Chi ở phía bắc Sài Gòn và bác sĩ Thạch nói rằng cậu sẽ được tham gia lớp tình báo chiến lược đầu tiên của Việt Nam” rồi “Hà Nội cử hai điệp viên vào Sài Gòn để huấn luyện Ẩn những điều cơ bản của công việc tình báo” rồi “vào tháng 2 năm 1953 trong một lễ kết nạp ở tỉnh cực nam Cà Mau” do “Cán bộ cấp cao nhất của Việt Minh hoạt động ở miền Nam, ông Lê Đức Thọ, chủ trì…” mà đến “Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn …làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý.” Quân đội Pháp và Mỹ 2 trong 4 tứ cường thời đó và cho cả đến ngày nay và tương lai! Họ không thể như một cái chợ như thế!

6. Thấy gì vô lý qua đoạn sau:

(The Spy Who Loved Us, Thomas A. Bass, May 23, 2005 - 

"An was an eighteen-year-old high-school student at the College de Can Tho, in the Mekong Delta, when he dropped out of school, in 1945, to enlist in a Vietminh training course. For more than a hundred recruits there were only fifty weapons, some left over from the First World War. Trainees had to pick up spent cartridges to make new bullets. Though he was involved in fighting first the Japanese and then the French, An dismisses this experience as little more than running errands. But a government Web site, recounting his activities as a Hero of the People’s Armed Forces, describes An as “a national defense combatant who participated in all battles in the western region of South Vietnam.” 

By 1947, An had left his position as a platoon leader, involved mainly in propaganda, and moved back to Saigon to care for his father, who would have a lung removed and spend the next two years in the hospital with tuberculosis. An organized student demonstrations in Saigon, initially against the French and then against the Americans. He worked as a secretary for the Caltex oil company until, in 1950, he passed the exam to become a French customs inspector. 

During the Tet New Year celebration in 1952, An was summoned into the jungle north of Saigon to meet the Communist officials who were setting up C.O.S.V.N.—the Central Office for South Vietnam. C.O.S.V.N. would lead the war against the Americans, who, even before the end of the First Indochina War, in 1954, were beginning to replace the French as the primary enemy. An was excited about this call to the war zone, where he hoped to join his sister, who had moved to the jungle three years earlier to become “the Voice of Nam Bo,” a radio broadcaster for the Communist network. An visited her sometimes, taking her food or medicine, and staying overnight in the Vietminh tunnel network, where the cooking fires were vented through termite mounds in order to evade the French spotter planes that flew overhead. (In 1955, An’s sister moved to North Vietnam to work for the state-run coal mines.) 

An was disappointed to learn that he wouldn’t be joining his sister in the jungle but, instead, was being recruited to work as a spy in Vietnam’s newly established military intelligence service. “I was the first recruit,” he says. An found his new assignment ignoble. Spying is the work of hunting dogs and birds of prey, he says. “I had been beaten by the riot police during student demonstrations in Saigon, and I had no desire to be a stool pigeon or an informer.” 

The first problem An confronted on slipping back into Saigon as a newly recruited spy was how to avoid being drafted into the French colonial forces. To practice the English that he was learning at the United States Information Service, he volunteered his services as a press censor at the central post office. Here he was told to black out the dispatches written for British and French newspapers by Graham Greene, a “troublemaker” who the French assumed was working for British intelligence during his frequent visits to Vietnam. 

An was formally inducted into the Communist Party in 1953, at a ceremony in the U Minh Forest presided over by Le Duc Tho."

Nhận xét: Một người con của Viên chức Pháp, đi bộ đội Cộng Sản năm 1945 - đến 1947 thì bỏ về làm cho Pháp, đến 1950 còn là viên chức Thuế quan của Pháp, mà Việt Cộng vẫn tin tưởng?

Không bao giờ có!

Đang là Viên chức Pháp mà ông dám "An visited her sometimes... and staying overnight in the Vietminh tunnel network"?

Không bao giờ có!

Thấy gì vô lý qua đoạn sau: 

"In spite of his freelance work for the French intelligence agency, the Deuxième Bureau, An was drafted in 1954. To avoid getting shot during the waning days of the French colonial war in Indochina, An played on the family connections by which business gets done in Vietnam. He asked a cousin, Captain Pham Xuan Giai, for help. Giai, who commanded G5, the psychological-warfare department of the Army general staff, made An an adjutant, the highest-ranking noncommissioned officer, and put him to work at Army headquarters on the Rue Gallieni, near Cholon.

This is where Colonel Edward Lansdale found An when he came to offer his services—and money—to Captain Giai. Lansdale, a former advertising man and an expert in psychological warfare, had been sent to run the C.I.A.’s covert operations in Vietnam. Arriving in the country soon after the French defeat at Dien Bien Phu, Lansdale found G5 and the rest of the old colonial military apparatus in a shambles. They were totally demoralized, with no idea what to do with themselves, until Lansdale and his innocuously titled Saigon Military Mission began turning South Vietnam into a country, complete with an army, a President, and a flag. 

Finding a promising student in the young Pham Xuan An, Lansdale and his colleagues began teaching him the tradecraft that he would employ in his next twenty years as a Communist spy. “I am a student of Sherman Kent,” An says, referring to the Yale professor who helped found the C.I.A. Strategic intelligence, Kent wrote in his classic text, “Strategic Intelligence for American World Policy” (1949), is a “reportorial job” based on studying the “personalities” of world leaders. “It must know of their character and ambitions, their opinions, their weaknesses, the influences which they can exert, and the influences before which they are frail. It must know of their friends and relatives, and the political, economic, and social milieu in which they move.” 
(The Spy Who Loved Us, Thomas A. Bass, May 23, 2005 - 

Nhận xét: "In spite of his freelance work for the French intelligence agency, the Deuxième Bureau, An was drafted in 1954."

Mà tình báo Pháp rồi CIA không biết: "In 1955, An’s sister moved to North Vietnam to work for the state-run coal mines."?

Vô lý!

II. Kể chuyện đi học bằng tiền Việt Minh đi vay và Từ chối sự trợ giúp của trùm CIA Mỹ là... một sơ hở chết người!

1. Từ chối sự trợ giúp của trùm CIA Mỹ:

“…Những mối quan hệ sơ khởi này về sau đã trở nên cực kỳ giá trị. Một trong những chiến thuật được xây dựng rất thận trọng của Ẩn đó là không bao giờ chơi thân với những người mà ông biết hoặc cho là cảm tình viên của Cộng sản; thay vào đó, ông tìm kiếm và kết bạn với những nhân vật được coi là chống Cộng hăng hái và nổi tiếng nhất nhằm bảo vệ vỏ bọc của ông cũng như hiểu sâu hơn về tư duy của người Mỹ.(29) Ông bắt đầu với Đại tá Edward Lansdale, người đến Sài Gòn vào năm 1954, trong khoảng thời gian giữa trận chiến Điện Biên Phủ và việc ký kết hiệp định Geneva, chia đôi Bắc và Nam Việt Nam theo đường giới tuyến tạm thời tại vĩ tuyến 17. 

…Lansdale là giám đốc của Phái bộ Quân sự ở Sài Gòn (SMM), một đơn vị của CIA nhưng gần như tách hẳn khỏi cơ quan thường trực.

...Phillips, Conein, và những người khác trong nhóm của Lansdale nhanh chóng thích Ẩn bởi ông có bản tính khiêm tốn và khiếu hài hước. Bởi vì ông nằm trong số những người Việt nói tiếng Anh giỏi nhất nên rất hữu ích…

...Lansdale muốn chiêu mộ Ẩn để phục vụ cho cuộc chiến chống Cộng của mình, nên đưa ra đề nghị tài trợ cho ông đi học tại Trường Hạ sĩ quan tình báo và Tâm lý chiến. Điều này có thể giúp Ẩn thăng tiến nhanh sau khi trở lại Việt Nam. Ẩn đem lời đề nghị của Lansdale đến xin ý kiến những thượng cấp thực sự tại Củ Chi, và người chỉ huy trực tiếp, ông Mười Hương, nói rằng ông nên tránh vụ này vì quá rủi ro. Lúc bấy giờ Cộng sản đã cài được người vào hàng ngũ lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hòa và có người về sau được phong hàm đại tá, nhưng không ai được chuẩn bị để thực hiện một sứ mệnh kiểu như của Ẩn. Bằng việc học nghề báo, Ẩn có thể vào đại học ở Mỹ. Nếu ông nhập ngũ thì cơ hội nói trên sẽ không còn. “Phạm Xuân Ẩn là điệp viên duy nhất được chúng tôi đưa tới Mỹ”, ông Mai Chí Thọ, khi đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ, nói.(34) Ông Thọ và những người khác đã làm mọi cách để đảm bảo rằng Ẩn được huấn luyện đúng cách và được bảo vệ an toàn cho sứ mệnh của ông.

Khi Ẩn thổ lộ với Lansdale rằng mình muốn đi học báo chí, Lansdale lập tức đề nghị tài trợ cho ông và liên hệ với Quỹ Á Châu.” (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 16 - chương 2)

Nhận xét: "Ẩn đem lời đề nghị của Lansdale đến xin ý kiến những thượng cấp thực sự tại Củ Chi, và người chỉ huy trực tiếp, ông Mười Hương, nói rằng ông nên tránh vụ này vì quá rủi ro."?

Hài! Sao không làm cho CIA mà báo lại cho Cộng Sản?

2. Nhận trợ giúp của trùm CS: 

"Đảng Cộng sản chiêu mộ Ẩn và biến ông thành điệp viên mang bí số X6, một mắt xích đơn tuyến trong lưới tình báo H.63 tại Củ Chi, được biết tới là “Tổ điệp báo anh hùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”. Đảng hướng Ẩn vào nghề báo để tạo vỏ bọc, quyên tiền để ông đi Mỹ, và khéo léo tạo ra một lý lịch giả để bảo vệ vỏ bọc của ông. Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung để bảo vệ bí mật." (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 6 - chương mở đầu)

Nhận xét: Bỏ một cơ hội tốt thế sao? Từ chối tài trợ của CIA?

Tại sao không dùng tiền của CIA mà đánh lại CIA?

Đi học bằng tiền do “Việt Minh” đài thọ? Vậy mà trùm CIA không nghi ngờ gì sao?

Trùm CIA không biết hỏi: Tiền đâu ra à?

Nếu quả có vậy thì trùm CIA kém quá!

Lạ!

III. Ẩn không có “chuyên môn” Tình báo.

1. Tự ý cung cấp danh sách của Pháp cho trùm CIA không qua Trưởng Phòng.

“…Chính ngay tại tổng hành dinh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, điệp viên CIA Rufus Phillips đã lần đầu tiên gặp Ẩn, lúc bấy giờ đang làm trợ lý cho người anh họ, Đại úy Phạm Xuân Giai, giúp dịch thuật và thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong vai trò thư ký tổng hợp tại Phòng quân huấn phụ trách tâm lý chiến. Phillips đến Sài Gòn vào ngày 8 tháng 8 năm 1954, ngay trước khi Hiệp định Geneva có hiệu lực. Với những công lao đóng góp cho Phái bộ Quân sự ở Sài Gòn, Phillips sau này đã được tặng thưởng Huân chương Công trạng của CIA. Còn Giai từng kinh qua trường đào tạo tâm lý chiến của Pháp và sau đó đi Mỹ tu nghiệp tại trường chiến tranh tâm lý ở căn cứ Fort Bragg, North Carolina, ông này từng là trưởng Phòng 5 (G-5), là phòng trực thuộc Bộ tổng tham mưu, phụ trách về thông tin lực lượng, huấn luyện, tuyên truyền và tâm lý chiến - vốn là một chương trình tuyên truyền tổng hợp với mục tiêu là dân vận và tâm lý chiến nhằm vào Việt Minh. “Chính nhờ làm việc cho Giai mà Phạm Xuân Ẩn đã được giới thiệu cho Lansdale trước rồi sau đó đến tôi”, Phillips nhớ lại.

...Ổng Ẩn đã kể với tôi câu chuyện về lần đầu gặp Lansdale. Lúc đó Ẩn đang làm việc một mình tại Phòng 5 thì một trợ lý của Lansdale tới và đề nghị cung cấp tên của tất cả nhân viên phòng này. Cuối ngày hôm đó, khi Giai trở về, Ẩn báo cáo với người anh họ việc mình đã cung cấp cho Đại úy Roderick danh sách đầy đủ. “Ôi, Ẩn, chú ngu quá đi. Chú chả biết quái gì về tình báo cả. Sao lại đưa toàn bộ danh sách cho tay Lansdaleĩ”. Ẩn kết thúc câu chuyện kể bằng lời diễn giải, “Ồng thấy đấy, sau vụ đó thì Lansđale kết tôi ngay lập tức vì tôi đã cho ông ta danh sách kia, dù điều đó xuất phát từ sai lầm của tôi. Sau này ông ta hay đùa tôi, “Ẩn, cậu sẽ là một điệp viên kinh khủng đấy”...” (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 16 - chương 2)

Nhận xét: Nhân viên mà tự ý thế sao? Đây đâu phải một nhân viên Phòng Nhì?

Liệu Lansđale có kết một người làm việc tùy tiện như thế không?

“Ẩn, cậu sẽ là một điệp viên kinh khủng đấy”? Liệu Lansđale có kết luận một người làm việc "xuất phát từ sai lầm" như thế không? 

"Những việc Ẩn làm cho Lansdale hoặc Phillips không liên quan gì đến các vấn đề cấp cao hoặc tiếp cận tài liệu bí mật. Ẩn chỉ phát triển thêm mối quan hệ với các nhân viên tình báo nhằm củng cố vỏ bọc, học cách nói chuyện thân thiện và tán gẫu với người Mỹ, tạo cho họ có cảm giác dễ chịu và dần tạo dựng lòng tin để phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài." (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 16 - chương 2)

Liệu Lansđale có kết một người mà khi cung cấp Tài liệu: "không liên quan gì đến các vấn đề cấp cao hoặc tiếp cận tài liệu bí mật"?

Liệu Lansđale có kết một người chỉ "học cách nói chuyện thân thiện và tán gẫu với người Mỹ"?

2. Đang là quân nhân làm sao Ẩn lại xin đi học "tự túc" được?

"Tối thứ Bảy ngày 12 tháng 10 năm 1957, người đàn ông 30 tuổi Phạm Xuân Ẩn đặt chân xuống California. Đến được đây đối với ông thật là may mắn sau khi hồ sơ của ông từng nằm chết dí trong các văn phòng quan liêu của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam. Trong tuyệt vọng, Ẩn gọi điện thoại tới một người anh em họ làm việc cho người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Cẩn, lãnh chúa miền Trung, để hỏi xem có giúp giải quyết được không. Hồ sơ của Ẩn được chuyển lên bác sĩ Trần Kim Tuyến kèm chỉ thị phối kiểm với phía Mỹ về tính cách và lòng trung thành của Ẩn. Chỉ cần sự tiến cử của Lansdale cũng đủ để Tuyến sắp xếp giải quyết hồ sơ cho Ẩn, khai thông hành trình tới nước Mỹ. Từ giờ phút này, cuộc đời của điệp viên Cộng sản Phạm Xuân Ẩn và một trong những nhân vật chống cộng kịch liệt nhất, bác sĩ Trần Kim Tuyến, vĩnh viễn hòa lẫn vào nhau.

...Nếu có điểm gì đó khả dĩ được coi là tích cực trong vụ rắc rối về thị thực thì đó chính là vấn đề gia đình. Việc phải trì hoãn ngày rời Sài Gòn đã giúp Ẩn được ở bên cha khi người cha trút hơi thở cuối cùng trên đôi tay của Ẩn vào ngày 24 tháng 9 năm 1957" (Kỳ 18, chương 3)

Nhận xét: "Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn... làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý quân đội Liên hiệp Pháp." rồi "Ẩn trở thành thành viên của Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào tháng 2 năm 1956" mà "tối thứ Bảy ngày 12 tháng 10 năm 1957, người đàn ông 30 tuổi Phạm Xuân Ẩn đặt chân xuống California."?

Trừ đi thời gian: "hồ sơ của ông từng nằm chết dí trong các văn phòng quan liêu của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam." thì ông còn phục vụ trong "Quân lực Việt Nam Cộng hòa" mấy ngày?

"Quân lực Việt Nam Cộng hòa" không thể là cái chợ như vậy!

Thế mới thật là:

Ẩn kia chẳng phải cộng đâu
Kìa xem kể chuyện như là Lái buôn!

Thắc Mắc: Ẩn kể chuyện không đúng chuyên môn Cộng Sản, chuyên môn Tình báo thì rõ rồi, nhưng cụ thể hơn thì Ẩn kể chuyện quan hệ của Siêu Điệp Viên với các xếp Cộng Sản thì thế nào? Có điều gì lý thú? Xin xem bài 4 sẽ được tiếp tục đăng trên Danlambao để rõ.



_______________________________________

Bài 1: Kìa: Ẩn có đủ thứ ảnh, nhưng thiếu ảnh: “Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung.”


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo