Đất lành chim đậu - Dân Làm Báo

Đất lành chim đậu

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Nhiều bạn trẻ ở Việt Nam inbox cho tôi hỏi rằng, tôi đã rời Việt Nam từ nhiều năm, đã trở thành công dân của một quốc gia khác, tại sao còn quan tâm đến Việt Nam làm gì? Sao cứ thích nói chuyện xã hội của Việt Nam? Sao không dùng thời gian để quan tâm đến những vấn nạn nơi tôi đang sinh sống, nào là kỳ thị chủng tộc, nào là cảnh sát bắn người, nào là nước Mỹ cũng có tham nhũng v.v...

Uuum… Phải trả lời thế nào cho các bạn trẻ này hiểu? Thôi thì cứ trở lời bắt đầu bằng những câu hỏi của các bạn nhé.

Trước hết, các bạn nói đúng, tôi đã trở thành công dân Hoa Kỳ từ nhiều năm nay, chính xác mà nói thì tôi đã không còn quan hệ pháp lý gì với chính phủ của các bạn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ được gọi là Hiệp Chủng Quốc, tức lá quốc gia qui tụ nhiều sắc dân trên thế giới, không riêng gì tôi. Do đó mỗi sắc dân sau khi ổn định cuộc sống ở mảnh đất này từ thế hệ thứ nhất, thì thông thường họ luôn quan tâm đến quốc gia gốc của họ, hoặc tổ tiên họ, do đó điều tôi quan tâm đến tình hình tại Việt Nam, nơi tôi từng sinh ra là chuyện rất bình thường ở xứ sở này.

Tiếp đến là nền văn hóa của đất nước chúng tôi đang sinh sống, do yếu tố qui tụ nhiều sắc dân, nên truyền thống của nền văn hóa này là luôn quan tâm đến những quốc gia, lãnh thổ bên ngoài đất nước chúng tôi, bên cạnh cuộc sống hàng ngày, hệ thống giáo dục của đất nước mà tôi đang sinh sống, ngay từ lúc còn nhỏ, họ đã dạy dỗ cho các em, các cháu về những gì đang xảy ra bên ngoài đất nước, từ những vùng đất nghèo khổ chiến tranh ở Phi Châu, Trung Đông, cho đến những khu vực đang bị cai trị độc tài, gia đình trị hay độc đảng như ở Việt Nam, Trung Quốc hay Bắc Hàn. Thậm chí ngay từ trong trường, các học sinh đã học hỏi và phân tích về những xã hội khác nhau, lý do dẫn đến sự nghèo khổ, bất ổn xã hội, sau đó các học sinh sẽ phải viết luận án tìm kiếm giải pháp khi đề cập đến vùng đất nào đó bên ngoài Hoa Kỳ. 

Đây là truyền thống văn hóa tốt đẹp của xứ sở này, nó không những giúp cho các tuổi thơ ở Hoa Kỳ hiểu rõ giá trị của những cuộc sống khác nhau, mà còn giúp cho tuổi thơ có trái tim mở rộng hơn, biết “cho” nhiều hơn là “nhận”. 

Luật lệ ở Hoa Kỳ, kể từ sau cuộc nội chiến “giải phóng nô lệ”, nghiêm cấm hoàn toàn vấn đề kỳ thị chủng tộc, về pháp lý (luật lệ và hiến pháp) những ai vi phạm đều bị phạt tù rất nặng. Đương nhiên, con người có suy nghĩ khác nhau, việc cho rằng giống dân của mình hơn giống dân khác thường xảy ra, và vẫn có đâu đó những kẻ tự cho là “chủ nghĩa thượng tôn” nên vẫn xảy ra những vụ thảm sát bắt nguồn từ suy nghĩ cực đoan, nhưng kết quả thông thường những kẻ này đều bị bắt và xét xử hoặc bị bắn hạ từ hiện trường. 

Cảnh sát bắn dân? Đúng, ở xứ sở của chúng tôi nền tư pháp được xem là tuyệt đối độc lập với chính phủ, bất cứ xảy ra vấn đề gì, cách tốt nhất là tranh cãi trên tòa án, do quan tòa và Bồi Thẩm Đoàn quyết định. Bồi Thẩm Đoàn chỉ là những công dân bình thường, họ được tòa án địa phương, tiểu bang hay liên bang chọn ra từ khắp nơi, không liên hệ gì đến vụ án, để giữ sự công bằng. Do đó khi xảy ra chuyện, chính phủ chúng tôi khuyến khích người dân không nên cãi lộn, chống cự với cảnh sát, mà nên giao cho tòa án quyết định. Còn cảnh sát, họ được phép sử dụng vũ lực tối đa nếu đương sự chống lệnh hoặc có hành động đe dọa đến tính mạng người cảnh sát, chính vì điều này, người dân chúng tôi không có thói quen chống lại cảnh sát, mà đặt sự tin tưởng vào hệ thống tư pháp độc lập, nhờ đó mà người dân thượng tôn luật pháp, luật lệ được gìn giữ nghiêm minh, vì không ai đem mạng của mình ra đùa giỡn với cảnh sát. 

Bên cạnh đó chúng tôi có một lực lượng hùng hậu “Robinhood” là các luật sư, họ chính là những “hung thần” đối với cảnh sát lạm dụng quyền lực, ở xứ sở có nền tư pháp độc lập, luật sư được xem là “siêu quyền lực”, họ sẵn sàng bảo vệ thân chủ cho đến cùng, cảnh sát hay chính phủ đều “ngán” luật sư, bởi vì cho đến sau cùng, tất cả đều được giải quyết ở tòa án, do đó dù là cảnh sát hay chính phủ, cũng phải nhờ đến luật sư đại diện cho họ, 

Các bạn có biết tại sao khi cảnh sát Hoa Kỳ nổ súng, thì họ bắn chết đương sự hay không? Là bởi vì họ sợ luật sư đấy, chỉ cần đương sự còn sống, thì chính bản thân viên cảnh sát có thể đối diện với đơn kiện, có thể dẫn đến việc mất chức, bị truy tố vào tù, và sở cảnh sát phải bồi thường hàng triệu Mỹ kim cho đương sự, nếu trong quá trình nổ súng họ chưa làm đủ hoặc làm sai các qui định theo luật lệ. (cái này trên tòa án luật sư “soi’ kỷ lắm). Nhờ có sự can thiệp của các luật sư mà xã hội mới quân bình quyền lực của chính phủ, cảnh sát đối với dân chúng. 

Còn tham nhũng? Đúng! xứ sở nào mà không có tham nhũng, nhưng tham nhũng ở Hoa Kỳ nó khác với Việt Nam xa lắm, và mức độ rất thấp, không ảnh hưởng đến đời sống của công chúng. Đa phần các vụ án tham nhũng ở Hoa kỳ là những thủ đoạn “đi cửa sau” để một dự án nào đó được thông qua, và cá nhân kẻ tham nhũng cũng khó dấu được những đồng tiền hay tài sản tham nhũng. 

Nếu tham nhũng dấu tiền mặt ở trong nhà, khi bị điều tra, cảnh sát có khả năng và được cho phép đào xới cả căn nhà để truy tìm bằng chứng (nếu không kiếm ra, cảnh sát có khả năng bị kiện bồi thường thiệt hại), do đó khó có thể dấu tiền mặt ở trong nhà.

Đưa cho bà con, bạn bè giữ giùm thì xem như là… mất, vì không ai “ngu” giữ tiền giùm người khác, tiền không có giấy tờ gì cả thì tội gì không “biến” thành của mình. 

Đưa cho vợ con giữ, thì cảnh sát sẽ truy hỏi tiền từ đâu ra, ở đâu có số tiền lớn này? 

Còn nếu bỏ vào ngân hàng thì càng khó, bởi vì cảnh sát sẽ xin lệnh tòa “đông kết” tài khoản, và buộc đương sự phải giải thích số tiền từ đâu mà có, ai cho? Và họ sẽ hỏi đến “kẻ cho”, tại sao đưa số tiền lớn cho đương sự, rồi tiếp tục truy ra nguồn gốc của số tiền.

Còn nếu bỏ vào ngân hàng nước ngoài, hệ thống ngân hàng các nước sẽ phải cung cấp thông tin cho chính phủ Hoa Kỳ và cơ quan điều tra của Hoa Kỳ, tiền tham nhũng sẽ khó có cơ hội “thoát” được. 

Lương nhân viên làm việc cho chính phủ Hoa kỳ, thấp nhất thì cũng trên $40,000 một năm, nếu tham nhũng thì phải tham nhũng số tiền lớn để cả đời không phải lo lắng, còn nếu tham nhũng số tiền nhỏ, thì không đáng đánh đổi công việc và tương lai của bản thân, do đó hầu hết các nhân viên làm việc cho chính phủ Hoa kỳ không dám tham nhũng, vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân. 

Bây giờ trở lại với tình hình Việt Nam và cái gọi là “chính phủ Việt Nam” của các bạn. Nếu nói kỳ thị thì tôi chắc chắn rằng không ai kỳ thị bằng chính phủ của các bạn đâu.

Thứ nhất cái gọi là “chính phủ” của các bạn qui định trong hiến pháp mà họ tự quyết định là đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo trong điều 4 đó, tức là người dân không có quyền lãnh đạo đất nước, nhưng muốn trở thành đảng viên đảng Cộng Sản, thì lý lịch gia đình đã bị “đóng đinh” rồi, họ truy xét lý lịch đời ông, đời cha, trong khi ở xứ sở của chúng tôi, chỉ cần bản thân người đó trong sạch, không phạm tội thì có quyền trở thành lãnh đạo, bất kể cha mẹ họ có phạm tội hay không, có bị lý lịch xấu hay không, nếu không dùng chữ “kỳ thị” và ‘phân biệt đối xử” thì tôi không biết dùng ngôn từ nào để nói về cái bản “hiến pháp” thổ tả đó. 

Thứ hai ở xứ sở của chúng tôi, bất kể cá nhân đó là ai, có thân phận gì, chỉ cần vi phạm luật pháp quốc gia là sẽ bị truy tố ra tòa, tội trạng sẽ bị xét xử tùy theo mức độ, không có những cái gọi là “nhân thân tốt”, “có công với cách mạng”, “xử lý nội bộ”, “kỷ luật cảnh cáo”, đối với những viên chức mang thẻ đảng để được châm chước. Những vụ án như “vỡ ống nước sông Đà”, “môi trường ô nhiễm ở Hà Tỉnh vì Formosa”, “ép cô giáo tiếp khách”, nếu ở xử sở của chúng tôi đang sinh sống thì các tên lãnh đạo đó đã ngồi tù mọt gông rồi, đâu có nhỡn nhơ chờ… lên chức, thuyên chuyển như “chính phủ” của các bạn, và nếu các bạn là dân đen thì các bạn có được hưỡng những “ân huệ” như “nhân thân tốt”, “có công với cách mạng”, “xử lý nội bộ”, “kỷ luật cảnh cáo” không? Hay các bạn sẽ bị “xét xử theo luật pháp”. Đây chính là “phân biệt đối xử” hay còn gọi là kỳ thị đó các bạn. 

Cách đây vài năm, vì làm báo tôi có dịp tiếp xúc với các viên chức Đại sứ, Tổng lãnh sự quán của “chính phủ Việt Nam” ở San Francisco, ở Houston và cả ở Washington DC, có một sự thật mà họ không thể phủ nhận là 95% nhân viên của 3 nơi này đều là người Hà Nội và người Bắc, hầu như hoàn toàn không có một giọng miền Nam nào ở những nơi đây, nếu không gọi là kỳ thị, tôi không biết gọi là cái gì. Nhất là Tổng Lãnh Sự Quán, nơi thường xuyên tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt, đa phần là người miền Nam. 

Và công an ở nơi các bạn đang sinh sống như thế nào? Vì đồng lương “chết đói” không đủ sống nên công an mới dùng đủ mọi cách để moi tiền người dân hàng ngày, từ cảnh sát giao thông, công an phường cho đến cảnh sát cơ động.

Công an giao thông thì buổi sáng thổi còi người dân kiếm tiền uống café, buổi trưa thì thổi còi kiếm tiền… nhậu, buổi tối thổi còi cho… đủ sở hụi.

Công an phường thì mỗi tháng thu tiền “bảo kê” các quán xá, thậm chí còn chia chát, “bảo kê” cho những tên cho vay lãi cao, cho những tên du đảng đường phố. 

Cảnh sát cơ động thì sống nhờ vào tiền “tài trợ” của những “đại gia” như Formosa, Dr Thanh, hay chủ nhân các dự án xây dựng, chuyên đi “cưỡng chế” đất đai. 

Trong khi cảnh sát ở xứ sở chúng tôi đang sinh sống, lương trung bình là $75 cho một giờ, làm over time là $120 một giờ, với đầy đủ bảo hiểm y tế cho gia đình, ngày phép, được trang bị đầy đủ để tự bảo vệ trước tội ác, nên họ an tâm bảo vệ luật pháp, bảo vệ người dân mà không cần phải… làm tiền người dân. 

Quan trọng nhất là luật lệ ở xứ sở của chúng tôi do người dân bỏ phiếu, để trở thành luật lệ quốc gia, do đó trách nhiệm bảo vệ luật pháp nó đồng nghĩa với việc bảo vệ người dân của cảnh sát.

Còn xử sở các bạn, luật lệ là do đảng Cộng Sản quyết định và ban hành, nên công an bảo vệ luật pháp đồng nghĩa với bảo vệ cho đảng Cộng Sản chứ không phải bảo vệ người dân. 

Còn tham nhũng ở xứ sở các bạn, nói thêm cũng bằng thừa, chính các bạn đã và đang sống ở nơi đó biết rõ hơn ai hết, “làm tiến” trắng trợn từ kẻ gác cổng cho đến tầng lãnh đạo, một xã hội được xem là “đội sổ” về tham nhũng nhất trên thế giới. 

Thôi nhé, giải thích đến đây chắc các bạn đã hiểu, tại sao cứ có cơ hội là dân chúng ở Việt Nam sẵn sàng bỏ quê hương đất tổ để ra đi, còn xử sở của chúng tôi, mỗi người đến được xứ sở này, thì đều đóng góp mạnh mẽ, vung đắp cho mảnh đất được gọi là quê hương thứ hai, và bảo vệ đến tận cùng, vì chúng tôi có một cơ chế chính phủ quản lý đất nước tốt đẹp, bỏ xa cái “cơ chế chính phủ” của các bạn đến cả ngàn năm.

17.11.2016



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo