Trung Cộng từng bước kiểm soát Việt Nam từ lĩnh vực nông nghiệp - Dân Làm Báo

Trung Cộng từng bước kiểm soát Việt Nam từ lĩnh vực nông nghiệp

Người Quan Sát (Danlambao) - Những năm gần đây, Trung Cộng có rất nhiều chiêu trò nhằm chặn đường xuất khẩu của gạo Việt Nam đi nước khác. Một trong những thủ đoạn đó là thu gom, phá chất lượng gạo Việt Nam. Không còn sự lựa chọn khác, thương lái Việt Nam đành chọn cách xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Và từ đây, việc o ép, thủ tục ở cửa khẩu bắt đầu diễn ra.

Trò hay nay mới bắt đầu.

Báo Thanh Niên đăng tin, ngày 6/7/2016, tại Sài Gòn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị công bố Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu gạo, cám Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Nghị định thư này đã được ký vào ngày 7.10.2004 và được sửa đổi vào ngày 30.5.2016. Theo đó, doanh nghiệp (DN) VN muốn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc phải được cơ quan chức năng nước này cấp phép theo danh sách được Bộ NN-PTNT đề xuất; đồng thời ngành chức năng Trung Quốc cũng sẽ vào tận đồng ruộng Việt Nam để giám sát chất lượng.

Từ xưa đến nay, một quốc gia có chủ quyền, độc lập về đường lối sẽ không bao giờ phải chịu sự giám sát bởi một cơ quan chức năng của một quốc gia khác. Trong tất cả các hoạt động từ văn hóa, giáo dục, kinh tế, thương mại, mọi điều khoản, thỏa thuận, cam kết đều phải tôn trọng sự độc lập và chủ quyền toàn vẹn của các quốc gia tham gia ký kết.

Hôm nay, việc cơ quan chức năng của Trung Quốc vào tận ruộng đồng Việt Nam để giám sát chất lượng gạo, dù với bất cứ lý do gì cũng thể hiện việc mất chủ quyền ngay trên lãnh thổ của Việt Nam. 

Sâu xa hơn nữa trong khuôn khổ bài báo Thanh Niên không đề cập đến nội dụng cụ thể của Nghị định thư kiểm dịch thực vật là một mối nguy hại khác. Bởi không ai biết chắc các điều khoản ràng buộc sẽ kèm theo là gì? Việt Nam có cam kết dung hạt giống, phân bón, hóa chất do Trung Quốc chỉ định hay không? Liệu ruộng đồng Việt Nam có bị biến thành bãi thử nghiệm các loại giống, hóa chất nguy hại của Trung Quốc mà không thể kiểm soát để rồi vựa lúa sẽ biến thành vùng hoang mạc hay không?

Mối nguy hại ở việc chấp nhận sự giám sát của Trung Quốc lần này, đồng nghĩa với việc dễ dàng ký kết tiếp các hiệp ước, các nghị định thư như trên trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa… Và vẫn như cũ, Trung Quốc sẽ tiếp tục cử đại diện từ các cơ quan công vụ của họ sang kiểm tra, giám sát Việt Nam hay sao?

Chấp nhận sự giám sát của Trung Quốc lần này, là chấp nhận một phần lệ thuộc và đánh mất chủ quyền.

Việt Nam đang trên lộ trình sát nhập thành một ngôi sao trên lá cờ của Bắc Kinh đúng như các thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô 1990.

15/06/2016


Tham khảo:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo