Sài Gòn, những ngày tháng không quên - Dân Làm Báo

Sài Gòn, những ngày tháng không quên

Võ Chí Đại Dương - 1/5 tôi đã cùng 2000 người xuống đường chỉ với một mục đích duy nhất, yêu cầu nhà nước phải minh bạch rõ ràng chuyện cá chết ở 4 tỉnh miền Trung ruột thịt. Họ khổ 1, chúng ta đau tới 10. Họ khổ 10, những người đủ ăn đủ mặc như chúng ta đau 100. Và biết đâu, những con cá đang ở trên bữa ăn mỗi gia đình chúng ta sau này. Tôi quyết định BIỂU TÌNH.

8/5 cũng hàng ngàn người xuống đường với một trái tim và khối óc đầy nhiệt huyết. Nhưng những hình ảnh ngày hôm đó là những cảnh đàn áp, đánh đập cả phụ nữ và trẻ em, quá khốn nạn. Tôi quyết định BIỂU TÌNH.

15/5 tôi đặt chân về SG lần thứ 2 trong tháng. Tôi đi vì chính bản thân tôi, tôi đi vì cá, tôi muốn chia sẻ nỗi đau thể xác với dân tộc tôi (nếu có). Tôi sẽ chứng kiến giây phút mà các lực lượng an ninh, tnxp đánh đập vào đầu dân tộc này. Tôi, chúng ta, những con người không có tất sắt trong tay, chỉ những cái áo, chiếc nơ, và vài ba dòng chữ đau đáu trong lòng mình để đáp lại...

Hành trình

Từ Đà Lạt đi SG trong đêm, sáng được chị tôi đón chở đi ăn sáng, dặn dò. Tôi hứa cũng chỉ quan sát, để dành sức lực cho buổi chiều tối tại Bùi Viện. Đi dạo một vòng xung quanh tôi gặp chị Quỳnh rồi đi uống cafe. Không khí tại đây rất nặng nề, bên ngoài đã có bắt người. Bạn chỉ cần 1 cái điện thoại trên tay là có thể sẽ ngồi trong đồn công an 5' sau đó. Ngồi được nữa tiếng thì a Long Trần đến chơi, biểu tình chắc chắn không nổ được. Bàn kế bên là 4 an ninh nữ, trước cổng là hàng chục an ninh đang chờ sẵn. Biết chắc là sẽ có chuyện không hay, chị Quỳnh tính tiền rồi anh em chuẩn bị ra về. Đi tới sảnh thì 4 người lao vào đánh chị Quỳnh, đè đầu, bóp cổ ngay trước mắt mình. Phản xạ lúc đó của tôi chỉ biết kéo chị Quỳnh ra, đỡ được cái nào hay cái đó, tôi không biết làm gì hơn, an ninh đánh và ném tôi ra xa rồi lôi chị Quỳnh đi. Một giọng nạt lớn từ phía xa "BẮT HẾT TỤI NÓ". Dĩ nhiên là không chống cự, có thằng an ninh đánh tôi tới tấp, lên gối, bạt tai, cũng có anh an ninh can "thôi không đánh nó nữa", vậy là về đồn. 

Anh Long Trần bị đánh rất nhiều và kẹp cổ lên taxi.

Phường Bến Thành mệt mỏi

Vừa bước xuống xe vô đồn là 1 thằng bịt khẩu trang đánh vào mặt tôi rất nhiều để dằn mặt. Công an lột sạch điện thoại, bóp ví và la hét. Có một thực tế là công an phường không ưa an ninh, chủ nhật tuần nào cũng làm việc hết công suất. Đã 3 tuần, chủ nhật nào cũng hơn một chục người yêu nước vào đây (tôi sẽ không dùng từ phản động nữa). Người thì hợp tác, đứa thì hiểu rõ luật vặn lại là ngậm họng, chỉ biết để ngồi đó làm hồ sơ. 

Tôi chỉ đưa chứng minh, không khai bất cứ gì liên quan đến lý lịch gia đình, vì tôi KHÔNG PHẢI LÀ TỘI PHẠM, không có lí do gì tôi phải ở đây và "làm việc", tôi không kí bất cứ biên bản nào. Tôi ở đây từ 10h sáng đến 2h sáng hôm sau rồi chuyển qua trung tâm bảo trợ xã hội

Chung chỗ với tôi có một bạn quốc tịch Úc, đi du lịch và có chụp hình xung quanh khu vực biểu tình, công an lấy máy ảnh và xóa hết. Vì ngoại hình anh này là người Châu Á nên công an phường nhốn nháo, sợ nó "chơi" mình, giả làm khách nước ngoài, vậy là nhốt luôn hehe. Đến chiều họ chỉ mua cho anh ta ổ bánh mỳ.

Anh chỉ ăn nữa ổ rồi bẻ đôi cho tôi nữa ổ, người ngoài còn thương tôi còn hơn là những con người mặc bộ đồng phục và chung dòng máu với tôi, bạn tôi ạ. Lúc này có 1 thằng đầu trọc tôi nhận ra là dân quân tự vệ ở đây, đã hết ca làm việc và mặc áo bình thường bước vô phòng, giựt lấy ổ bánh mỳ mà tôi chuẩn bị đưa lên miệng rồi quăng vào sọt rác. Sau đó chỉ mặt và đánh liên tiếp vào mặt tôi mấy cái. Tôi bình thản đón nhận, chỉ mặt vào thằng công an phường "người này là ai, bây giờ anh cho người lạ vô đánh tôi phải không, có camera ở trên đó, anh lo mà xóa đi".

Công an phường lúc này mới lôi thằng kia ra.

Cảnh tượng xúc động nhất của tôi lúc này là một người đàn ông nước ngoài ôm mặt khóc nức nở, khóc thành tiếng, a ta chưa bao giờ thấy một cảnh nào như vậy trước đây. Tôi cười, vỗ vai và nói "this my country, this my country.." và ra hiệu cho ảnh biết tôi ổn, không sao cả.

Sau vụ này chắc phải đi học tiếng Anh, hồi nhỏ cô giáo chớt.

Phần 2, ở trại

Sài Gòn, 15/5/2016




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo