Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Như Việt Nam Quốc Dân Đảng đã hình dung: Dù họ có đánh đổ được Pháp, Nhật thật thì họ vẫn đến một thời kỳ “xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.” Họ đâu có độc chiếm như cs Hồ?
Chỉ nội việc này nó đã là một sự văn minh! Mà so sánh với nó thì đảng Cs của Hồ Chí Minh chỉ như nước với lửa, như trắng với đen, như Chính nghĩa với hung tàn, như ông Tiên với ác quỷ vậy!
***
1. Quốc Dân Đảng - Trao trả chính quyền lại cho toàn dân
“…Nguyễn Thái Học lập đảng
…Ba thời kỳ
Cũng trong đêm 25 tháng 12 năm 1927, sau khi đưa ra mục tiêu đấu tranh đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam, Lào và Cambodia, Nguyễn Thái Học cùng với 36 đại biểu đại diện cho 14 tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ, đa số cùng trạc tuổi với ông, vạch ra một lộ trình cho Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhằm thực hiện mục tiêu của sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương.
Trong đêm lịch sử ấy, họ đã chia lộ trình của cuộc đấu tranh làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối của lộ trình là công cuộc kiết thiết đất nước được chia làm ba thời kỳ và ghi lại trong văn kiện sau:
1) Thời kỳ Quân chính: Quân cách mạng chiếm được đến đâu là lập ngay chính quyền cách mạng quân sự đến đó.
2) Thời kỳ Huấn chính: Tổ chức các cơ cấu dân cử, trực tiếp hoặc gián tiếp giáo hoá dân quen với nếp sống dân chủ về các thể chế mới, v.v… Trong hai thời kỳ này áp dụng nguyên tắc “Dĩ Đảng Trị Quốc.”
3) Thời kỳ Hiến chính: Tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử Quốc Dân Đại hội, xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.
Trong ba thời kỳ của giai đoạn kiết thiết, thì hai thời kỳ sau là đáng chú ý; vì nó đề cập đến việc thành lập một thể chế dân chủ cho Việt Nam.
Nội dung của thời kỳ Huấn chính chứng tỏ là họ đã nghiên cứu những khó khăn trong quá trình thay đổi chế độ từ phong kiến sang dân chủ. Cái khó khăn nhất mà họ đương đầu là nâng cao trình độ văn hoá và kiến thức của người dân.
Điều này được diễn tả trong văn kiện khá rõ ràng qua kế hoạch tổ chức các cơ cấu dân cử, cũng như kế hoạch giáo hóa người dân về bổn phận, trách nhiệm, và quyền hạn của họ trong một chế độ dân chủ. Đó cũng là lý do tại sao họ đưa ra chính sách "Dĩ Đảng Trị Quốc" trong giai đoạn này.
Thời kỳ này là giai đoạn đất nước chuyển tiếp từ chế độ quân chủ phong kiến sang chế độ dân chủ.
Đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu và chu đáo để trang bị những kiến thức căn bản về dân chủ cho người dân. Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn tranh tối tranh sáng.
Quyền dân chủ có thể bị vi phạm một cách nghiêm trọng vì vô tình hoặc cố ý. Không cẩn thận thì đất nước sẽ rơi vào hoàn cảnh rối loạn, xã hội mất an ninh trật tự, cuộc sống người dân sẽ bất ổn.
Do đó, chủ trương nắm quyền điều khiển đất nước của họ trong giai đoạn ấy là hợp lý. Đây có lẽ là thời kỳ quan trọng nhất trong giai đoạn kiến thiết. Qua sự phân tích trên, người ta nhận thấy Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đã thấy được những ưu điểm của thể chế dân chủ, nên họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thể chế tiến bộ đó và những đòi hỏi căn bản cần thiết của nó trước khi vạch ra lộ trình cho sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương.
…(*) Nhượng Tống và Hoàng Văn Đào là sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cùng với Phạm Tuấn Tài và Phạm Tuấn Lâm, năm 1925, Nhượng Tống thành lập Nam Đồng Thư Xã, tiền thân của Việt Nam Quốc Dân Đảng. (2)”
2. Một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta
“Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng tuy thất bại nhưng thực sự là một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Với tư cách là người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Thái Học thực sự là một trong những người tiêu biểu nhất thuộc lớp trí thức Tây học sớm dấn thân, xả thân cứu nước trong nửa đầu thế kỷ XX. Tấm gương hy sinh dũng cảm của ông trở thành một nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ các thế hệ thanh niên trí thức yêu nước sau này trong cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt lâu dài vì độc lập và tự do của tổ quốc. Nguyễn Thái Học "không thành công" nhưng đã thực sự "thành nhân". Ông được Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận là liệt sĩ (24.2.1976) và tên của ông được đặt cho một trong những con phố lớn tại Hà Nội.”
Nhận xét: “Thời kỳ Hiến chính: Tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử Quốc Dân Đại hội, xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.” Chỉ nội việc này nó đã là một sự văn minh! Mà so sánh với nó thì đảng Cs của Hồ chỉ như nước với lửa, như trắng với đen, như Chính nghĩa với hung tàn, như ông Tiên với ác quỷ vậy!
Việc cs HCM hiện nay thường vin vào: “Có công đánh Pháp, đuổi Nhật” để hiện nay đòi độc quyền cai trị - so với Quốc Dân Đảng thì thật là trơ trẽn!
Như Quốc Dân Đảng đã hình dung: Dù họ có đánh đổ được Pháp, Nhật thật thì họ vẫn đến một thời kỳ “xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.” Họ đâu có độc chiếm như cs Hồ?
Mà có thật Hồ Chí Minh “có công đánh Pháp, đuổi Nhật”?
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thêm sau.
3. Vụ án phố Ôn Như Hầu - Hồ Chí Minh bịa chứng cứ để tiêu diệt Quốc Dân Đảng
Quốc Dân Đảng có phản động thật không? Cương lĩnh của họ nói thế nào? Họ đánh Pháp ra sao? Còn quan điểm chính trị thì họ là khác Đảng của Hồ nên không thể quy kết họ được! Bằng chứng phản động của họ thế nào?
“Vụ án phố Ôn Như Hầu là vụ án xảy ra tại Hà Nội năm 1946. Sở Công an Bắc Bộ điều tra và thu thập được nhiều chứng cứ chứng tỏ Việt Nam Quốc dân Đảng âm mưu đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đó đã lập Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu phá vỡ âm mưu này.[3] Tuy nhiên Việt Nam Quốc dân Đảng và một số sử gia phương Tây cho rằng đây là một vụ việc do Việt Minh dựng lên nhằm triệt hạ đối thủ chính trị của mình là Việt Nam Quốc dân Đảng.” (3)
a. Thu thập chứng cứ?
“Bọn Quốc dân đảng luôn có dã tâm lật đổ chính quyền cách mạng; đã ráo riết chống phá ta liên tục nhưng không thực hiện được dã tâm đó. Nhân cơ hội Hiệp ước Hoa - Pháp ký kết, quân Pháp thay chân Tưởng chiếm đóng Bắc Bộ, chúng đã xúc tiến kế hoạch đảo chính hòng lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền làm tay sai cho Pháp.
Được quân Pháp giúp sức, Quốc dân đảng vạch kế hoạch: Lợi dụng quân Pháp tổ chức diễu binh mừng Ngày Quốc khánh (14/7), khi đi qua Bắc Bộ Phủ, chúng sẽ ném lựu đạn để gây đổ máu. Với lý do này, Pháp đổ lỗi cho ta, kéo ngay vào Bắc Bộ Phủ bắt các thành viên Chính phủ, tuyên bố thành lập chính quyền mới của Quốc dân đảng, làm tay sai cho Pháp.
Trinh sát chính trị của Sở Công an Bắc Bộ và Nha Công an theo dõi, bí mật bắt một số tên khai thác và nắm được âm mưu đảo chính của Quốc dân đảng từ mấy tháng trước. Ty tập trung tài liệu, còn xây dựng được 2 cơ sở đánh vào trụ sở quan trọng nhất của Quốc dân đảng là 132 phố Đuyvinhô (Bùi Thị Xuân ngày nay), cung cấp cho ta những tin tức rất giá trị về âm mưu và hoạt động của chúng. Nhưng đến ngày 11/7, ta vẫn không thu được một bằng chứng nào để trình Chính phủ cho phép mở cuộc trấn áp. Đêm 11/7, cơ sở báo tin chúng đã in xong các loại truyền đơn, lời hiệu triệu, một số đã chuyển đi các tỉnh, sáng sớm 12/7 các trụ sở ở Hà Nội sẽ rút vào bí mật để thực hiện giai đoạn cuối cùng là lật đổ chính quyền cách mạng.
Đêm đó, lãnh đạo Nha Công an và lãnh đạo Sở Công an Bắc Bộ tiến hành 3 cuộc họp liên tục để bàn kế sách trấn áp. Cuộc họp cuối cùng diễn ra vào 12h đêm, và thống nhất quyết định: Phải đột kích vào trụ sở 132 Đuyvinhô, thu chứng cứ trình Chính phủ để xin được mở cuộc trấn áp Quốc dân đảng. Nếu không sẽ không còn thời cơ, vận mệnh của quốc gia, dân tộc là trên hết.” (4)
b. Phương pháp…Thu thập chứng cứ
“Hồi đó để tiếp cận được các tin tức tình báo về tình hình và âm mưu của địch, một tổ trinh sát của Công an Bắc Bộ đã phải cải trang mai phục tại một hiệu cắt tóc ở góc phố Cửa Đông (Hà Nội), nơi mà sĩ quan Pháp thường hay đến cắt tóc để thu thập tin tức. Một số trinh sát khác cài cắm trên các chuyến xe lửa từ Huế ra Hà Nội cũng lượm lặt được các thông tin mà bọn phản động trao đổi với nhau về một âm mưu đảo chính.
Chưa hết, theo chỉ đạo của lãnh đạo Ty Liêm phóng, một số trinh sát còn đóng giả là người ăn mày, kéo xe, đánh giày hoặc làm con sen người ở cho các gia đình sĩ quan Pháp ở Hà Nội cũng đã thu được những tin tức liên quan đến âm mưu thâm độc của kẻ địch nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Qua các nguồn tin này, ta biết được quân đội viễn chinh Pháp đang ráo riết chỉ đạo các đảng phái phản động trong nước làm cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ ta vào ngày 14 tháng 7 năm 1946.” (6)
c. Cái gọi là… chứng cứ.
“Mờ sáng 12/7, một tiểu đội Công an xung phong và trinh sát chính trị bất ngờ đột kích vào 132 Đuyvinhô. Khi ấy, hơn 20 tên Quốc dân đảng còn đang nằm ngủ la liệt trên sàn nhà, bên những đống truyền đơn, tài liệu đã đóng gói. Cuộc đột kích thắng lợi, ta thu một xe cam nhông tài liệu phản động và cả máy in, bắt hết bọn ở đó. Nhờ có bằng chứng rõ ràng, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng lập tức ra lệnh cho phép lực lượng An ninh mở cuộc trấn áp tất cả các trụ sở công khai và bí mật của Quốc dân đảng.” (4)
“Được nhân dân ủng hộ, trong hai ngày 12 và 13/7, ta khám xét 41 điểm là trụ sở công khai và bí mật của bọn phản động, bắt hơn 300 tên, trong đó có Phan Kích Nam là Bí thư Đệ nhất khu; y còn có chân trong Quốc hội. Trong khi trấn áp, ta còn mở một cuộc triển lãm về tội ác của chúng tại số 7 phố Ôn Như Hầu, hàng vạn đồng bào ở Hà Nội đến xem, càng nhận rõ bộ mặt quốc gia giả hiệu của Quốc dân đảng. Vì thế, đồng bào càng tích cực giúp đỡ, tạo ra áp lực chính trị mạnh mẽ, làm cho quân đội Pháp không dám can thiệp.
Cuộc trấn áp không chỉ được tiến hành ở Hà Nội, mà nhân thời cơ đó, Nha Công an chỉ đạo các tỉnh đồng loạt mở cuộc trấn áp Quốc dân đảng. Đây là quyết định rất sáng suốt, có tác dụng to lớn là chúng ta đã làm tan rã lực lượng của một đảng chính trị phản động nhất, có thực lực nhất lúc bấy giờ. Lực lượng vũ trang ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ... liên tục tấn công, dẹp tan chính quyền phân liệt của chúng ở một số xã, củng cố một bước chính quyền cách mạng.
Cuộc tổng trấn áp Quốc dân đảng thắng lợi, đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng do chúng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp trước 48 giờ” (4)
“Minh Ngọc(Ghi theo lời kể của ông Lê Hữu Qua, Phó Chủ sự Phòng Chính trị Sở Công an Bắc Bộ, trực tiếp chỉ đạo phá án; tháng 7-1996)” (4)
Nhận xét: Cái gọi là chứng cứ = “những đống truyền đơn, tài liệu đã đóng gói.” (ta thu một xe cam nhông tài liệu phản động và cả máy in)
Nhỡ “ta” lấy ở đâu rồi bảo là của Quốc dân đảng thì Quốc dân đảng (khi đó đã bị bắt) có cãi được không nhỉ?
Láo!
4. Câu chuyện có nhiều phiên bản khác khác nhau
a. Phiên bản 2
“…Cũng trong thời gian này, ở Hà Nội, qua công tác nghiệp vụ, các trinh sát của Ty Liêm phóng phát hiện bọn Quốc dân đảng có trụ sở ở 132 đường Đuy-vi-nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân) đang ráo riết hoạt động, in tài liệu, truyền đơn phản động và bắt cóc, giết người. Sau khi có đủ chứng cứ, vào lúc 2h30’ ngày 12/7/1946, các chiến sĩ Công an đã bắt gọn toàn bộ bọn phản động, đầu sỏ ở đây, thu giữ các tài liệu phản động, truyền đơn, áp phích, thông báo mà chúng vừa in xong, trong đó có bản tài liệu do chính Trương Tú Anh soạn thảo về “Kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh”. ” (7)
b. Phiên bản Trần Tấn Nghĩa - Phiên bản 3
“Phải 3 lần tay không vào trụ sở Quốc dân Đảng tại số 7 phố Ôn Như Hầu Đội trưởng Đội trinh sát đặc biệt của Sở Công an Bắc Bộ (Đại tá Trần Tấn Nghĩa) đã bắt sống được Phan Kích Nam.
Theo ông kể, cuối tháng 6/1946, Nha Công an Trung ương nhận được nguồn tin của cơ sở phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với bọn phản động Quốc dân Đảng đang chuẩn bị thực hiện âm mưu đảo chính chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi xin ý kiến trung ương về âm mưu thâm độc này, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí Thư đảng ta lúc bấy giờ đã cho ý kiến chỉ đạo phải tập trung trấn áp bọn phản cách mạng, nhưng phải có đủ chứng cứ.
Nha Công an Trung ương cử trinh sát điều tra và thu thập được nhiều chứng cứ chứng minh các hành vi tội ác của bọn phản động quốc dân Đảng. Cụ thể là chúng đang ráo riết in tài liệu, truyền đơn phản động, bắt giết cán bộ... để thực hiện âm mưu đảo chính. Một cuộc họp của Nha Công an kéo dài đến 12h đêm ngày 11/7/1947 đã đi đến quyết định phải bí mật, bất ngờ tập kích trụ sở của chúng ở 132 Đuy-vi-nhô (phố Nguyễn Gia Thiều ngày nay).
“Hôm đó là ngày 12/7/1946, vào khoảng bảy giờ sáng, Đội trinh sát đặc biệt chúng tôi ngồi trên chiếc ôtô hòm từ Sở Công an Bắc Bộ (Công an Hà Nội bây giờ) theo đường Trần Bình Trọng đến Ôn Như Hầu. Theo kế hoạch, tôi mang theo mệnh lệnh sự vụ để thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét những người có mặt tại trụ sở số 7 phố Ôn Như Hầu can tội tống tiền, bắt cóc người đưa về Sở Công an Bắc Bộ. Khi chúng tôi đến thì lực lượng Công an xung phong và tự vệ chiến đấu của ta đã bao vây trụ sở.
Tôi xuống xe và ra hiệu cho toàn đội trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việc đầu tiên là cắt dây điện thoại để không cho chúng liên lạc với nhau. Với thái độ đĩnh đạc, tôi tiến sát đến cổng, nói với tên lính gác (lúc đó có khoảng một tiểu đội lính gác vũ khí đầy đủ và trên hành lang cũng có nhiều lính có vũ khí, sát khí đằng đằng, sẵn sàng bấm cò nhả đạn...) Tôi lớn tiếng gọi chúng mở cổng, đón tiếp người của Sở Công an Bắc Bộ đến nói chuyện với chỉ huy của chúng.
Lời qua tiếng lại, rồi sau khoảng năm phút chúng buộc phải mở cổng và chỉ cho một mình tôi vào trụ sở. Chúng đưa tôi đến sảnh đường và Phan Kích đón tôi ở đây. Sảnh đường trang hoàng sang trọng, có ý khoe khoang các loại vũ khí và bọn vệ sĩ.” (5)
“…Lần thứ 3 tôi quay lại số 7 Ôn Như Hầu khoảng 10h30, tên vệ sĩ chờ sẵn để đưa tôi vào gặp Phan Kích Nam. Khi vào tôi chủ động tháo thắt lưng đeo súng đặt trên bàn. Phan Kích Nam rót nước mời tôi. Một lát, tôi tỏ ra buồn bực và đứng dậy cáo biệt, rút lui, vờ quên súng ở bàn. Phan Kích Nam vội vàng cầm súng của tôi đi theo và bảo: “Này chú em, chú quên súng này”.
Nhanh như cắt, tôi rút khẩu colt từ trong bụng (bên ngoài tôi mặc blouson), chĩa thẳng nòng súng vào đầu nó và dõng dạc quát: “Đứng im, động đậy tao bắn vỡ sọ”. Và bằng động tác nhanh gọn, lấy mu bàn tay trái chặt vào gáy hắn. Hắn lảo đảo rồi khuỵ xuống. Tôi bẻ quặt tay hắn ra đằng sau và ra lệnh tất cả phải bỏ súng, không được chống cự. Hắn ngoan ngoãn làm theo lệnh của tôi. Sau đó tôi lệnh cho anh em trinh sát và các lực lượng theo đúng kế hoạch xông vào bắt xích tay tất cả đưa chúng về Sở Công an Bắc Bộ”.
Khám phá vụ án này, ta đã thu được toàn bộ tài liệu phản động như truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích, thông cáo của chúng, có loại đã buộc thành bó, có loại đang in dở. Đặc biệt là ta đã thu được một bản “Kế hoạch đảo chính chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh”.” (5)
Nhận xét: Lời kể này (của Trần Tấn Nghĩa) đã sai với lời kể của Lê Hữu Qua!
Lê Hữu Qua: “Mờ sáng 12/7, một tiểu đội Công an xung phong và trinh sát chính trị bất ngờ đột kích vào 132 Đuyvinhô. Khi ấy, hơn 20 tên Quốc dân đảng còn đang nằm ngủ la liệt trên sàn nhà, bên những đống truyền đơn, tài liệu đã đóng gói.”
Trần Tấn Nghĩa: “Lần thứ 3 tôi quay lại số 7 Ôn Như Hầu khoảng 10h30, tên vệ sĩ chờ sẵn để đưa tôi vào gặp Phan Kích Nam. Khi vào tôi chủ động tháo thắt lưng đeo súng đặt trên bàn.”
Ai đúng? Ai sai?
Sự thực là chẳng một ai đúng cả!
Chúng đã ồ ạt tấn công Việt Nam Quốc Dân Đảng rồi bịa chuyện, vì là chuyện bịa nên có nhiều phiên bản!
5. Những người Việt Nam Quốc Dân Đảng tiếp tục bị thủ tiêu và khủng bố
a. Nhượng Tống
“Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống lại chính quyền Việt Minh và ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Ông làm cố vấn cho Tổng trấn Bắc phần Nghiêm Xuân Thiện. Nhưng rồi vì những mâu thuẫn trong giới chính khách Hà Nội, trong nội bộ Việt Nam Quốc dân Đảng, nên đầu năm 1949, ông lặng lẽ trở về hành nghề thầy thuốc Bắc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.
Ngày 8 tháng 11 năm 1949, Nhượng Tống bị công an mật Việt Minh ám sát tại Hà Nội vì bị cho là phản quốc.” (8)
b. Nguyễn Triệu Luật - mất tích 1946!
“Nguyễn Triệu Luật (1903-1946), bút hiệu: Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ; là nhà giáo, nhà văn, nhà báo và là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng vào năm 1927 tại Việt Nam.
…Năm 1940, ông bị thực dân Pháp đưa đi an trí, và qua đời năm 1946, lúc 43 tuổi [3]….Trong Từ điển văn học (bộ mới, 2004, tr. 1200), Nguyễn Vinh Phúc ghi là: "Khoảng năm 1945-1946, Nguyễn Triệu Luật trở lại hoạt động trong Việt Nam Quốc dân Đảng và bị mất tích cuối năm 1946". Tuy nhiên, trong "Lời giới thiệu" bộ Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật xuất bản năm 2011, ông đã sửa lại như trên.” (9)
c. Vũ Hồng Khanh
“Sau sự kiện năm 1975, Vũ Hồng Khanh theo lệnh chính quyền Cách mạng mới đưa đi tập trung học tập cải tạo, dù ông đã 77 tuổi.
Năm 1986 ông được trả tự do và về sống trong tình trạng bị quản thúc tại quê nhà ở làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc với người con gái lớn là bà Vũ Thị Được. …Năm 1992, ông được phép vào Thành phố Hồ Chí Minh thăm con gái và con rể.
Ngày 14 tháng 11 năm 1993 ông mất tại quê nhà làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, hưởng thọ 95 tuổi.” (10)
d. Một người Quốc Dân Đảng bình thường…
“Nhằm củng cố và phát triển phong trào cách mạng, sau tết Nguyên đán Đinh Hợi năm 1946, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Việt Minh Trung Bộ điều động một lực lượng tuyên truyền xung phong gồm 9 người, do đồng chí Đào Duy Dếnh chỉ huy, ra Thanh Hóa phối hợp với Đội Trinh sát Sao Vàng của Việt Minh tỉnh và lực lượng cảnh sát xung phong Thanh Hóa tiến quân trừng trị bọn Quốc dân Đảng. Một buổi sáng tháng 2-1946, Đội Trinh sát Sao Vàng đã bắn chết Hoàng Văn Bách, một tên Quốc dân Đảng phản động nhất.” (6)
Nhận xét: Đây là một người bình thường, ít tên tuổi, vậy mà đã vậy, những người khác thì sao? Nhiều lắm! Phần này đề nghị độc giả cung cấp thêm.
6. Con cháu Nguyễn Thái Học bị coi là: “bọn phản động Quốc dân Đảng”!
“Tôi ngước lên gian thờ chính.Nghiêm ngắn trên kia là ảnh Nguyễn Thái Học cùng cô Giang. Ảnh ông Nho, ông Lâm đã mờ cùng vàng xuộm thời gian. Không có ảnh của hai cụ Hách và Quỳnh. Nhưng rờ rỡ nổi bật là bằng chứng nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho cụ bà Nguyễn Thị Quỳnh.Ba người con của mẹ đều bỏ mình vì nước!
Nhà có hai bác ruột và bố là liệt sĩ, ông Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1940) thân phận chắc phải hanh thông? Nhưng chả phải. Nếu suôn sẻ thì có lẽ chỉ khúc đầu… Năm 1960, Tuấn tốt nghiệp cấp 3 và được tuyển vào Đại học Kiến trúc. Thông minh tháo vát, Tuấn ngoài việc học tích cực tham gia phong trào đoàn thể, rồi Tuấn được kết nạp vào Đảng khi mới ngoài 20 tuổi. Đến năm thứ 3 được bầu là Bí thư Đoàn trường.
Một hôm Tuấn được gọi lên ban Giám hiệu. Vị phụ trách tổ chức, vốn chỗ quen biết lâu nay tự dưng chiếu cái nhìn lạnh tanh về phía Tuấn đồng chí lâu nay có cảm giác gì không? Tuấn lúng túng: dạ không!… Đồng chí khi đứng trước cờ Đảng tuyên thệ luôn thành thực với tổ chức đó chứ? Tuấn hoang mang không biết ông này đang làm gì mình?
Thì đây! Với chất giọng tự dưng đanh lại, vị phụ trách tổ chức nói Tuấn phải khai lại lý lịch một lần nữa.
Không phải về nhà, mà khai ngay tại phòng làm việc.
Tuấn không biết khai lại để làm gì nhưng anh vẫn cung cúc thực hiện.
Hơn hai tiếng đồng hồ qua.
Vồ lấy bản vừa khai, vị tổ chức ngốn ngấu đọc, rồi bảo Tuấn cứ ngồi đợi. Vị ấy bỏ đi…
Trở lại, vẻ nghiêm trang, vị ấy nhìn thẳng vào Tuấn gằn giọng có đúng là hai người bác ruột anh- không còn từ đồng chí nữa - là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Nho là lãnh tụ VNQDĐ và bố anh, Nguyễn Văn Lâm từng tham gia VNQDĐ?
Vâng, riêng bố tôi được Đảng giác ngộ tham gia Việt Minh và vào bộ đội và là liệt sĩ chống Pháp… Điều đó tôi đã khai rõ trong lý lịch Đảng và bản khai vừa rồi…
Vị ấy đứng lên: Thôi anh có thể về.
Liền sau đó là hậu họa… Cả trường rầm lên cái tin Bí thư Đoàn trường Nguyễn Văn Tuấn bị đuổi học vì có bố, bác từng theo bọn phản động Quốc dân Đảng. Một phần tử phản động chui sâu và leo đến chức Bí thư Đoàn trường! May mà tổ chức đã phát hiện ra.
Tuấn như cái cây cứng cáp xanh tốt thốt nhiên bị bứng gốc rũ xuống… Gõ hàng chục cửa công quyền và người quen, đâu đâu cũng cái nhìn lạnh tanh và lảng tránh… Bà nội, bố và các bác đều đã mất, kêu khóc với ai bây giờ?
Bà vợ ông Tuấn nãy giờ ngồi lặng nghe chồng nói đến khúc nhôi ấy khẽ thở dài: Cái thời ấy nó thế các bác ạ. May mà không phải cái hồi cải cách. Vu là Quốc dân Đảng còn không được toàn mạng ấy chứ lỵ…
Cái thời nó thế? Có lẽ không có cái thở dài và lời than nào hợp lý hơn?
Trở về Thổ Tang không còn nghề canh cửi nữa mà Tuấn thành anh thợ cày” (11).
Nhận xét: Xã hội đảo điên!
Anh Hùng = Phản Động!
Ba tàu = Cha già Dân Tộc!
Chú Thích:
(2). Nguyễn Thái Học - Vị lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, một trí thức yêu nước bất khuất, 100years.vnu.edu.vn
(5). Vụ án Ôn Như Hầu qua lời kể của Đại tá Trần Tấn Nghĩa... - kyvatlichsucand.vn
7. Lực lượng CAND những ngày đầu cách mạng, vnca.cand.com.vn
(11) Biên chép ở Thổ Tang- Kỳ cuối: Chuyện nhà Nguyễn Thái Học, tienphong.vn, 01 tháng 04 năm 2015.